Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

tư tưởng hồ chí minh về nhà nươc của dân do dân vì dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.12 KB, 4 trang )

Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng
Nhà nước pháp quyền của dân, do
dân, vì dân
Xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân là quan điểm tư tưởng nhất
quán của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là kim chỉ nam định hướng cho toàn bộ quá trình tổ
chức, xây dựng và hoạt động của Nhà nước ta. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng
Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân là bước phát triển mới và sự vận
dụng sáng tạo của chủ nghĩa Mác - Lê nin kết hợp chủ nghĩa yêu nước, truyền thống
văn hóa Việt Nam, tinh hoa văn hóa phương Đông và phương Tây.
Nhà nước của dân, do dân và vì dân theo Hồ Chí Minh là Nhà nước thực hiện quyền
lực của nhân dân, dựa vào sức mạnh của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động.
Nhân dân theo quan niệm của Hồ Chí Minh là toàn dân, là tất cả đàn ông, đàn bà,
người già người trẻ , không phân biệt giai cấp, dân tộc, đảng phái, tôn giáo, Người
cho rằng “ trong bầu trời không có gì quí bằng nhân dân. Trong thế giới không gì
mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”
Trong bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta (1946) do đích thân Chủ tịch Hồ Chí Minh
soạn thảo, ngay từ Điều 1 đã khẳng định: "Tất cả quyền bính trong nước là của toàn
thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp".
Xuất phát từ lòng tin sâu sắc vào truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, cho dù trong
hoàn cảnh cực kỳ khó khăn sau khi cách mạng mới thành công - giặc đói, giặc dốt và
giặc ngoại xâm đang hoành hành; Người đề nghị Chính phủ lâm thời "tổ chức càng
sớm càng hay cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu ", “Tổng tuyển cử
là dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức để gánh vác
công việc Nước nhà . Trong cuộc tổng tuyển cử hễ là những người muốn lo việc nước
thì đều có quyền ra ứng cử, hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử…Do bầu cử mà
toàn dân bầu ra Quốc hội, Quốc hội sẽ cử ra Chính phủ, Chính phủ đó thật là chính
phủ của toàn dân” . Tức là Người đã thực hiện ngay dân chủ trực tiếp, điều mà nền
dân chủ tư sản phải trải qua mấy trăm năm mới đạt được, mà không đợi đến lúc có đủ
những điều kiện về kinh tế - xã hội cho phép. Sự thành lập bộ máy nhà nước do dân
cử bằng phổ thông đầu phiếu là sự kiện đầu tiên trong lịch sử nhà nước của Việt Nam.
Một Chính phủ như vậy nhất định thể hiện được truyền thống đoàn kết dân tộc, thể


hiện ý chí thống nhất cao của toàn dân; Người nói: “Tôi có thể tuyên bố trước Quốc
hội rằng, Chính phủ này tỏ rõ tinh thần quốc dân liên hiệp, là một Chính phủ chú
trọng thực tế và sẽ nỗ lực làm việc, để tranh thủ quyền độc lập và thống nhất lãnh thổ,
cùng xây dựng một nước Việt Nam mới. Chính phủ này là chính phủ toàn quốc có đủ
tài Trung, Nam, Bắc tham gia” . Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà nước Việt Nam
dân chủ cộng hòa ngay từ khi ra đời là Nhà nước dân chủ kiểu mới – Nhà nước của
dân, do dân vì dân. Cơ sở xã hội của Nhà nước đó là toàn thể dân tộc Việt Nam, dựa
nền tảng liên minh giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới
sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Đó là Nhà nước thực hiện chức năng
chuyên chính vô sản nhằm bảo vệ thành quả cách mạng và xây dựng thành công chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Xây dựng một Nhà nước của dân theo Bác Hồ nghĩa là: Tất cả quyền bính đều thuộc
về nhân dân, những vấn đề quan hệ đến vận mệnh quốc gia do nhân dân phán quyết;
tức là nhân dân phải là người thực hiện quyền lực, hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp thông
qua các đại biểu của mình “Chính quyền từ xã đến chính phủ Trung ương do dân cử
ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên” . Đó là những hình thức cơ
bản của nền dân chủ; dân chủ vừa là thành quả đấu tranh cách mạng của dân tộc, vừa
là giá trị văn hóa, do đó theo Người: Nhà nước ta phải phát triển quyền dân chủ sinh
hoạt chính trị toàn dân làm cho mọi người công dân Việt Nam thực sự tham gia vào
công việc của Nhà nước. Như vậy, nền tảng xã hội sâu rộng, ý thức chính trị và khả
năng tham gia vào đời sống chính trị của nhân dân là yếu tố đảm bảo cho nền dân chủ
mới. Người coi yếu tố đầu tiên của dân chủ là: Có việc gì thì ai cũng được bàn, cũng
phải bàn. Khi bàn rồi thì bỏ thăm, ý kiến nào nhiều người theo hơn thì được. ấy là dân
chủ.
Nhà nước do dân bởi vì “ lực lượng bao nhiêu là nhờ dân hết”. Nhà nước muốn điều
hành quản lý xã hội có hiệu quả thì phải dựa vào dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “dân
như nước mình như cá”; phải “đem tài dân, sức dân, của dân làm lợi cho dân…Chính
phủ chỉ giúp kế hoạch cổ động” . Vì vậy Đảng ta luôn chủ trương dựa vào dân, tạo
điều kiện để nhân dân phát huy cao nhất quyền làm chủ , tham gia tích cực vào việc
quản lý Nhà nước .

