Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Cẩn thận những điểm ngoại trừ trong báo cáo tài chính pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.61 KB, 8 trang )

Cẩn thận những điểm ngoại trừ trong
báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính của các công ty có đáng tin cậy? Làm thế
nào để kiểm soát được tính trung thực của các báo cáo đó?
Sau sự kiện hàng loạt công ty niêm yết báo cáo lỗ thành lãi
trong năm 2008, nhiều người đặt dấu hỏi liệu báo cáo tài
chính của các công ty có đáng tin cậy? Làm thế nào để kiểm
soát được tính trung thực của các báo cáo đó?

Ông Bùi Văn Mai, Tổng thư ký Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt
Nam đã chia sẻ một số suy nghĩ xung quanh chủ đề này.

Có một thực tế đang diễn ra trên thị trường chứng khoán Việt
Nam là nhiều doanh nghiệp công bố lãi trong 11 tháng của năm
2008 nhưng đến quý 4/2008 lại lỗ rất lớn. Ông thấy có điều gì vô
lý?

Thông thường lãi/lỗ một năm bằng tổng số lãi/lỗ của các quý
cộng lại. Nhưng báo cáo tài chính quý là chưa chính thức vì báo
cáo tài chính quý dùng để quản trị doanh nghiệp mà thôi.

Theo quy định trên thị trường chứng khoán, doanh nghiệp phải
công bố báo cáo tài chính quý, đây là điều cần thiết.

Nhưng do báo cáo tài chính quý không bắt buộc nhiều các thủ tục
như là báo cáo tài chính năm như: không phải kiểm kê hàng tồn
kho, đối chiếu công nợ , nên báo cáo quý cũng chưa thật chuẩn
xác, nhất là nhiều công ty niêm yết muốn giá cổ phiếu được cao
thì tâm lý muốn công bố báo cáo quý lãi, đẹp, những tồn tại
không muốn trưng ra.


Ngoài chuyện tôi nói ở trên, riêng năm 2008 có chuyện khủng
hoảng kinh tế quốc tế. Càng về cuối năm, tình hình kinh tế càng
khó khăn, dẫn đến chuyện doanh nghiệp càng về cuối năm càng
lỗ nhiều.

Đó là những nguyên nhân khách quan dẫn đến việc doanh
nghiệp quý 4 hoặc cả năm 2008 lỗ lớn.

Bây giờ sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý, nhà đầu tư đã
nhiều hơn nên doanh nghiệp muốn giấu cũng không được. Bản
thân các công ty kiểm toán cũng làm với tinh thần trách nhiệm
cao hơn rất nhiều, họ cũng sợ những rủi ro nên kiểm tra, kiểm
soát chặt chẽ hơn.

Chẳng hạn như việc trích lập dự phòng, nếu trước đây doanh
nghiệp cũng lập nhưng chưa đầy đủ thì hiện giờ kiểm toán viên
chắc chắn họ sẽ không đồng ý.

Với những báo cáo tài chính hàng quý như vậy, liệu có đáng tin
cậy không thưa ông?

Trong 6 kiến nghị mà Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam
(VAFI) và Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) đề
xuất với Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán, chúng tôi đặc biệt
nhấn mạnh tới kiến nghị: cần phải có kiểm toán giữa kỳ và báo
cáo tài chính quý cũng cần được kiểm tra, kiểm soát.

Tất nhiên, đối với báo cáo quý người ta không dùng từ là kiểm
toán vì không thể làm được đầy đủ hết các thủ tục theo yêu cầu
như báo cáo tài chính năm, mà chỉ dùng là soát xét báo cáo.


Vì trong chuẩn mực kiểm toán do Bộ Tài chính ban hành có
chuẩn mực 910, quy định soát xét các thông tin tài chính trước
khi công bố của báo cáo quý như thế nào, có quy định tất cả các
thủ tục giúp cho kiểm toán viên nếu thực hiện đúng sẽ hạn chế
được rất nhiều những sai sót của báo cáo tài chính quý.

Với lực lượng công ty kiểm tóan được phép kiểm toán các doanh
nghiệp niêm yết quá ít như hiện nay thì yêu cầu đó có là quá tải
không, thưa ông?

Tất nhiên nếu nói mà làm ngay sẽ khó. Như tôi đã nói hàng quý,
có thể soát xét ngay và nếu không đủ nhân lực thì 6 tháng làm 1
lần, nghĩa là 6 tháng soát xét báo cáo quý 1 và 2 để có mối liên
hoàn với nhau.

Như vậy cũng làm giảm đi một nửa rủi ro. Còn sau này nếu nhu
cầu nhiều thì đương nhiên số lượng các công ty kiểm toán cũng
nhiều lên.

Ông có lời khuyên gì cho nhà đầu tư khi đọc các báo cáo tài
chính?

Nhà đầu tư phải có những hiểu biết về kinh tế, tài chính, kế toán,
kiểm toán. Trước hết là như thế vì các số liệu của báo cáo tài
chính có nhiều số liệu chuyên ngành nên sẽ rất khó nếu người
nào không có kiến thức, sẽ không thể hiểu.

Thứ hai, nhà đầu tư khi mua cổ phiếu thuộc doanh nghiệp nào thì
phải xem xét diễn biến hoạt động của doanh nghiệp đó nhiều thời

kỳ chứ không phải từ thời điểm mua quá khứ, hiện tại và tương
lai.

Thứ ba, nhà đầu tư cần phải nghiên cứu kỹ ý kiến của kiểm toán
viên, bởi họ là người có năng lực chuyên môn, những ý kiến của
họ cũng mang đến những sức nặng nhất định, hàm chứa tất cả
những thông tin rất căn bản trong báo cáo tài chính, nhất là khi
kiểm toán viên đưa ra ý kiến ngoại trừ chẳng hạn.

Nếu tôi là nhà đầu tư thì tôi không bao giờ đầu tư vào những
doanh nghiệp có báo cáo tài chính bị kiểm toán viên ngoại trừ,
bởi vì đó là những điều kiểm toán viên không thể khẳng định.

Đó cũng là do doanh nghiệp không công bố hết cho kiểm toán
viên, che giấu thông tin. Với các báo cáo có ý kiến như vậy thì
mức độ tin tưởng rất thấp.


×