Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Các kỹ thuật trồng hoa hồng ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.75 KB, 8 trang )

Các kỹ thuật trồng hoa hồng
Hoa hồng là một loài hoa đẹp nhất trong các loài hoa, được xem là
biểu tượng của tình yêu và niềm hạnh phúc, nhưng nó cũng là loài hoa khó
trồng. Khó không phải ở chỗ trồng cho cây mọc lên mà làm thế nào cây
hồng đó cho được những đóa hoa to, đẹp.
Hồng có nhiều loại, từ loại hoa nhỏ như hồng tỉ muội, hồng Huế,
tường vi đến những loại cho hoa to, màu đặc sắc như hồng Nhung màu đỏ
thẫm (đang là giống hồng chủ lực của thị trường Hà Nội), hồng Vàng (còn
gọi là Joséphine theo tên hoàng hậu Pháp, vợ của Napoléon Bonaparte),
hồng Bạch, hồng Phấn (còn có tên Grace Kelly - vợ của ông hoàng Rainer
de Monaco), hoa hồng B.B (theo tên minh tinh màn bạc nổi tiếng của Pháp -
Brigitte Bardot) Mỗi loài hoa hồng đều có vẻ đẹp riêng, màu sắc riêng. Đó
là những đóa hoa không thể thiếu trong các phòng khách, phòng tiếp tân và
hơn nữa, chúng làm cho người tặng lẫn người nhận đều cảm thấy hạnh phúc.
Nhưng còn người trồng hoa hồng? Họ cũng có cảm nhận hạnh phúc,
có khi còn nhiều hơn vì đây là những cây hoa hồng mà họ chăm sóc, trổ hoa,
bắt đầu từ cách chiết hay cách ghép.
Các loài hoa hồng màu sẫm thường mọc mạnh hơn các loài hoa màu
nhạt.
Trừ các giống hồng địa phương, cho hoa không đẹp như hồng dây leo,
hồng tỉ muội nhưng lại có sức sống rất mạnh, thường được trồng bằng
cách giâm cành còn đa số các giống hồng cho hoa lớn đều được gây giống
bằng cách chiết hay cách ghép.
Cây hồng chiết, mọc nhanh hơn, đâm cành nhiều nhưng hoa ít đẹp và
không bền bằng cây hồng ghép. Phương pháp ghép mang lại điều lợi là ta có
được những giống hồng quý hoa to ngay trên những giống tầm thường
nhưng sức sống mạnh và đã thích hợp với thủy thổ địa phương. Hơn nữa, ta
có thể tạo ra nhiều giống hồng cho hoa khác nhau trên cùng một gốc ghép.
Trong trường hợp này cần ghép mắt cây hồng có hoa yếu (màu nhạt) trước
một thời gian rồi mới ghép mắt cây mạnh (hoa sẫm màu) sau.
Thời gian thuận tiện cho việc ghép cây hoa hồng thường là vào mùa


mưa (phía nam nước ta) hay mùa xuân (phía bắc).
Sau đây là những điểm chính của cách ghép hoa hồng:
Chọn gốc ghép
Thường dùng giống tầm xuân (Rosa canina), hồng sen (Rosa indica),
hay hồng chùm (Rosa Multiflora) làm gốc ghép, vì chúng là những giống
hồng rất mạnh.
Gốc ghép được chuẩn bị bằng cách cắt từng đoạn, giâm cho ra rễ, các
nhánh phát triển khoảng 3 tháng là dùng để ghép được.
Chọn cành
Chọn cành vừa tuổi, từ 7-10 cm tính từ mặt đất, trên cành này chọn
chỗ không có gai, phía hướng đông, lau chùi bên ngoài vỏ cho sạch, rồi dùng
dao thật bén rạch một đường ngang và một đường dọc thành chữ T.
Chọn mắt ghép
Trên cành của những giống hồng tốt mà ta muốn nhân giống, chọn
cành tương đương gốc ghép và chưa mọc nhánh, bứt lá, chọn những mắt vừa
nhú mầm và mập mạnh. Dùng dao bén gọt miếng vỏ gồm cả gỗ có mắt ở
chính giữa, nhẹ tay tách vỏ ra khỏi phần gỗ sao cho đừng để mắt dính trên
phần gỗ. Có thể cắt bớt 2 bên rìa phần vỏ này để vỏ vừa vặn với dấu rạch T
ở gốc ghép.
Ghép mắt và chăm sóc
Đặt mắt vào gốc ghép sao cho phần vỏ có mắt đó vào giao điểm 2
đường rạch trên gốc ghép, mắt cách đường rạch ngang 0,5-1cm là vừa. Dùng
dây nylon buộc chặt và xuôi cho quá đầu vết vỏ rạch ở trên gốc ghép. Không
nên buộc dây thành cục, dễ làm đọng nước nơi ghép. Khoảng 10-15 ngày
sau tháo dây. Dùng dao lam tỉa bỏ các mầm mọc ở gốc ghép và phần dưới
mắt ghép.
Trời nắng phải che mát nơi ghép. Cần tưới nước thường xuyên cho
mắt ghép.
Khi mắt phát triển thành mầm được 10-12cm thì cắt cành chịu ghép
(của gốc ghép) phía trên mắt từ 1-2cm. Dùng cây chói nhỏ và dây buộc gốc

ghép, tránh lay động.
Từ đây, bắt đầu giai đoạn chăm sóc một cây hoa hồng.

