Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Mở rộng phạm vi kiểm toán đồng thời nâng cao chất lượng kiểm toán pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.61 KB, 10 trang )

Mở rộng phạm vi kiểm toán đồng thời
nâng cao chất lư
ợng kiểm toán của kiểm
toán nhà nước



1. Địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm
toán Nhà nước
Luật Kiểm toán Nhà nước đã được Quốc hội khoá 11 thông qua
và có hiệu lực thi hành từ 01 tháng 01 năm 2006 mở ra một giai
đoạn phát triển mới của KTNN, với vị thế là cơ quan chuyên môn
trong lĩnh vực kiểm tra tài chính nhà nước do Quốc hội thành lập,
hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
Về địa vị pháp lý Kiểm toán Nhà nước là cơ quan chuyên môn v

lĩnh vực kiểm tra tài chính nhà nước do Quốc hội thành lập, hoạt
động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật (Điều 13).
Về chức năng: Kiểm toán Nhà nước có chức năng kiểm toán báo
cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động đối với cơ
quan, tổ chức quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà
nước(Điều 14).
Về nhiệm vụ: Điều 15 của Luật đã quy định 16 nhiệm vụ của
Kiểm toán Nhà nước (KTNN), như: Quyết định kế hoạch kiểm
toán hàng năm và báo cáo với Quốc hội, Chính phủ trước khi
thực hiện; Trình ý kiến của KTNN để Quốc hội xem xét, quyết
định dự toán ngân sách nhà nư
ớc, quyết định phân bổ ngân sách
trung ương, quyết định dự án, công trình trọng điểm quốc gia,
phê chu
ẩn quyết toán ngân sách; Tổ chức công bố công khai báo


cáo kiểm toán; Chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra và các cơ
quan khác của Nhà nư
ớc có thẩm quyền kiểm tra, xử lý những vụ
việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân đã đư
ợc
phát hiện thông qua hoạt động kiểm toán;
Về quyền hạn của Kiểm toán Nhà nước: Điều 16 của Luật dã quy
định cụ thể 9 quyền hạn về: Yêu cầu đơn vị được kiểm toán và tổ
chức, cá nhân có liên quan cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời
thông tin, tài liệu phục vụ cho việc kiểm toán; đề nghị cơ quan
hữu quan phối hợp công tác để thực hiện nhiệm vụ được giao;
Yêu cầu đơn vị được kiểm toán thực hiện các kết luận, kiến nghị
của KTNN đối với các sai phạm trong báo c
áo tài chính và các sai
phạm trong việc tuân thủ pháp luật; kiến nghị thực hiện các biện
pháp khắc phục yếu kém trong hoạt động của đơn vị do KTNN
phát hiện và kiến nghị; Kiểm tra đơn vị được kiểm toán trong việc
thực hiện kết luận và kiến nghị của KTNN; Kiến nghị c
ơ quan nhà
nước có thẩm quyền yêu cầu các đơn vị được kiểm toán thực
hiện các kết luận, kiến nghị kiểm toán đối với các trường hợp sai
phạm trong báo cáo tài chính và các sai phạm trong việc tuân thủ
pháp luật; đề nghị xử lư theo pháp luật những trường hợp không
th
ực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, kịp thời các kết luận, kiến
nghị kiểm toán của KTNN; Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm
quyền xử lư những vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân đă
được làm rơ thông qua hoạt động kiểm toán; Đề nghị cơ quan có
thẩm quyền xử lư theo pháp luật đối với tổ chức, cá nhân có
hành vi cản trở hoạt động kiểm toán của KTNN hoặc cung cấp

thông tin, tài liệu sai sự thật cho KTNN và Kiểm toán viên nhà
nước; Trưng cầu giám định chuyên môn khi cần thiết; Được uỷ
thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán cơ
quan, tổ chức quản lư, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà
nước; KTNN chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu, tài
liệu và kết luận kiểm toán do doanh nghiệp kiểm toán thực hiện;
Kiến nghị Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ và các cơ quan khác của Nhà nư
ớc sửa đổi, bổ
sung các cơ chế, chính sách và pháp luật cho phù hợp.
2. Thực trạng và định hướng mở rộng phạm vi và nâng cao
chất lượng kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước
2.1. Về quy mô; phạm vi kiểm toán
Thực tế hiện nay: Yêu cầu kiểm toán hàng năm đối với KTNN là
rất lớn, theo quy định của Luật KTNN cũng như Luật Ngân sách
nhà nước năm 2002 thì tất cả báo cáo quyết toán ngân sách các
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi tắt là các địa phương)
phải được KTNN kiểm toán trước khi Hội đồng nhân dân phê
duyệt và báo cáo quyết toán NSNN phải được KTNN kiểm toán
trước khi Chính phủ trình Quốc hội phê chuẩn, báo cáo quyết
toán, báo cáo tài chính của các cơ quan, đơn vị, tổ chức có sử
dụng ngân sách nhà nước đều phải được kiểm toán. Hay nói
ngắn gọn là nhiệm vụ của KTNN rất nặng nề nhưng KTNN chưa
đáp ứng được. Hàng năm KTNN mới chỉ kiểm toán được khối
lượng hạn chế báo cáo quyết toán ngân sách các bộ, ngành, địa
phương, các dự án chương trình và các tổ chức kinh tế của Nhà
nước trong khi nhu cầu đòi hỏi phải đư
ợc kiểm toán rất lớn. Thực
tế hoạt động của KTNN hiện nay vẫn còn một số hạn chế nhất
định bởi quy mô hoạt động kiểm toán của KTNN còn hạn chế so

với yêu cầu phải được kiểm toán hàng năm đối với các cơ quan,
đơn vị quản lý và sử dụng NSNN, tiền và tài sản nhà nước, nhất
là lĩnh vực kiểm toán ngân sách. Thực tế các đơn vị được kiểm
toán mới chỉ chiếm tỉ lệ khiêm tốn trong tổng số các đối tượng
thuộc phạm vi kiểm toán của KTNN. Trung bình hàng n
ăm, KTNN
mới chỉ kiểm toán được 40-50% báo cáo quyết toán ngân sách
địa phương, trong đó, mỗi cuộc kiểm toán ngân sách địa phương
chỉ kiểm toán được khoảng 30-40% số huyện (Năm 2005,
Ngoài Kiểm toán lĩnh vực NSNN tại Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch
và Đầu tư, Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán ngân sách,
tiền và tài sản nhà nước tại 11 Bộ, ngành; Năm 2006: 10 Bộ
ngành; Năm 2007: 17 Bộ ngành. Đối với Ngân sách Nhà nước
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Năm 2005 kiểm toán
30 tỉnh; Năm 2006: 32 và Năm 2007: 29. Với khối Doanh nghiệp
nhà nước và tổ chức tài chính Ngân hàng, Năm 2005 kiểm toán
19 đơn vị; Năm 2006: 22; Năm 2007: 20 ). Đây là khó khăn
không thể khắc phục ngay được mà cần phải có thời gian để
KTNN xây dựng lực lượng và cơ sở vật chất.
Định hướng: Tăng cường năng lực của KTNN theo yêu cầu,
nhiệm vụ được giao. Trước mắt, tiếp tục hoàn thiện bộ máy tổ
chức KTNN theo Nghị quyết số 916 ngày 15/9/2005 và thực hiện
Nghị quyết số 1123/NQ-UBTVQH11 ngày 28 tháng 5 năm 2007
của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập thêm 4 đơn vị
kiểm toán nhà nước Khu vực trực thuộc Kiểm toán Nhà nước.
Trong thời gian tới bộ máy của KTNN Trung ương về cơ bản ổn
định như hiện nay nhưng phải củng cố và phát triển theo hướng
chuyên môn hóa theo chức năng, nhiệm vụ được giao cho các
đơn vị, thực hiện tốt chế độ chuyên viên tại các đơn vị không có
cơ cấu phòng; tái cơ cấu các phòng chuyên môn của KTNN

chuyên ngành và khu vực sao cho gắn kết và phối hợp được với
tổ chức các phòng với các đoàn kiểm toán; kiên trì mục tiêu xây
dựng Học viện Kiểm toán. Lựa chọn địa điểm đặt 4 Kiểm toán
Nhà nước khu vực mới trên cơ sở các tiêu chí khách quan, thuận
lợi cho việc tuyển dụng cán bộ, phát triển tổ chức và đảm bảo
tính kinh tế, hiệu quả trong kiểm toán trên địa bàn từng khu vực.
Về lâu dài, sẽ kiến nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho phép
thành lập thêm một số Kiểm toán Nhà nước khu vực nữa, nâng
tổng số khu vực dự kiến 12-15.
Cùng với việc tăng số KTNN khu vực là nhu cầu tuyển dụng, đào
tạo cán bộ đáp ứng nhiệm vụ mới.

×