Nhà nước vì dân, theo Hồ Chí Minh có nghĩa là mọi hoạt động của Nhà nước đều
phải xuất phát và vì lợi ích của nhân dân; việc gì có lợi cho dân thì phải làm cho kỳ
được ; việc gì có hại cho dân thì phải hết sức tránh. Người chỉ rõ: chế độ ta là chế độ
dân chủ, nhân dân là chủ, Chính phủ là đầy tớ của nhân dân. Nhân dân có quyền đôn
đốc và phê bình Chính phủ. Chính phủ thì việc to, việc nhỏ đều nhằm mục đích phục
vụ lợi ích của nhân dân “Các công việc của chính phủ làm phải nhằm vào mục đích
duy nhất là mưu tự do hạnh phúc cho mọi người. Cho nên chính phủ nhân dân bao giờ
cũng phải đặt quyền lợi dân lên trên hết thảy. Việc gì có lợi cho dân thì làm. Việc gì
có hại cho dân thì tránh” . Xây dựng một Nhà nước vì dân là một nhà nước không đặc
quyền, đặc lợi, phục vụ nhân dân tận tụy, một nhà nước trong sạch, chí công vô tư.
Bác đã dạy rằng: Phải xây dựng một nền chính trị liêm khiết, kiên quyết đấu tranh với
ba thứ giặc nội xâm là: tham ô, lãng phí, quan liêu. Một mặt Nhà nước phải thực hành
dân chủ rộng rãi với nhân dân mặt khác phải thực hành chuyên chính với mọi hành
động xâm hại đến lợi ích của tổ quốc, quyền làm chủ của nhân dân. Trong hàng loạt
vấn đề được đề cập, Hồ Chí Minh thường nhấn mạnh vấn đề bản chất xã hội chủ
nghĩa, tính dân chủ, tính nhân dân, tính nhân đạo của Nhà nước mà nhân dân ta xây
dựng.
Là đại biểu của nhân dân, nên hiệu lực quản lý nhà nước đều dựa vào sự tín nhiệm và
sức mạnh của đông đảo nhân dân. Nhân dân là người theo dõi, giám sát mọi hoạt
động của nhà nước, của đội ngũ cán bộ công chức nhà nước và khi cần thì có quyền
bãi miễn nếu những đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng .
Quan niệm của Hồ Chí Minh về một nhà nước của dân và vì dân còn phải là nhà nước
“công bộc của dân, gánh vác công việc chung của dân chứ không phải để đè đầu cưỡi
cổ dân như thời Pháp, Nhật” . Người chỉ rõ: bất kỳ ở địa vị nào, làm công tác gì,
chúng ta đều là đầy tớ của nhân dân. Cơm chúng ta ăn, áo chúng ta mặc, vật liệu
chúng ta dùng đều do mồ hôi nước mắt của nhân dân mà ra. Vì vậy chúng ta phải đền
đáp xứng đáng cho nhân dân. Người dạy, để thực sự là “đầy tớ của dân”, các cơ quan
nhà nước từ trung ương đến cơ sở phải thực sự gần dân, biết lắng nghe ý kiến nguyện
vọng của nhân dân, làm việc gì cũng bàn bạc kỹ và học hỏi kinh nghiệm của nhân
dân, thực sự yêu dân kính dân, tin cậy và trọng dân, ăn ở công bằng với dân và thực

