Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Sẹo có làm bạn mặc cảm? ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.23 KB, 6 trang )

Sẹo có làm bạn mặc cảm?

Một gương mặt và cơ thể không tì vết luôn là ước mơ
của rất nhiều người, đặc biệt là với phụ nữ. Tuy nhiên,
với sự thay đổi của môi trường cũng như những sự cố
ngoài ý muốn có thể dẫn đến những vết thương hoặc vết
sẹo trên cơ thể như sẹo do mụn để lại, sẹo do phỏng bô
xe, sẹo do phẫu thuật, sẹo do các vết thương gây ra,
v.v…

Sở hữu một làn da mìn màng là mong ước của nhiều
người.
Không ít người vì những vết sẹo mà cảm thấy rất mặc cảm
và tự ti với những người xung quanh. Nhưng nếu biết rõ
nguyên nhân gây ra sẹo cũng như phương pháp điều trị hợp
lý sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể những vết sẹo ngoài ý
muốn.
Các nguyên nhân dẫn đến việc hình thành sẹo?
Sẹo là kết quả bình thường của quá trình làm lành hoặc
thay thế tổ chức da bị phá hủy hoặc bị mất bằng tổ chức mô
sợi. Sẹo có thể do nhiều nguyên nhân như nhiễm khuẩn, tai
nạn, phẫu thuật, bệnh da liễu, phỏng bô xe, v.v… Vị trí sẹo
có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu và biểu hiện khác nhau như
phẳng, nổi cao, lõm, màu sắc thay đổi, cảm giác đau,
ngứa…

Sẹo được hình thành khi lớp trung bì hoặc sâu hơn bị phá
hủy. Độ lớn và mức độ tổn thương càng nhiều thì tính chất
sẹo càng xấu và càng phức tạp. Có nhiều loại sẹo khác
nhau như sẹo lồi, sẹo lõm, sẹo phì đại, sẹo do vết thâm gây
ra, v.v… Nguyên nhân chính của việc hình thành các vết


sẹo chính là cơ thể tự tái tạo các sợi collagen mới thay thế
vùng tổn thương của cơ thể. Hầu hết sẹo có tính chất
phẳng, màu nhạt, vẫn còn một chút tính chất của tổn
thương ban đầu gây ra sẹo. Tuy nhiên, trong trường hợp cơ
thể sản xuất quá mức collagen, sẹo có thể nổi cao thành sẹo
lỗi hoặc quá trình hình thành sẹo gây nên mất tổ chức đệm
bên dưới mà lượng collagen sản xuất không đáp ứng đầy đủ
sẽ tạo thành sẹo lõm. Một số khái niệm về các loại sẹo
thường thấy như:
 Sẹo lồi: Sẹo thường hình càng cua, hình tròn, dày phát
triển từ vị trí tổn thương ban đầu và vượt qua giới hạn của
tổn thương ban đầu. Màu sẹo thường màu đỏ, hoặc thẫm
hơn so với tổ chức da lành xung quanh. Sẹo lồi có thể xuất
hiện sau 1 năm từ khi tổn thương ban đầu.
 Sẹo lõm: Tổ chức đệm của sẹo bị mất làm cho bề mặt
sẹo lõm xuống. Sẹo lõm có thể gặp như sẹo lõm dạng
chấm, lõm hình hộp hoặc lõm võng xuống.
 Sẹo co kéo: Sẹo co kéo là sự xuất hiện sẹo bất thường
khi một vùng lớn của da bị mất hoặc phá hủy. Sẹo này hình
thành sẽ co kéo bờ của da vào với nhau, gây ra vùng da bó
chặt. Giảm diện tích da hậu quả có thể gây ảnh hưởng đến
cơ, khớp, gân gây giảm vận động.
 Cầu da: là quá trình lành sẹo để lại trên bề mặt những
dải da với phần bên dưới tự do.
Sẹo cần được điều trị như thế nào là hợp lý:
Trên nguyên lý dù bằng phương pháp điều trị như thế nào
đi nữa thì sẹo không thể xoá bỏ hoàn toàn. Chúng ta chỉ có
thể điều trị phù hợp cho từng loại sẹo sẽ giúp cho sẹo được
hạn chế và gần trở về với cấu trúc xung quanh. Tuỳ vào
mức độ của sẹo cũng như điều kiện kinh tế cho phép thì

chúng ta sẽ có những phương pháp điều trị phù hợp theo
một số biện pháp như:
 Trang điểm: sẹo có thể được che dấu bằng các cách
trang điểm.
 Băng ép: băng giúp tác động liên tục áp lực lên sẹo
trong 4-6 tháng giúp cho sẹo hạn chế phát triển về kích
thước nhưng phải tiến hành sớm và khi tiên lượng sẹo quá
phát có thể xảy ra.
 Tiêm mỡ, collagen, hoặc hyaluronic acid tại chỗ: áp
dụng tốt trong điều trị sẹo lõm. Kết quả điều trị thường tạm
thời và cần phải điều trị nhắc lại.
 Tiêm corticoid tại chỗ: Là phương pháp hiệu quả tốt
trong điều trị sẹo quá phát và sẹo lồi, tiêm thuốc corticoid
vào nội tổn thương giúp làm sẹo trở nên mềm và phẳng
hơn. Nhưng phương pháp này cần điều trị dài ngày và có
một số tác dụng phụ do dùng corticoid gây nên.
 Bào da: lấy bỏ bề mặt da bằng dụng cụ đặc biệt. Bào
da sử dụng đối với sẹo nổi cao hơn so với vùng xung
quanh, nhưng ít hiệu quả trong điều trị sẹo lõm. Máy siêu
bào da điều trị tốt trong các tổn thương sẹo nông.
 Laser: áp dụng giống như bào da. Laser giúp lấy bỏ
lớp nông của da với mức độ khác nhau tùy từng loại laser.
Một số loại laser mới hiện nay có khả năng tác động đến
sợi collagen ở trung bì mà không làm tổn thương lớp
thượng bì bên trên.
 Phẫu thuật: mặc dù không giúp xóa mất sẹo, điều trị
phẫu thuật giúp cho sửa lại hình dạng và giúp sẹo đỡ được
nhận ra hơn. Tuy vậy, phẫu thuật không nên áp dụng cho
các trường hợp sẹo quá phát và sẹo lồi do tăng nguy cơ
xuất hiện sẹo nặng hơn trước điều trị. Các phương pháp có

thể áp dụng trong điều trị sẹo bằng phẫu thuật là cắt bỏ, tạo
đường khâu mới, ghép da rời, chuyển vạt da, xoay da hình
chữ Z, giãn da.
 Tia xạ: tia xạ nông, liều thấp giúp điều trị phòng tái
phát sẹo quá phát hoặc sẹo lồi. Chỉ áp dụng trong điều trị
trường hợp nặng vì có nhiều tác dụng phụ.
 Phương pháp khác: Tiêm silicone tại đáy của sẹo lõm,
dùng các interferon tiêm tại chỗ…
Trong những phương pháp điều trị trên, việc điều trị bằng
phương pháp nào ngoài yếu tố y học cũng cần nên cân nhắc
lại về vấn đề điều kiện kinh tế của mỗi người. Vì việc điều
trị sẹo không thể tức thời mà phải điều trị lâu dài. Do đó,
trước khi điều trị người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sỹ
cũng như cân nhắc đến các điều kiện kinh tế cho phép.

×