Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Lịch sử tiến hóa của kế toán quản trị pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.16 KB, 10 trang )

Lịch sử tiến hóa của kế
toán quản trị
Qua quá trình phát triển gần 30 năm, KTQT tại Việt Nam hiện vẫn
chỉ dừng lại ở khâu lập kế hoạch và quản trị chi phí, chưa tạo ra
giá trị tăng thêm cho doanh nghiệp. KTQT vẫn bị hiểu sai từ nội
dung đến cách thức xây dựng khiến cho nhiều doanh nghiệp còn
lúng túng khi nghiên cứu để áp dụng.

Ở giai đoạn 1, KTQT được xem là một hoạt động đơn thuần
mang tính chất kỹ thuật nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức.
Sang giai đoạn 2, KTQT được xem như một hoạt động quản lý
nhưng ở vai trò nhân viên thừa hành, hỗ trợ cho các nhà quản lý
cấp cao trong đơn vị thông qua việc cung cấp thông tin cho mục


đích hoạch định và kiểm soát. Ở giai đoạn 3 và 4, KTQT đã trở
thành một bộ phận gắn liền với hoạt động quản lý, các thông tin
được cung cấp tức thời cho người quản lý. Mục tiêu của KTQT
ngày nay là tạo thêm giá trị cho đơn vị thông qua việc sử dụng
nguồn lực tốt nhất. Các giá trị bao gồm:

- Giá trị cho sản phẩm, dịch vụ của đơn vị phục vụ khách hàng
- Giá trị cho cổ phiếu của đơn vị trên thị trường chứng khoán

Để phục vụ cho các mục tiêu của nhà quản lý, KTQT hiện đại đã
phát triển các công cụ và kỹ thuật phù hợp. Theo đó, các công cụ
này bao gồm: công cụ hỗ trợ cho việc hiểu biết thị trường; công

cụ cho kế hoạch chiến lược; công cụ đánh giá kết quả; công cụ
quản lý và phát triển tri thức.

Như vậy, có thể thấy hiện nay KTQT ở các nước tiên tiến đã phát
triển vượt xa khỏi hình thái ban đầu của nó là hệ thống dự toán
ngân sách nhằm phục vụ cho việc kiểm soát chi phí. KTQT ngày
nay đã có những bước tiến rất xa trong những năm cuối thế kỷ 20
để trở thành một bộ phận không thể tách rời của quản trị doanh
nghiệp. KTQT hiện đại đã chuyển sang một hình thái mới, hình
thái phát triển tầm nhìn chiến lược đi kèm với sự hỗ trợ mạnh mẽ
của công nghệ thông tin.




Kế toán quản trị và những quy định liên quan

KTQT là thuật ngữ mới xuất hiện ở Việt Nam trong vòng 15 năm
trở lại đây và đã thu hút được sự chú ý của các doanh nghiệp.
Tại Việt Nam, một số doanh nghiệp đã bước đầu vận dụng và xây
dựng cho mình một bộ máy kế toán quản trị riêng biệt.

Đánh dấu cho sự mở đầu này khi Luật Kế toán Việt Nam được
Quốc hội nước Cộng hoà XHXN Việt Nam khoá XI kỳ họp thứ 3
thông qua ngày 17/6/2003 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2004 đã

quy định về KTQT ở các đơn vị như sau: KTQT là việc thu thập,
xử lý và cung cấp thông tin tài chính theo yêu cầu và quyết định
kế toán trong nội bộ đơn vị kế toán (Luật Kế toán Việt Nam - điều
3, khoản 4). Tuy nhiên, việc này chỉ được dừng lại ở góc độ nhìn
nhận và xem xét, chưa có một quyết định cụ thể hay hướng dẫn
thi hành mang tính tổng quát. Do đó việc hiểu và vận dụng KTQT
ở các DN Việt Nam còn rất mơ hồ.

