Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Cung cầu cổ phiếu sẽ ra sao? pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.54 KB, 6 trang )

Cung cầu cổ phiếu sẽ ra sao?
Theo nhận định của một số chuyên gia, tổng giá trị niêm yết
cổ phiếu vào cuối năm 2007 sẽ tăng gấp khoảng 3 lần và đến
cuối năm 2008 sẽ gấp 5 lần hiện nay
Năm 2006, thị trường chứng khoán Việt Nam “bùng nổ” và
gặt hái hết thành công này đến thành công khác mặc dù
cũng có một vài “cú sốc” nho nhỏ. Còn năm 2007 và 2008,
thị trường sẽ do những yếu tố chủ chốt nào tác động?
Về phía cầu, thị trường chứng khoán sẽ bị ảnh hưởng bởi một số
nhân tố sau:
Ngày 28/12, Chính phủ ban hành nghị định quy định chi tiết thi
hành Pháp lệnh ngoại hối, trong đó quy định: người không cư trú
là nhà đầu tư nước ngoài phải mở tài khoản vốn đầu tư gián tiếp
bằng đồng Việt Nam tại các tổ chức tín dụng được phép để thực
hiện đầu tư tại Việt Nam và được dùng tài khoản VND này để
mua ngoại tệ tại các tổ chức tín dụng để chuyển ra nước ngoài.
Như vậy, dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài từ năm 2007 sẽ
rất thuận lợi vào Việt Nam và cũng tiềm ẩn khả năng rút vốn ồ ạt
chuyển ra nước ngoài khi có một “cú sốc” nào đó xảy ra.
Tuy nhiên, theo TS. Lê Xuân Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Chiến lược
phát triển ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước), các nhà đầu tư
nước ngoài vào Việt Nam thời gian gần đây là các nhà đầu tư
tương đối lớn, nhà đầu tư chiến lược, họ kỳ vọng vào lợi nhuận
lâu dài, tỷ lệ vốn đầu tư gián tiếp ngắn hạn của nước ngoài vào
Việt Nam chỉ khoảng 1%, không đáng kể.
Do thị trường chứng khoán Việt Nam “bùng nổ” trong năm 2006
nên nhiều quỹ đầu tư đã và đang đổ hàng tỷ USD đầu tư gián tiếp
vào Việt Nam. Trong năm 2007, chủ yếu là vốn của các quỹ đầu
tư, tập đoàn tài chính và ngân hàng lớn với chiến lược đầu tư dài
hạn.
Một yếu tố nữa có thể tác động không nhỏ đến cầu trên thị


trường chứng khoán năm 2007: ngày 29/12/2006, Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam đã hoàn tất dự thảo về việc sửa đổi bổ sung
một số điều của quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt
động của tổ chức tín dụng.
Trong đó, có quy định làm xôn xao giới kinh doanh cổ phiếu, đó là
cấm không cho các ngân hàng cho vay doanh nghiệp mà ngân
hàng nắm quyền kiểm soát hoạt động trong lĩnh vực tiềm ẩm rủi
ro cao là kinh doanh chứng khoán, không được cho vay không có
bảo đảm đối với các khoản vay nhằm đầu tư kinh doanh chứng
khoán. Nếu quy định trên được chính thức ban hành và có hiệu
lực thì nguồn cầu đầu tư vào cổ phiếu sẽ bị ảnh hưởng không
nhỏ.
Về phía cung, những thông tin trong những ngày cuối năm cho
thấy, năm 2007 và 2008 sẽ có một lượng cung cổ phiếu, chứng
chỉ quỹ đầu tư, trái phiếu chuyển đổi khổng lồ tung ra thị trường
chứng khoán Việt Nam, cụ thể: Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết
định (ngày 29/12/2006) phê duyệt danh sách 53 tập đoàn, tổng
công ty nhà nước sẽ thực hiện cổ phần hóa trong giai đoạn 2007-
2010.
Nhiều chuyên gia thị trường chứng khoán nhận định, 2 cổ phiếu
“bia rượu” lớn sau khi cổ phần hóa và lên sàn sẽ tạo ra sự kiện
lớn hơn nhiều sự kiện Vinamilk và Sacombank lên sàn trong năm
2006.
Cổ phiếu của MobiFone và Vinafone cũng sẽ xuất hiện trên thị
trường OTC và có thể lên sàn vào cuối năm 2007, sau khi Thứ
trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông Trần Đức Lai khẳng định
MobiFone chắc chắn sẽ cổ phần hóa xong trong năm 2007.
Năm 2007 có thể sẽ là năm “đại náo” cổ phiếu của 4 ngân hàng
quốc doanh trên thị trường chứng khoán Việt Nam: Ngân hàng
Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL, Ngân

hàng Đầu tư phát triển Việt Nam và Ngân hàng Công thương Việt
Nam sẽ có mặt trên thị trường.
Ngoài ra, các ngân hàng thương mại cổ phần cũng sẽ tiếp tục tạo
ra một “cơn lốc” tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phiếu và
dự kiến đến cuối năm 2007, hầu hết các ngân hàng thương mại
cổ phần sẽ có vốn điều lệ trên 1.000 tỷ đồng. Minh chứng rõ nhất
là hàng loạt ngân hàng thương mại công bố tăng vốn điều lệ
nhiều đợt trong năm 2006 và 2007.
Trên thị trường trái phiếu, ngoài trái phiếu chính phủ, chính
quyền, năm 2007 sẽ có số lượng rất lớn trái phiếu của các tập
đoàn phát hành như Tập đoàn Điện lực, Tập đoàn Công nghiệp
tàu thủy, Tập đoàn Dầu khí
Theo nhận định của một số chuyên gia, tổng giá trị niêm yết cổ
phiếu vào cuối năm 2007 sẽ tăng gấp khoảng 3 lần và đến cuối
năm 2008 sẽ gấp 5 lần hiện nay.

×