Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề cho phòng chẩn trị pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126 KB, 7 trang )

Cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề
cho phòng chẩn trị
Thông tin
Lĩnh vực thống kê:
Y dược cổ truyền
Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Sở Y tế Bình Dương
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:
Sở Y tế Bình Dương
Cách thức thực hiện:
Trụ sở cơ quan hành chính
Thời hạn giải quyết:
30 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ
Đối tượng thực hiện:
Cá nhân
TTHC yêu cầu trả phí, lệ phí:
Tên phí Mức phí Văn bản qui định


1.

Phí thẩm định
tiêu chuẩn và
điều kiện hành
nghề đối với cơ
sở y tế tư nhân:

- Chẩn trị YHCT: 200.000 đ
- Trung tâm kế thừa, ứng dụng y
dược học cổ truyền: 400.000 đ
- Cơ sở dịch vụ điều trị, điều dưỡng,


phục hồi chức năng bằng phương
pháp châm cứu, xoa bóp day ấn
huyệt, dưỡng sinh, khí công, xông
hơi thuốc của y học cổ truyền:
80.000đ.
- Thẩm định tiêu chuẩn và điều kiện
hành nghề đối với cơ sở kinh doanh
thuốc thành phẩm y học cổ truyền;
cơ sở kinh doanh thuốc phiến y học
cổ truyền; cơ sở kinh doanh dược
liệu chưa bào chế; đại lý bán thuốc
thành phẩm y học cổ truyền:
240.000đ
Quyết định số
44/2005/QĐ-
BTC,


Quyết định số
59/2008/QĐ-BTC


Kết quả của việc thực hiện TTHC:
Chứng chỉ hành nghề

Các bước
Tên bước

Mô tả bước


1.

Bước 1
Cá nhân đến Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Sở Y tế
để lấy mẫu hồ sơ để điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu.

2.

Bước 2
Nộp đầy đủ hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của
Sở Y tế (211, Đường Yersin, Phú Cường, Thủ Dầu Một, Bình
Dương). Cá nhân sẽ nhận được một phiếu hẹn ngày trả kết quả từ
bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Sở Y tế.

3.

Bước 3
Đoàn thẩm định cơ sở của Sở Y tế sẽ tổ chức thẩm định thực tế
tại cơ sở hành nghề (01 ngày trước khi đi thư ký đoàn thẩm định
sẽ báo bằng điện thoại trước cho cá nhân).

4.

Bước 4
Sau 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cá nhân đem
phiếu hẹn đến tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Sở
Y tế để nhận Giấy chứng nhận ĐĐKHN Y tư nhân do Sở Y tế
cấp. Trường hợp không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận, cá
nhân sẽ nhận văn bản trả lời của của Sở Y tế.



Hồ sơ
Thành phần hồ sơ

1.

- Đơn xin cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề YHCT tư nhân
(theo mẫu)

2.

- Giấy chứng nhận sức khỏe do TTYT huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh cấp (đối với trường hợp trên 6 tháng);

3.

- Bản photo chứng minh nhân dân; đối với người nước ngoài bản photo hộ
chiếu.

4.

- Giấy báo mất Chứng chỉ hành nghề có xác nhận của cơ quan công an cấp
phường nơi người đó mất Chứng chỉ hành nghề

5.

- 02 ảnh chân dung kích thước 04cm x 06 cm.

Số bộ hồ sơ:
01 (bộ)

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Văn bản qui định


Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Văn bản qui định


1.

Đơn xin cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề
YHCT tư nhân (Mẫu - Phụ lục II – 10)



Yêu cầu
Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC:
Nội dung Văn bản qui định

1.

Điều kiện và phạm vi chuyên môn hành nghề đối với
phòng chẩn trị y học cổ truyền
- Điều kiện về nhân sự và cơ sở vật chất:
a) Người đứng đầu phải có chứng chỉ hành nghề
khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền được đăng ký
phòng chẩn trị y học cổ truyền;
b) Người làm công việc chuyên môn phải bảo đảm đủ
các điều kiện theo quy định tại mục VIII của Thông tư
này;
c) Phòng khám bệnh phải bố trí riêng biệt với diện
tích ít nhất là 10m2 cho một thầy thuốc khám bệnh,

bảo đảm thoáng mát, vệ sinh, được trang bị đủ bàn,
ghế và có nơi để người bệnh ngồi chờ khám bệnh;
Thông tư số
07/2007/TT-BYT
ng

Nội dung Văn bản qui định

d) Có tủ thuốc chia ô hoặc dụng cụ đựng thuốc có nắp
đậy kín và được để trên giá kệ, có nhãn rõ ràng, để
nơi thoáng mát, bảo đảm vệ sinh.
- Phạm vi hành nghề:
a) Khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú theo đúng phạm
vi chuyên môn hành nghề trong Giấy chứng nhận đủ
điều kiện hành nghề; Trường hợp nếu có sử dụng
phương pháp chữa bệnh bằng châm cứu, bấm huyệt
thì phải có đủ điều kiện quy định tại điểm c, khoản
4.1 mục VI của Thông tư này;
b) Người hành nghề bằng bài thuốc thuốc gia truyền
chỉ được khám, chữa bệnh bằng chính bài thuốc gia
truyền đó;
c) Bào chế thuốc sống thành thuốc chín (thuốc phiến),
cân thuốc thang cho người bệnh;
d) Được sử dụng các thành phẩm thuốc y học cổ
truyền do các cơ sở khác sản xuất đã được Bộ Y tế
cấp đăng ký lưu hành để phục vụ cho việc khám bệnh,
chữa bệnh;
đ) Trong trường hợp có sản xuất một số dạng đóng
gói sẵn để phục vụ trực tiếp cho người bệnh của
phòng chẩn trị (cao, đơn, hoàn, tán ) thì phải đăng ký

với Sở Y tế về công thức bài thuốc, quy trình sản xuất
(kèm theo bản giải trình về cơ sở, trang thiết bị), công
dụng, liều dùng, chống chỉ định và mẫu nhãn thuốc.
Nội dung Văn bản qui định

Sở Y tế sẽ xem xét thẩm định và công nhận đủ điều
kiện thì mới được sản xuất. Thuốc chỉ để phục vụ trực
tiếp cho người bệnh của phòng chẩn trị, không lưu
hành trên thị trường theo đúng quy định của Luật
Dược.

×