Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Giãn tăng vốn ngân hàng là cơ hội cho chứng khoán pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.99 KB, 10 trang )

Giãn tăng vốn ngân hàng
là cơ hội cho chứng khoán
Trong bối cảnh hiện tại, quyết định hoãn thời hạn tăng vốn
điều lệ theo Nghị định 141 thêm một năm có thể giúp giảm
sức ép trong hệ thống tài chính, nền kinh tế và TTCK.


Trong bối cảnh hiện tại, quyết định hoãn thời hạn tăng vốn điều lệ
thêm một năm có thể giúp giảm sức ép trong hệ thống tài chính.
Nhưng quyết định này cho thấy những khó khăn mang tính dài
hạn đã bộc lộ rõ. Hoạt động điều hành thiếu nhất quán của NHNN
cũng tiếp tục gây e ngại cho giới đầu tư.
Theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Thủ tướng
Chính phủ vừa giao cho cơ quan này phối hợp cùng các cơ quan
liên quan trình Chính phủ phương án sửa đổi, bổ sung Nghị định
141.
Việc sửa đổi, bổ sung sẽ được thực hiện theo hướng gia hạn thời
gian tăng vốn điều lệ cho các tổ chức tín dụng (TCTD) thêm một
năm đến 31/12/2011, thay vì 31/12/2010.
Giãn tăng vốn do điều kiện bất khả kháng
Tính đến đầu năm 2010 vẫn còn 23 trong số hơn 40 ngân hàng
chưa đủ số vốn điều lệ tối thiểu 3,000 tỷ đồng và để đạt được
mức vốn này, các ngân hàng sẽ cần thêm hơn 30 nghìn tỷ đồng.
Dù các ngân hàng đã nỗ lực huy động vốn từ tất cả các nguồn
nhưng đến nay còn khoảng một nửa trong số 23 ngân hàng này
vẫn chưa đạt được vốn điều lệ theo quy định tại Nghị định 141.
Tổng số tiền mà các ngân hàng này cần huy động riêng trong
tháng 12 ước tính hơn 10,000 tỷ đồng. Như vậy, có thể thấy việc
huy động đủ số vốn này là rất khó khăn khi mà thời hạn chỉ còn
chưa đến 2 tuần.
Nghị định 141 được ban hành ngày 22/11/2006 quy định mức vốn


pháp định và lộ trình tăng vốn điều lệ đối với từng loại hình
TCTD. Vào thời điểm đó, có lẽ Chính phủ đã không lường trước
được những biến động bất thường của kinh tế trong nước và thế
giới như thời gian vừa qua. Do vậy, việc hoãn lại thời hạn tăng
vốn điều lệ của các ngân hàng lên 3,000 tỷ đồng vào cuối năm
nay có vẻ như là một điều bất khả kháng.
Năm 2010 là một năm các ngân hàng chịu nhiều rất nhiều khó
khăn trong hoạt động. Khủng hoảng tài chính toàn cầu từ cuối
năm 2008 làm cho kinh tế thế giới ảm đạm, dòng vốn đầu tư eo
hẹp.
Chịu ảnh hưởng bởi xu thế này, dòng vốn gián tiếp đổ vào Việt
Nam hạn chế khiến các ngân hàng khó huy động được dòng vốn
từ các cổ đông chiến lược bên ngoài. Trong khi đó, với sự ảm
đạm của TTCK các ngân hàng cũng rất khó huy động vốn từ nhà
đầu tư trong nước.
Ngoài ra, Chính phủ vừa ra quyết định hạn chế các doanh nghiệp
Nhà nước góp vốn, đầu tư ra ngoài lĩnh vực chính, đồng thời yêu
cầu các doanh nghiệp này thoái vốn tại các TCTD khiến cho việc
tăng vốn điều lệ càng trở nên khó khăn.
Thêm vào đó, trong thời gian gần đây các ngân hàng gặp rất
nhiều sức ép như đáp ứng yêu cầu của Thông tư 13, chính sách
thắt chặt tiền tệ của NHNN, lãi suất và tỷ giá biến động mạnh…
Hệ lụy khó lường nếu “ép” các ngân hàng tăng vốn điều lệ
Phần lớn các ngân hàng chưa đáp ứng được yêu cầu tăng vốn
điều lệ trong đợt này là ngân hàng quy mô nhỏ, trước đây được
chuyển đổi từ ngân hàng nông thôn lên ngân hàng đô thị.
Với thực lực hiện có, nếu NHNN vẫn yêu cầu tăng vốn đúng hạn
đối với các ngân hàng này, việc sáp nhập dường như khó tránh
khỏi. Với những gì đang diễn ra, có lẽ hệ thống tài chính chưa
sẵn sàng cho hoạt động M&A giữa các ngân hàng.