sự cần kiệm, liêm chính chí công vô tư.
Nhà nước của dân, do dân và vì dân không phải nhà nước siêu giai cấp mà là nhà
nước do Đảng Cộng sản - Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo. Sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản là nhân tố quyết định bản chất giai cấp , bản chất cách mạng của nhà
nước xã hội chủ nghĩa. Đường lối chính sách của Đảng là mục tiêu, phương hướng
hành động của nhà nước. Thể chế hóa và thực hiện đường lối của đảng là chức năng
cơ bản của nhà nước xã hội chủ nghĩa .
Nhà nước của dân, do dân phải là một nhà nước được tổ chức và hoạt động trong
khuôn khổ của hiến pháp và pháp luật, thể hiện cho ý chí và nguyện vọng của nhân
dân. Ngay từ những năm 1922, trong bài "Việt Nam yêu cầu ca" có 8 điều thì có một
điều (Điêù7) NgươìViết:
“Bảy xin hiến pháp ban hành
Trăm điều phải có thần linh pháp quyền”
Theo Người: “Pháp luật là phép của dân, dùng để ngăn cản những hành động có hại
cho dân, để bảo vệ lợi ích chung của đại đa số nhân dân” .
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn chủ trương đề cao việc quản lý nhà nước bằng công
cụ pháp luật. Trước khi có Hiến pháp, Người cho rằng, một xã hội không thể sống
một ngày không có pháp luật, cho nên Người đã ký Sắc lệnh giữ lại mọi luật lệ của
chế độ cũ, chỉ trừ những điều luật trái với nền độc lập, tự do. Đồng thời, Người ký
một loạt Sắc lệnh cấp bách: Sắc lệnh bảo đảm tự do cá nhân, Sắc lệnh bãi bỏ thuế
thân, Sắc lệnh tổ chức Tòa án độc lập với hành chính Đó là nền tảng trước mắt và
lâu dài cho một nhà nước pháp quyền. Tư tưởng pháp quyền của Chủ tịch Hồ Chí
Minh thể hiện trong hoạt động của Chính phủ, của các cấp chính quyền, của các tổ
chức, Người đòi hỏi tất cả mọi tổ chức và cá nhân phải chấp hành pháp luật, không ai
được đứng trên, đứng ngoài pháp luật. Trong điều kiện có chính quyền người đặc biệt
quan tâm, nhắc nhở đội ngũ cán bộ công chức : Dù to hay nhỏ, có quyền mà thiếu
lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp ăn của đút, có dịp "dĩ công vi tư". Thực chất
những căn bệnh đó là vi phạm quyền làm chủ của nhân dân lao động, là độc tố phản
văn hóa đi ngược lại bản chất nhà nước của dân, do dân và vì dân. Ngoài việc giáo
dục nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng, "Pháp luật phải thẳng tay trừng trị những

kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ ấy ở địa vị nào, làm nghề nghiệp gì".
Nội dung quan trọng của Nhà nước pháp quyền là khẳng định cội nguồn quyền lực
nhà nước là ở nhân dân, trong đó nhà nước là của nhân dân chứ không phải nhân dân
là của nhà nước; Nhà nước pháp quyền đề cao tính hợp hiến, hợp pháp trong tổ chức
và hoạt động của Nhà nước, Nhà nước chỉ được làm những điều pháp luật cho phép,
còn nhân dân được làm tất cả những điều pháp luật không cấm. Một mặt, pháp luật
bảo đảm cho sự phát triển tự do tối đa của nhân dân, mặt khác pháp luật xây dựng và
duy trì xã hội trật tự, ổn định, trong đó không chỉ mỗi công dân, mỗi cá nhân, mà bản
thân nhà nước và những người đứng đầu chính quyền cũng phải tôn trọng pháp luật .
Hai mặt dân chủ và pháp luật trong Nhà nước pháp quyền gắn bó hữu cơ, làm tiền đề
tồn tại cho nhau và tạo nên bản chất của Nhà nước pháp quyền trong lịch sử nhân loại;
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Nhà nước bảo đảm quyền tự do dân chủ cho công dân
nhưng nghiêm cấm lợi dụng các quyền tự do dân chủ để để xâm phạm đến lợi ích của
Nhà nước, của nhân dân” .
Mặc dù Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi xa nhưng những tư tưởng của Người về xây dựng
Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân vẫn còn nguyên giá trị. Giá trị trường
tồn của những luận điểm đó không chỉ soi sáng mà còn là sự tiếp sức quyết tâm chính
trị của Đảng và Nhà nước ta trong tiến trình xây dựng Nhà nước Pháp quyền xã hội
chủ nghĩa. Văn kiện Đại hội X của Đảng chỉ rõ: “Xây dựng cơ chế vận hành của Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước đều
thuộc về nhân dân; quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa
các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Hoàn thiện hệ
thống pháp luật, tăng tính khả thi của các qui định trong văn bản pháp luật. Xây dựng,
hoàn thiện cơ chế kiểm tra giám sát tính hợp hiến hợp pháp trong các hoạt động và
quyết định của các cơ quan công quyền” - một trong những điều kiện và môi trường
tiên quyết ở nước ta, bảo đảm phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới, đẩy
mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu dân giàu nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh./.

×