Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Vì sao bị viêm da dị ứng? docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.25 KB, 3 trang )

Vì sao bị viêm da dị ứng?

Viêm da dị ứng là biểu hiện tổn thương da của một dạng dị ứng. Bệnh có đặc trưng
bởi bệnh sử gia đình bị hen, viêm da ở trên 70% trường hợp. Tỷ lệ mắc bệnh viêm
da dị ứng đang tăng lên trên khắp thế giới, chẳng hạn tỷ lệ mắc bệnh ở học sinh Na
Uy lên đến 23%.
Nguyên nhân gây bệnh
Có nhiều nguyên nhân gây viêm da dị ứng như: Di
truyền, khi cả cha và mẹ đều bị viêm da dị ứng thì
trên 80% các con đều có biểu hiện bệnh; nếu chỉ có
cha hoặc mẹ bị bệnh thì tỷ lệ mắc bệnh của các con
là hơn 50%. Một số gen, trong đó có gen mã hóa
IgE, là thụ thể IgE ái lực cao, men trytase dưỡng
bào và interleukin (IL) 4 được xem là có liên quan
đến bệnh viêm da dị ứng. Bệnh nhân có thể có biểu
hiện bất thường về điều hòa miễn dịch, gồm có tăng
tổng hợp IgE, tăng IgE đặc hiệu với các yếu tố như:
thức ăn, dị ứng nguyên không khí, vi khuẩn ; tăng
biểu hiện thụ thể IgE ái lực thấp trên bạch cầu đơn nhân to và tế bào B; suy giảm phản
ứng quá mẫn cảm kiểu chậm; tăng đáp ứng cytokin loại II và giảm đáp ứng cytokin loại I.

Viêm da dị ứng còn hay gặp do các bệnh: Viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc dị ứng, viêm
da tiếp xúc kích thích, bệnh tổ đỉa, chàm hình đồng xu, lichen đơn mạn tính, chàm không
tiết nhờn, viêm da tiết bã nhờn.
Biểu hiện viêm da dị ứng
Các tổn thương gồm có nốt sần, vết giống ban đỏ và mụn nước, mụn nước có thể kết tụ
lại tạo thành mảng; nhiều tổn thương do nhiễm khuẩn và trầy da, thể hiện thành rỉ nước
và đóng vảy. Trên 50% bệnh nhân viêm da dị ứng có biểu hiện trong vòng một năm đầu
sau khi sinh và 80% có biểu hiện bệnh cho đến 5 tuổi; trong đó khoảng 80% số bệnh
nhân về sau có biểu hiện mắc thêm các bệnh viêm mũi dị ứng hoặc hen. Ở trẻ sơ sinh có


Tổn thương do viêm da tiếp xúc dị
ứng.
thể bệnh đặc trưng là vết đốm viêm rỉ nước và màng đóng vảy xuất hiện trên mặt, cổ và
bẹn. Trong khi ở trẻ em và thiếu niên, thể bệnh lại hay gặp là viêm da nếp gấp, nhất là ở
các hố trước xương trụ và hố khoeo. Bệnh viêm da dị ứng có thể tự nhiên ở người lớn,
nhưng ở trẻ em bị viêm da trên 50% có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành. Người lớn mắc
viêm da dị ứng thường có tổn thương khu trú, biểu hiện dưới dạng chàm bàn tay hoặc
lichen đơn mạn tính.
Ngứa là một triệu chứng nổi bật của viêm da dị ứng và do gãi gây ra nhiều tổn thương
thứ phát khác trên vùng da bị bệnh. Các dấu hiệu khác của viêm da dị ứng là: xanh tím
quanh miệng, xuất hiện thêm một nếp gấp nữa dưới mí mắt dưới (đường Dennie), tăng số
chỉ tay, tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn da, nhất là khi bị nhiễm Staphylococcus aureus.
Bệnh nhân bị viêm da dị ứng thường có da khô và ngứa, một số trường hợp tăng IgE
huyết thanh.
Bệnh lý miễn dịch cho thấy tế bài T trợ giúp trí nhớ hoạt hóa, biểu hiện của kháng
nguyên tế bào lympho da, là phối tử của phân tử bám dính tế bào nội mô chịu cảm ứng E-
selectin. Trong viêm da dị ứng, tổn thương da cho thấy có tế bào Langerhans CD 1a+
dương tính mang IgE. Người ta cho rằng những tế bào này có liên quan với bệnh sinh
viêm da dị ứng, qua khả năng điều tiết đáp ứng quá mẫn cảm với các dị ứng nguyên của
môi trường sống.
Để chẩn đoán bệnh thường dựa vào các tiêu chí như sau: ngứa và gãi; bệnh tiến triển
nặng rồi thuyên giảm; tổn thương có đặc trưng của viêm da dạng chàm; bệnh sử có dị
ứng cá nhân hoặc gia đình như hen, viêm mũi dị ứng, dị ứng thức ăn hoặc chàm; diễn
biến bệnh kéo dài hơn 6 tuần.
Phương pháp chữa trị
Nguyên tắc điều trị bệnh viêm da dị ứng là
tránh các kích thích da, sử dụng hợp lý, đúng
chỉ định các chất glucocorticoid tại chỗ có
tác dụng thấp hoặc tác dụng vừa, và điều trị
nhanh chóng tổn thương da nhiễm khuẩn thứ

phát. Cần hướng dẫn bệnh nhân tắm bằng
nước ấm, không phải nước nóng, tránh dùng
hay hạn chế dùng xà phòng. Ngay sau khi

Viêm da cơ địa.
tắm, lúc da hãy còn ướt, nên bôi thuốc glucocorticoid trên da dạng kem hoặc dạng thuốc
mỡ có tác dụng nhẹ hoặc tác dụng vừa. Chú ý không nên dùng các glucocorticoid tại chỗ
có flo hóa ở vùng da mặt và các chỗ da trầy.
Trường hợp tổn thương da có mày và rỉ nước, nên điều trị bằng kháng sinh toàn thân có
tác dụng chống S.aureus, vì nhiễm khuẩn thường làm cho chàm nặng thêm. Nên dùng
kháng sinh pencillin loại kháng pencillinase hoặc cephalosporin vì tỷ lệ vi khuẩn kháng
macrolid khá cao. Nếu dùng dicloxacillin hoặc cephalexin theo liều 250mg x 4lần/ngày,
trong 7-10 ngày, thường đủ để làm giảm sự tạo khóm nặng. Có thể dùng thuốc kháng
khuẩn có chứa triclosan và mupirocin rửa mũi cách quãng để điều trị dự phòng.
Điều trị triệu chứng ngứa là rất quan trọng vì viêm da dị ứng thường có ngứa nổi ban.
Những loại thuốc kháng histamin có tác dụng điều trị ngứa, nhưng tác dụng làm dịu lại
hạn chế. Vì vậy chỉ nên sử dụng các chất kháng histamin mà có tác dụng làm dịu da.
Trong điều trị cần hạn chế dùng glucocorticoid toàn thân, trừ trường hợp bệnh nặng
không đáp ứng với liệu pháp dùng tại chỗ. Lưu ý rằng với bệnh nhân viêm da dị ứng mạn
tính, sử dụng glucocorticoid toàn thân thường chỉ làm sạch da trong thời gian ngắn và khi
ngưng thuốc, viêm da sẽ tái phát, có khi nặng hơn, vì vậy việc dùng thuốc này cần hạn
chế.

×