Ngoài khả năng sáp nhập, giới chuyên gia cũng đang cho rằng,
nếu “ép” các ngân hàng này tăng vốn điều lệ trong năm 2010, có
lẽ chúng ta sẽ chứng kiến nhiều hoạt động “lách luật”.
Những chiêu “lách luật” phổ biến trong trường hợp này là các
ngân hàng có thể bán tài sản tự có và bằng cách nào đó để gia
tăng vốn điều lệ. Các ngân hàng cũng có thể “phù phép” tài sản
có hay tài sản nợ, và vốn điều lệ trên sổ sách sẽ đáp ứng được
yêu cầu của NHNN.
Rõ ràng là NHNN không hề muốn hệ thống tài chính bị rối loạn
bởi các hành động “lách luật” này, dù NHNN có thể thanh tra,
giám sát.
Giải tỏa sức ép ngắn hạn cho hệ thống tài chính và TTCK
Trong bối cảnh hiện tại, quyết định hoãn thời hạn tăng vốn điều lệ
theo Nghị định 141 thêm một năm có thể giúp giảm sức ép trong
hệ thống tài chính, nền kinh tế và TTCK.
Đối với hệ thống tài chính
Thứ nhất: Việc hoãn thời hạn tăng vốn giúp các ngân hàng trút đi
gánh nặng đang ngày càng tăng thêm khi hạn chót sắp đến. Các
ngân hàng có nhiều thời gian và nguồn lực hơn để giải quyết rất
nhiều vấn đề khó khăn hiện tại như lãi suất, nợ xấu, tăng hệ số
an toàn vốn, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc và giải tỏa tình trạng căng
thẳng tín dụng.
Thứ hai: Nếu việc tăng vốn điều lệ không được hoãn thì các ngân
hàng buộc phải “lách luật” để tăng vốn hoặc buộc phải sáp nhập,
điều mà hệ thống tài chính có vẻ như chưa sẵn sàng.
Thứ ba: Quy mô của ngân hàng tăng lên một cách đột ngột sẽ tạo
nên rất nhiều sức ép cho công việc quản trị của ngân hàng. Ngoài
ra, ngân hàng còn chịu sức ép của việc mở rộng quy mô, tăng lợi
nhuận. Điều này có thể tạo ra những tiền đề bất ổn lâu dài cho
toàn bộ hệ thống tài chính.

Kinh nghiệm ở nhiều quốc gia cho hay sự vững chắc của hệ
thống ngân hàng phụ thuộc nhiều vào khả năng quản trị hơn là
quy mô của các ngân hàng.
Đối với thị trường chứng khoán
Thứ nhất: Giải tỏa áp lực bán tháo cổ phiếu ngân hàng và các
khoản đầu tư tài chính khác khi cổ đông không đủ tiền mặt để
đóng góp cho các đợt tăng vốn.
Thực tế, trong thời gian qua giao dịch cổ phiếu của ngân hàng
diễn ra ảm đạm. Cổ phiếu nhiều ngân hàng được rao bán dưới
mệnh giá và giá trị sổ sách nhưng vẫn không có người mua.
Thứ hai: Nguồn vốn mà các nhà đầu tư chuẩn bị để tăng vốn cho
hệ thống ngân hàng sẽ được chuyển vào mua các cổ phiếu khác
sẽ hỗ trợ tốt cho TTCK. Trong phiên giao dịch Thứ 2 thị trường
đã phản ứng một cách rất tích cực với thông tin này. Phiên giao
dịch Thứ 3, hầu hết cổ phiếu ngân hàng đều tăng ấn tượng, cả
giá và thanh khoản đều tăng vọt.
Thứ ba: Tâm lý hưng phấn của nhà đầu tư sẽ quay trở lại khi họ
cảm nhận được rủi ro và áp lực hệ thống tài chính giảm xuống.
Nhà đầu tư kỳ vọng dòng tiền sẽ đổ nhiều hơn vào TTCK. Điều
này đồng nghĩa với việc thị trường tiếp tục có cơ hội khởi sắc.
Các phân tích trên cho thấy việc giãn thời hạn tăng vốn điều lệ
cho các ngân hàng là động thái tích cực đến TTCK và cả đối với
nền kinh tế.
Tuy vậy, điều cần lưu ý hơn cả là quyết định này cho thấy những
khó khăn mang tính dài hạn trong hệ thống tài chính đã bộc lộ rõ.
Bên cạnh đó, hoạt động điều hành thiếu nhất quán của NHNN
cũng tiếp tục gây e ngại cho giới đầu tư.

×