Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Đề thi tham khảo ngữ văn 6 HKII

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.69 KB, 2 trang )

ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ HỌC KÌ II (năm học 2009-2010)
Môn : Ngữ Văn 6
Thời gian : 120 phút
CÂU HỎI BÀI ĐÁP ