Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Một vài suy nghĩ về thực hiện và kiểm tra thực hiện doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.79 KB, 12 trang )

Một vài suy nghĩ về thực hiện và kiểm tra
thực hiện kết luận và kiến nghị kiểm toán

Kiểm tra việc thực hiện kết luận và kiến nghi kiểm toán là bước
cuối cùng của một quy trình kiểm toán. Vấn đề này đảm bảo cho
hiệu lực kiểm toán được thực thi. Trong phạm vi bài viết này, tác
giả xin trao đổi xung quanh việc kiểm tra việc thực hiện kết luận
và kiến nghị của KTNN qua hoạt động thực tiễn. Có thể nói đây l
à
vấn đề hết sức quan trọng đối với hoạt động KTNN, hiệu lực của
KTNN đạt được hay không thể hiện ở các khuyến nghị kiểm toán
có được thực hiện không. Thông qua việc thực hiện Kiến nghị
kiểm toán là điều kiện để nhìn nhận đánh giá lại hoạt động kiểm
toán, các khuyến nghị kiểm toán đưa ra có phù hợp hay không,
có đam rbảo tính khả thi hay không? Do vậy, đa số các cơ quan
kiểm toán tối cao trên thế giới đều coi trọng việc thực hiện các
khuyến nghị của mình đưa ra. Tùy từng quốc gia khác nhau mà
quy định vấn đề này cũng khác nhau. Các kiến nghị của cơ quan
kiểm toán có đảm bảo được thực hiện hay không đòi hỏi trong
quá trình kiểm toán, các KTV phải đưa bằng chứng và lý lẽ phù
hợp đối với vấn đề kiến nghị. Việc kiểm tra thực hiện kiến nghị
kiểm toán sẽ thông qua hoạt động kiểm toán (không thành một
quy trình riêng). Các KTV trong quá trình kiểm toán năm sau sẽ
xem xét đến các kiến nghị lần trước có được thực hiện hay
không. Trường hợp không được thực hiện họ sẽ cân nhắc xem
liệu có tiếp tục kiến nghị tiếp hay không. Trong những trư
ờng hợp
đặc biệt cơ quan kiểm toán sẽ kiến nghị với cơ quan có thẩm
quyền để các cơ quan này có hành động thích hợp buộc các đơn
vị phải tông trọng thực hiện kiến nghị kiểm toán của KTNN.
Ở VN, việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán được đề cao


và thành một bước của quy trình kiểm toán đó là kiểm tra việc
thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán. Luật KTNN được Quốc
hội Khóa XI thông qua tại kỳ họp thứ 7 ngày 14/6/2005 và có hi
ệu
lực từ ngày 01/01/2006 quy định quy trình kiểm toán của KTNN
gồm 4 bước trong đó bước thứ tư là kiểm tra việc thực hiện kết
luận, kiến nghị kiểm toán. KTNN có nhiệm vụ kiểm tra việc thực
hiện kết luận và kiến nghị đối với các cơ quan, đơn vị đã thực
hiện kiểm toán và báo cáo việc thực hiện kết luận, kiến nghị với
Quốc hội, ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ. Đối với các
cơ quan, đơn v
ị, Luật KTNN quy định nghĩa vụ thực hiện kết luận,
kiếnnghị kiểm toán của cơ quan KTNN. Đối với các sai phạm về
tài chính ngân sách sẽ phải thực hiện ngay và báo cáo với cơ
quan KTNN và cơ quan nhà nước có thẩm quyền về kết qu
ả thực
hiện. Đối với những kiến nghị liên quan đến cải tiến công tác
quản lý, đơn vị được kiểm toán phải có biện pháp để thực hiện.
Đối với trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy
đủ, KTNN có quyền đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý
như quy định tại khoản 4 điều 16 Luật KTNN.
Kết quả kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị KTNN trong những
năm qua cho th
ấy, tỷ lệ thực hiện kiến nghị chỉ đạt ở mức độ thấp
, nhiều địa phương, đơn vị chưa có ý thức trong việc thực hiện
kiến nghị. Và tỷ lệ thực hiện cũng khác xa so với báo cáo nhất là
các báo cáo với Bộ tài chính dẫn đến chênh lệch lớn trong việc
thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán do Bộ Tài chính báo cáo
so với KTNN báo cáo. Nhiều khi các đơn vị báo cáo đã thực hiện
nhưng khi kiểm toán lại chưa thực hiện đầy đủ. Khi các đoàn

kiểm toán kết thúc công tác kiểm toán tại đơn vị, nhiều đơn vị coi
trách nhiệm của họ với KTNN cũng chấm dứt. Mặt khác sau khi
kiểm tra tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị của các đơn vị,
một số đơn vị chưa thực hiện đầy đủ các két luận kiến nghị của
KTNN, thì bước tiếp theo của khâu kiểm tra không được đề cập
đến. Hiện nay, chúng tôi chỉ yêu cầu đơn vị tiếp tục thực hiện và
báo cáo về KTNN. Trên thực tế các năm qua và kể cả từ năm
2006 tức là khi Luật KTNN đã có hiệu lực thì những kết luận và
kiến nghị chưa được thực hiện không được báo cáo tiếp về
KTNN.
Qua thực tế có thể thấy việc không thực hiện hoặc thực hiện
không đầy đủ các kết luận, kiếnnghị kiểm toán xuất phát từ một
số nguyên nhân sau đây:
Thứ nhất, do ý thức của các đơn vị được kiểm toán chưa chú
trọng đến việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán. Ngoài một
số đơn vị triển khai việc thực hiện kiến nghị rất tốt thì còn phải kể
đến những đơn vị cố tình không thực hiện hoặc thực hiện không
đầy đủ, báo cáo sai lệch kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị
kiểm toán.
Thứ hai, một số kết luận, kiến nghị mà đoàn kiểm toán, KTV đưa
ra không có tính khả thi. Các đơn vị được kiểm toán đôi khi cũng
xuôi chiều với các kết luận, kiến nghị mà toàn đưa ra nhưng sau
khi triển khai thực hiện mới thấy có sự vướng mắc dẫn đến có
văn bản kiến nghị lên, xuống nhiều lần, mất thời gian, và hi
ệu quả
thực thi không cao.
Thứ ba, chưa có các chế tài cụ thể đối với việc không thực hiện
hoặc thực hiện không đầy đủ các kết luận, kiến nghị của KTNN.
Những năm trước khi chưa có Luật KTNN, hầu như chưa có một
chế tài nào quy định việc thực hiện kết luận, kiến nghị của KTNN

