Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

bác hồ với chiến dịch điện biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.56 KB, 2 trang )

BÁC HỒ VỚI CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ
Nguyễn Thị Hồng Miên SPĐB

Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại của cả dân tộc. Trong cuộc cách mạng giải
phóng dân tộc, Người luôn là vị chỉ huy tối cao. Với nhãn quan của một nhà chính trị,
quân sự thiên tài, Bác đã chủ tọa nhiều phiên họp của Bộ Chính trị để nhận định, đánh
giá tình hình, chỉ đạo sát sao đưa chiến dịch Điện Biên Phủ đến toàn thắng.
Trước chiến dịch Điện Biên Phủ, Bác đã đánh giá đúng tình hình địch, ta, thấy
được tầm quan trọng, ý nghĩa của chiến dịch. Vì thế, khi lên đường ra mặt trận, Đại
tướng Võ Nguyên Giáp đến chào Bác và xin ý kiến, Bác đã căn dặn: “Trận này rất
quan trọng, phải đánh cho thắng. Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không
đánh”. Thấm nhuần tư tưởng đó, Đại tướng đã đưa ra một quyết định lịch sử sáng suốt
đó là chuyển từ chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh” sang chiến lược “đánh chắc,
tiến chắc” đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ huyền thoại.
Với các chiến sĩ ngoài mặt trận, Bác luôn quan tâm chỉ đạo sát sao và dành tình cảm
đặc biệt như một người cha. Trước ngày chiến dịch mở màn Bác đã gửi thư cho cán bộ
và chiến sĩ ở mặt trận Điện Biên Phủ. Trong thư Bác viết: “Các chú sắp ra mặt trận.
Nhiệm vụ các chú lần nầy rất to lớn, khó khăn nhưng rất vinh quang Bác tin chắc
rằng các chú sẽ phát huy thắng lợi vừa qua, quyết tâm vượt mọi khó khăn gian khổ để
làm tròn nhiệm vụ vẻ vang sắp tới Chúc các chú thắng to. Bác hôn các chú”. Đây
không chỉ là lời động viên đơn thuần mà chính là sự chỉ đạo sát sao của Bác. Điều này
đã tiếp thêm sức mạnh và ý chí quyết chiến, quyết thắng cho các chiến sĩ.
Ngày 13/3/1954 chiến dịch Điện Biên Phủ mở màn. Đợt tấn công đầu tiên ta đã giành
thắng lợi giòn giã. Sau 5 ngày chiến đấu anh dũng quân ta đã tiêu diệt toàn bộ cứ điểm
Him Lam và phân khu Bắc, Ngay sau thắng lợi, ngày 18-03-1954, mặt trận đã nhận được
điện của Bác và Trung ương Đảng, Bác vừa động viên khen ngợi kịp thời vừa khẳng định
ý nghĩa quan trọng của chiến dịch “Bác và Trung ương Đảng có lời khen các đồng chí.
Chiến dịch nầy là một chiến dịch lịch sử của quân đội ta, ta đánh thắng chiến dịch nầy
có ý nghĩa quân sự và chính trị quan trọng”, Bác vừa động viên, nhắc nhở toàn
quân “Địch sẽ ra sức đối phó, ta phải cố gắng chiến đấu dẻo dai, bền bỉ, chớ chủ quan,
khinh địch, giành toàn thắng cho chiến dịch nầy”. Bức điện chính là sự thể hiện nhãn


