Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Bé bị tiêu chảy docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.71 KB, 3 trang )

Bé bị tiêu chảy

Bé bị tiêu chảy thường kém bú hoặc chán ăn. Vì vậy, bạn nên tăng cường số lần cho
bé bú hoặc chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để bé đảm bảo được lượng dinh dưỡng
tối đa.


Hội chứng tiêu chảy ở bé sẽ đặc biệt nguy hiểm nếu không được bù nước kịp thời.
Tiêu chảy ở bé sơ sinh
Dấu hiệu
- Bé đi ngoài liên tục kèm theo dấu hiệu mất nước.
- Bé khóc vì đau khi bạn sờ nắn bụng.
- Da bé bị nhăn, hai mắt hơi lõm.
- Bé uể oải, kém bú, mệt mỏi.
Nguyên nhân
- Bé bị rối loạn tiêu hóa hoặc nhiễm khuẩn đường ruột.
- Bé bú quá nhiều, kém hấp thu dưỡng chất.
- Bé bị dị ứng với sữa.
- Bạn sử dụng nhiều thức ăn nhuận tràng hoặc thuốc xổ trong giai đoạn cho bé bú.
Xử trí
- Bạn nên cho bé dùng sữa nhiều hơn ngày thường để bù vào lượng nước đã mất. Bạn
cũng nên duy trì chế độ dinh dưỡng hàng ngày để đảm bảo chất lượng sữa cho bé.
- Bạn có thể cho bé uống thêm một chút nước sôi để nguội.
- Bạn nên vệ sinh bàn tay sạch, nhất là khi thay tã hoặc vệ sinh vùng kín cho bé.
- Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm ra loại thuốc chống tiêu chảy cho bé. N
ên đưa
bé đi khám nếu tình trạng tiêu chảy của bé không được cải thiện.
Tiêu chảy cấp ở bé

Hội chứng này thường gặp với bé trên tuổi ăn dặm.
Dấu hiệu


- Bé đi đại tiện trên 3 lần/ngày.

- Phân bé loãng, nhiều nước, có mùi chua, nhiều chất nhầy.
- Bé quấy khóc, vật vã. Có thể kèm theo biểu hiện nôn trớ.
- Mắt bé bị trũng; miệng khô vì thiếu nước; hơi thở nhanh và sâu hơn bình thường; thóp
bé bị lõm; bé có thể kèm theo dấu hiệu tụt huyết áp.
- Bé có thể bị sốt nhẹ hoặc không.
Nguyên nhân
- Đồ ăn, nước uống của bé bị nhiễm khuẩn. Hoặc bé có thể bị nhiễm khuẩn do tiếp xúc
với phân của người bệnh.
- Bé không được nuôi bằng sữa mẹ nên hệ miễn dịch yếu và dễ mắc phải tiêu chảy khi
tiếp xúc với đồ ăn dặm.
- Bé bị mắc một số bệnh như sởi, suy dinh dưỡng…
Xử trí
- Sau khi bé đi tiêu, bạn có thể cho bé uống vài thìa nước đun sôi để nguội, nước canh,
nước dừa, nước cháo hoặc nước hoa quả tươi không đường…
- Nên cho bé dùng những loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo th
ịt nạc, khoai tây ninh,
cháo loãng xay mịn… Nên tránh một số loại hoa quả có thể khiến tình trạng tiêu chảy ở
bé trầm trọng hơn như các loại chứa nhiều đường. Tuy nhiên, vì chuối và táo chứa nhiều
kali nên bạn vẫn có thể cho bé ăn.
Các loại nước hoa quả hoặc bánh kẹo chứa đường sẽ khiến bé bị tiêu chảy nặng hơn, vì
vậy, bạn cũng nên tránh. Ngoài ra, bạn cũng không nên cho bé ăn những loại thức ăn
nhiều dầu, mỡ, cay, nóng hoặc lạnh…
- Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày cho bé. Không nên ép bé phải ăn, cứ để cho bé lựa
chọn các món ăn yêu thích, như vậy bé sẽ dễ tiêu hóa hơn.
- Không nên kiêng khem thái quá khiến cơ thể bé bị thiếu hụt chất dưỡng chất.
- Bạn nên đưa bé đi khám nếu tình trạng tiêu chảy ở bé nghiêm trọng.
Hội chứng tiêu chảy mùa đông ở bé
Bé trong độ tuổi từ 6 đến 24 tháng tuổi dễ mắc phải hội chứng này hơn cả.

Dấu hiệu
- Bé đi tiêu nhiều lần trong ngày; Phân lỏng có màu vàng chanh, nhiều dịch nhầy.
- Bé có thể bị nôn kèm theo sốt cao.
Nguyên nhân: Do một loại virus có tên là adeno gây ra.
Xử trí
- Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ thật cẩn thận để tìm ra loại thuốc chống tiêu chảy phù
hợp với bé. Các bác sĩ khuyến cáo rằng, bạn không nên tự ý cho bé uống kháng sinh vì
chúng có thể gây nên tình trạng rối loạn khuẩn đường ruột khiến bệnh càng trầm trọng
hơn.
- Nên đưa bé đi khám nếu bé có dấu hiệu tiêu chảy dài, sốt cao.
Cách phòng tránh: Bạn nên đảm bảo vệ sinh và khẩu phần dinh dư
ỡng hợp lý cho bé. Đặc
biệt, bạn nên chú ý vệ sinh chân tay sạch sẽ cho bé, đồng thời cách ly bé với nguồn bệnh.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×