và thực trạng đó kéo dài nhiều năm. Luật KTNN quy định KTNN
có quyền kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý đối với các
đơn vị không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các kết
luận, kiến nghị (khoản 4 điều 16)
Thứ tư, việc kiểm tra thực hiện cũng không được thường xuyên
và chưa được coi là một trọng tâm trong hoạt động của một số
đơn vị thuộc KTNN. Do nhiệm vụ kiểm toán h
àng năm tăng lên và
số lượng KTV có hạn nên việc kiểm tra thực hiện kết luận, kiến
nghị kiểm toán chưa được thường xuyên liên tục.
Thứ năm, sự quan tâm của các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền chưa được đúng mức. Hàng năm, kết thúc cu
ộc kiểm toán,
KTNN đều gửi báo kết quả kiểm toán cho đơn vị được kiểm toán
và các cơ quan nhà nước có liên quan. Ngoại trừ một số c
ơ quan
có ý kiến chỉ đạo rất chặt chẽ việc thực hiện kết luận, kiến nghị
của KTNN thì một số cơ quan, địa phương lại rất ít chú trọng đến
vấn đề này. Các cơ quan đơn vị chưa coi hoạt động kiểm toán
của KTNN là một công cụ hữu hiệu giúp cho việc hòan thiện cơ
chế, chính sách quản lý của mình…
Để bảo đảm hiệu lực hoạt động kiểm toán được tốt hơn, chúng
tôi cho rằng, trong thời gian tới, việc kiểm tra thực hiện kết luận,
kiến nghị kiểm toán cần được tăng cường. Những giải pháp tăng
cường là:
Một là, hiện nay theo quy định của KTNN, các KTNN chuyên
ngành và khu vực tự thực hiện công tác kiểm tra kết luận và kiến
nghị của kiểm toán. Theo chúng tôi, nên chuyển bước thứ tư của
quy trình kiểm toán (kiểm tra việc thực hiện kiến nghị kiểm toán)
tập trung về một đầu mối, không để một bộ phận vừa thực hiện

kiểm toán vừa kiểm tra thực hiện kiến nghị. Bộ phận kiểm tra
thực hiện kiến nghị kiểm toán sẽ cân nhắc để chuyển những đơn
vị không thực hiện kiến nghị hoặc thực hiện không thỏa đáng kết
luận và kiến nghị của KTNN sang cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền để xử lý theo pháp luật. Bộ phạn đó cũng đánh giá lại các
kiến nghị do các đoàn kiểm toán yêu cầu về tính khả thi và chính
xác. Về hình thức kiểm tra thực hiện có thể tùy thuộc tính chất
từng cuộc kiểm toán, tùy thuộc ý thức thực hiện kết luận, kiến
nghị và chế độ báo cáo của đơn vị, bộ phận được giao nhiệm vụ
kiểm tra sẽ cân nhắc và trình Tổng KTNN quyết định, không nhất
thiết phải tổ chức kiểm tra tại đơn vị được kiểm toán.
Hai là, trong thời gian sắp tới cần thiết phải ban hành quy trình
công tác kiểm tra thực hiện kết luận kiến nghị kiểm toán, bám sát
các quy định của Luật KTNN, trong đó phải quy định cụ thể các
bước theo dõi tiếp theo đối với những kiến nghị chưa được thực
hiện hoặc thực hiện đầy đủ. Có như vậy mới nâng cao giá trị của
bản báo cáo kiểm toán, của các kết luận và kiến nghị của kiểm
toán và cũng để khẳng định KTNN là công cụ kiểm tra tài chính
công, quan trọng của nhà nước.
Ba là, đối với các trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện
không đầy đủ các kết luận, kiến nghị của KTNN cần có những
chế tài nghiêm khắc hơn và cần công khai việc không thực hiện
trên các phương tiện thông tin đại chúng để tạo áp lực cho các
đơn vị thực hiện đầy đủ kiến nghị, báo cáo kịp thời.
Bốn là, tăng cường công tác tuyên truyền Luật KTNN để các đơn
vị được kiểm toán hiểu rõ hơn quyền và nghĩa vụ của mình trong
việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán. Các cơ quan chức
năng của nhà nước cần chỉ đạo sâu sát hơn khi có kết quả kiểm
toán được công bố để yêu cầu các đơn vị thực hiện kiến nghị.
Chúng ta tin tưởng rằng với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp

thì kết luận, kiến nghị kiểm toán cũng như công tác kiểm tra thực
hiện kiến nghị sẽ đi vào nề nếp, nâng cao hiệu lực kiểm toán
xứng đáng là công cụ mạnh của Nhà nước.

×