Một số khái niệm về giá trị
tài sản
Vậy giá trị tài sản là gì và gồm mấy loại? Sau đây chúng ta
cùng tìm hiểu một số khái niệm về giá trị tài sản.
Giá trị sổ sách
Là giá của một tài sản được ghi trong bảng cân đối kế toán của
một công ty. Nó thể hiện chi phí lịch sử của tài sản hơn là giá trị
hiện tại của nó. Ví dụ, giá trị sổ sách của cổ phiếu ưu đãi của
một công ty là số tiền mà các NĐT trả cho nó lần đầu tiên và vì
vậy, đó là số tiền mà công ty nhận được khi cổ phiếu được phát
hành.
Giá trị phá sản
Giá trị phá sản hay giá trị thanh lý là lượng tiền thu được nếu
bán 1 tài sản một cách riêng lẻ, chứ không xem như là m
ột phần
tài sản của công ty đang hoạt động bình thư
ờng. Ví dụ, nếu một
hoạt động của một công ty bị chấm dứt, tài sản của nó được
chia ra và bán đi, giá bán sẽ thể hiện giá thanh lý của tài sản.
Phương pháp xác định giá trị thị trường của tài sản trong cổ
phần hoá DNNN hiện nay thực chất là xác định giá trị phá sản
của tài sản.
Giá trị thị trường
Giá trị thị trường hay thị giá của một tài sản là giá trị của tài sản
đó khi nó được giao dịch trên thị trường. Giá trị này được xác
định bởi những lực lượng cung và cầu hoạt động cùng nhau
trên thị trường, nơi mà người mua và người bán thương thuyết
chấp nhận một giá cả chung cho tài sản đang xem xét. Ví dụ,
giá trị thị thường của cổ phiếu HAG của CTCP Hoàng Anh Gia
Lai trong phiên đóng cửa ngày 24/4/2009 là 57.000 đồng/CP.
Giá này là kết quả của một số lượng lớn người bán và người
mua tác động lẫn nhau qua Sở GDCK TP. HCM. Về mặt lý
thuyết, tất cả các tài sản đều có giá trị thị trường. Tuy nhiên,
nhiều tài sản không có giá trị dễ quan sát vì việc mua – bán ít
xuất hiện.
Giá trị thực
Giá trị thực hay giá trị kinh tế của một tài sản là giá trị hiện tại
của những luồng tiền trong tương lai dự tính thu được từ tài s
ản
đó, được chiết khấu về thời điểm hiện tại với tỷ lệ lợi tức yêu
cầu thích hợp của NĐT. Giá trị này là lượng tiền m
à NĐT xem là
cân bằng trong điều kiện cho trước về số lượng, thời điểm mức
độ rủi ro của những luồng tiền trong tương lai. Một khi NĐT đã
ước tính giá trị thực của một chứng khoán, NĐT sẽ so sánh với
giá trị thị trường của nó. Nếu giá trị thực lớn hơn giá trị thị
trường, chứng khoán này bị định giá thấp dưới con mắt của
NĐT và ngược lại. Cần lưu ý rằng, nếu TTCK hoạt động có hiệu
quả, giá trị thị trường và giá trị thực của chứng khoán sẽ bằng
nhau. Bất cứ lúc nào, khi giá tr
ị thực của một chứng khoán khác
với giá thị trường hiện tại, sự cạnh tranh giữa các NĐT tìm kiếm
cơ hội thu lợi nhuận sẽ nhanh chóng đẩy giá thị trường ngược
trở lại giá trị thực.
Lưu ý
Thị trường có hiệu quả tức là thị trường trong đó giá trị tất cả
các chứng khoán tại bất cứ thời điểm nào đều phản ánh đầy đủ
tất cả những thông tin công khai sẵn có và trong một thị trường
như vậy, giá trị thị trường và giá trị thực là như nhau. Nếu các
thị trường hoạt động có hiệu quả thì sẽ cực kỳ khó khăn cho
NĐT tạo thêm lợi nhuận từ khả năng phán đoán giá, vì giá c
ả sẽ
phản ứng rất nhanh chóng đối với những thông tin mới