Phòng trừ sâu bệnh cho Hồng
Cây hồng có một số sâu bệnh khiến cây yếu ớt, có khi gây chết. Sau
đây là cách phát hiện và cách phòng trị một số sâu và bệnh chính.
A. Bệnh
* Bệnh đốm đen trên lá:
Bệnh do nấm gây ra, sau một thời gian lạnh ẩm ướt kéo dài rồi nắng
ấm lên thì bệnh phát triển mạnh, cây vàng lá nhanh chóng và rụng lá. Lá cây
bị vàng và rụng dù đang trẻ, trên gân chính của phiến lá có một đốm đen to
bằng đầu ngón tay, có khi nhiều đốm. Cây rụng lá hàng loạt, có khi chỉ còn
trơ lại cành và các nụ hoa non èo uột. Sau đó cây lại phát cành mới. Nếu tiếp
tục bị bệnh nhiều đợt cây sẽ mất hết dự trữ và chết từng phần hoặc chết cả
cây. Bệnh này không tác hại trong mùa nắng do đó cây con trồng đầu mưa
không tốt bằng trồng trong mùa hè.
* Bệnh nấm sợi trắng bám ở rễ:
Bệnh này hay gặp ở chân đất tơi xốp có nhiều cành cây mục nát. Nấm
mọc thành sợi trắng bám vào rễ cây hồng làm cây yếu đuối không phát triển.
Cả hai bệnh trên điều có thể dùng các loại thuốc trừ nấm như Kitazin, Zinep,
Falizan hoặc dung dịch Sulfat đồng hòa loãng 1/300 phun lên lá hoặc tưới
đẫm đất ở gốc. Tuy nhiên chưa thấy thuốc nào công hiệu hoàn toàn, chúng
chỉ chừng nào giảm thiệt hại do bịnh gây ra. Về sau người ta dùng Benlat C,
Kasuran hoặc Fuji - one đều tốt.
B. Sâu
Cây hồng có nhiều loại sâu hại nhưng nhờ các loại thuốc trừ sâu đều
cùng một lúc tác động lên nhiều loài sâu bọ, do đó khi dùng thuốc diệt trừ
loài sâu hại này thì cũng đồng thời diệt hoặc phòng trừ loài sâu hại khác. Sau
đây là các sâu hại phổ biến nhất:
* Bọ cánh cứng: Hình dạng như con bọ hung nhưng nhỏ bằng hạt

bắp, màu đất, có giống màu đen bóng. Chúng ăn về đêm khiến lá lủng lỗ
chổ, ban ngày chúng bay đi ẩn nấp ở những nơi rác rưởi ẩm thấp. Bọ đẻ
trứng trong đất, trứng nở ra sâu mình cong, màu trắng, miệng sâu có hàn bén
đi đào bới và ăn rễ cây. Vườn hồng không phòng trừ loài này sẽ bị ăn trụi lá.
Nếu kéo dài cây sẽ suy yếu và chết. Nếu chỉ trồng một vài cây, chủ nhân
phải thường xuyên soi đèn để bắt bọ cánh cứng bám ở mặt dưới lá. Nếu
trồng nhiều thì dùng Methyl parathion liều 1/300 - 1/500 phun đều trên lá
vào lúc chiều. Mỗi tuần hoặc 10 ngày phun thuốc 1 lần sẽ phòng trừ được bọ
cánh cứng, đồng thời cũng phòng trừ được các loại sâu khác.
* Sâu ngụy trang: Sâu thân dài và nhỏ nhưng cứng, lưng có phớt đỏ
tía như là hồng non. Chúng ăn trụi lá chỉ chừa lại cac cuống lá rồi sâu bám
vào cành hồng non hợp thành một góc 45 độ để giả làm 1 cuống lá hầu tránh
bị thù địch phát hiện.
* Sâu đàn: Màu xanh lục đậm, trên lưng gần đầu có một vệt đen.
Thân có vài chấm đen. Lúc mới nở sâu tập trung thành đàn ở mặt dưới một
vài lá, ăn hết chất xanh của lá. Lớn lên sâu phân tán ra ăn các lá khác và hay
rúc đầu ăn thủng nụ hoa.
Sử dụng thuốc trị 2 loại sâu này như với bọ cánh cứng.
* Bọ trĩ: Bọ rất nhỏ, cánh ngắn, bụng dài, chỉ sống trong các nụ hoa
và các chồi non chưa mở lá. Chúng làm các nụ hoa bị nám đen và chồi non
quăn lại. Do bọ rất nhỏ, khó phát hiện nên hầu hết chủ nhân các vườn hồng
thường kết luận sai lầm là cây bị sương muối. Phòng trừ như với bọ cánh
cứng nhưng phải bơm kỹ các nụ hoa và chồi non.
* Nhện nâu: Tác hại trong mùa nắng và các cây nằm trong hiên nhà,
chúng nhỏ li ti và sống thành đàn ở mặt dưới của lá, lá cây không rụng
nhưng cây khô nhựa. Nhện nhả tơ trên mặt lá nên lá nhạt màu và đầy bụi.
Phun thuốc như trên nhưng kỹ mặt dưới của lá.
* Ong: Có một loại ong nhỏ, thân đen, lưng trắng, hơi lớn hơn ong
ruồi, chuyên xén lá từ ngoài mép thành hình bán nguyệt.
Phòng trừ: bơm thuốc đều trên lá

Kết luận:
Cây Hồng sau khi được ghép và trồng đúng cách, được tưới tiêu và
chăm sóc đúng mức sẽ phát triển mạnh và sau 1 năm cây đã thành bụi cao
gần 1 m và nếu tiếp tục chăm sóc tốt cây sẽ tồn tại hàng chục năm. Cây càng
cao lớn thì năng suất của cây càng cao, hoa càng lớn đáp ứng lại mong ước
của người trồng và chăm sóc nó.

×