quan chính trị, quân sự thiên tài nhạy bén của Bác đã phán đoán trước được âm mưu,
hành động xảo quyệt của những tên đế quốc già đời gian xảo Pháp- Mĩ. Điều đó góp phần
làm nên sự toàn thắng trong đợt tấn công thứ hai và thứ ba kết thúc chiến dịch.
Sau chiến thắng giải phóng Điện Biên một ngày, ngày 08-05-1954, Bác Hồ có thư
khen ngợi bộ đội, dân công, thanh niên xung phong và đồng bào Tây Bắc đã chiến thắng
vẻ vang ở Điện Biên Phủ một cách kịp thời. Trong thư, Bác khen ngợi các chiến sĩ “Bác
và Chính phủ thân ái gửi lời khen ngợi cán bộ, chiến sĩ, dân công, thanh niên xung phong
và đồng bào địa phương đã làm tròn nhiệm vụ một cách vẻ vang”. Nhưng với tầm nhìn
của một lãnh tụ, Bác cũng chỉ ra rằng: “Thắng lợi tuy lớn nhưng chỉ mới là bắt đầu.
Chúng ta không nên vì chiến thắng mà kiêu, không nên chủ quan khinh địch”.
Thực tế lịch sử đã chứng minh nhãn quan chính trị thiên tài của Bác. Mỹ lại gây
hấn, hòng cướp nước ta. Nhân dân ta phải trường kì kháng chiến suốt 21 năm sau mới
giành lại trọn vẹn non sông vào mùa Xuân đại thắng 1975.
Bác còn gửi một bức thư cho toàn thể cán bộ và chiến sĩ ở mặt trận Điện Biên
Phủ (in ở báo Nhân Dân từ ngày 12 đến 15-5-1954), mà lời đầu tiên là “gởi lời thân ái
thăm các chú thương binh” và những cán bộ, chiến sĩ đã “quyết tâm tranh được
thắng lợi lớn để chúc thọ Bác”. Cuối cùng Bác dặn cán bộ, chiến sĩ như bao lần trước:
“Chớ vì thắng mà kiêu, chớ chủ quan khinh địch, phải luôn luôn sẵn sàng làm trọn
nhiệm vụ Đảng và Chính phủ giao cho các chú”.
Trong suốt chiến dịch quan điểm chỉ đạo của Bác là chủ động, kiên quyết trước kẻ
thù. Nhưng Quan điểm ấy của Người lại được thể hiện bằng những lời khen, những lời
động viên kịp thời và những lời nhắc nhở khéo léo. Có lẽ chỉ Có Bác Hồ mới có sự chỉ
đạo tài tình như thế!
Cũng trên báo Nhân Dân số 184 từ ngày 12 đến 15-05-1954, xuất hiện một
cách trang trọng bài thơ dài 46 câu có tiêu đề “Quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ”.
Dưới bài thơ kí tên là: C.B. Bây giờ, ta dễ dàng nhận ra đây là bút danh của Bác Hồ.
Vào thời điểm ấy, những người nhạy cảm cũng nhận biết được tác giả bài thơ này là
Bác Hồ. Bài thơ là một huyền thoại về chiến dịch Điện Biên Phủ.
Đặc biệt, sáng 19/5/1954 kỷ niệm lần thứ 64 sinh nhật Bác Hồ, 5 chiến sĩ Điện
Biên được chọn lên báo cáo chiến công với Bác Hồ, Trung ương Đảng và chúc thọ

Bác, Bác thân mật nói: “ Bây giờ, Bác thưởng mỗi chú một huy hiệu”. Gắn xong Huy
hiệu Chiến sĩ Điện Biên Phủ cho các chiến sĩ Bác lại căn dặn: “Các chú trở về đơn vị
cho Bác gửi lời thăm các chú thương binh, thăm toàn thể cán bộ, chiến sĩ mặt trận
Điện Biên Phủ. Các chú đã lập được thành tích, cần cố gắng lập thành tích lớn hơn
nữa. Chú nào lập được nhiều thành tích, Bác sẽ khen thưởng.”
Năm 1959, trên báo Nhân dân số 1923, Người chỉ ra nguyên nhân thất bại của
thực dân Pháp: “Thực dân Pháp sở dĩ thất bại, vì chúng là phe tà, là bọn cướp nước;
chiến tranh thực dân là phi nghĩa”. Người khẳng định “Việt Nam sở dĩ thắng lợi là vì
quân và dân ta đoàn kết nhất trí, kháng chiến anh dũng, vì chính nghĩa ở về phía ta”.
Và Người kết luận rằng:
“Cũng trong một cuộc Điện Biên,
Ta mừng thắng lợi, Pháp phiền xấu xa.
Trăm năm trong cõi người ta,
Bên chính ắt thắng, bên tà ắt thua”.
Đã hơn nửa thế kỉ trôi qua nhưng đọc lại những dòng thư, những vần thơ Bác
Hồ viết về chiến dịch Điện Biên Phủ chúng ta càng thấy ở Bác một tình cảm bao la đối
với quân dân, một nhãn quan chính trị, quân sự thiên tài và một sự chỉ huy tài tình,
khéo léo. Đây chính là một trong những nhân tố quyết định làm nên chiến thắng Điện
Biên Phủ “chấn động địa cầu”.

×