Ngày 16/01/2006, Bộ tài chính tổ chức lấy ý kiến về việc ban
hành thông tư hướng dẫn về thực hiện KTQT tại trường Đại học
Kinh tế TP.HCM. Có thể nói, đây là động thái đầu tiên thể hiện sự
quan tâm của cấp nhà nước đối với việc thực hiện KTQT tại Việt

Nam

Đến ngày 12/6/2006, Thông tư số 53/2006/TT-BTC của Bộ Tài
Chính về hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp
chính thức được ra đời nhằm hướng dẫn cho các doanh nghiệp
thực hiện KTQT. Từ khi ra đời đến nay kế toán quản trị vẫn mò
mẫm lối đi, vẫn chưa có một tổ chức nào có đủ chuyên môn và
kinh nghiệm chuyên tư vấn xây dựng hệ thống KTQT. Còn đối với
các doanh nghiệp, thì KTQT vẫn còn xa vời về mặt lý luận lẫn vận
hành

Kế toán quản trị tiến hóa tại Việt Nam


Cũng như theo xu thế tiến hoá chung, kế toán quản trị vào Việt
Nam ban đầu với hình thái hệ thống lập kế hoạch (dự toán ngân
sách) và quản trị chi phí. Phương pháp lập kế hoạch đã bắt đầu
sơ khai từ sau những năm 1985, tuy nhiên bước đầu còn đơn
giản và thiếu chính xác. Sau khi kinh tế tư nhân phát triển thì việc
lập kế hoạch phục vụ cho nhu cầu hoạch định của doanh nghiệp
mới được phát triển rầm rộ. Phương pháp lập kế hoạch ở nhiều
doanh nghiệp cũng khác nhau. Về cơ bản, phương pháp lập kế
hoạch được phân làm 2 cách

- Thứ nhất: lập kế hoạch dự trên sự tăng trưởng. Các doanh

nghiệp thường dựa trên sự phát triển của công ty và các số liệu
quá khứ (tốc độ tăng trưởng của doanh thu, mức độ gia tăng chi
phí) và ước lượng kế hoạch thực hiện cho tương lai. Phương
pháp này thường được vận dụng khá phổ biến hiện nay do dể
thực hiện và ước lượng tương đối chính xác. Các doanh nghiệp
hoạt động trong khối sản xuất thường vận dụng theo phương
pháp này

- Thứ hai: dựa vào mục tiêu của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp
thường dựa vào mục tiêu tăng trưởng của mình trong thời gian
tới và đề ra kế hoạch hành động sao cho thực hiện được mục
tiêu đó. Phương pháp lập kế hoạch này thường được vận dụng

đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ.

Ngoài ra, rất ít doanh nghiệp chú trong đến việc lập kế hoạch kết
hợp giữa hai phương pháp trên do sự phức tạp trong khâu lượng
hoá số liệu kế hoạch và hạ tầng thông tin chưa đáp ứng được.

Hệ thống quản trị và kiểm soát chi phí cũng được hình thành theo
nhu cầu quản trị của doanh nghiệp, theo cùng với hệ thống lập kế
hoạch (dự toán). Tuy nhiên, việc kiểm soát chi phí chỉ dừng lại ở
một vài khoản mục chi phí phát sinh tương đối lớn và chiếm tỉ
trọng cao như: chi phí quảng cáo tiếp thị, chi phí vận chuyển,
lương… (trong chi phí bán hàng) ; chi phí tiếp khách, đào

tạo,…(trong chi phí quản lý doanh nghiệp). Bên cạnh đó, việc
quản lý chi phí ở khâu sản xuất (đối với doanh nghiệp có hoạt
động sản xuất) cũng được tổ chức chặt chẽ nhằm giảm giá thành
sản phẩm.

Qua quá trình phát triển gần 30 năm, KTQT tại Việt Nam hiện vẫn
chỉ dừng lại ở khâu lập kế hoạch và quản trị chi phí, chưa tạo ra
giá trị tăng thêm cho doanh nghiệp. KTQT vẫn bị hiểu sai từ nội
dung đến cách thức xây dựng khiến cho nhiều doanh nghiệp còn
lúng túng khi nghiên cứu để áp dụng.


×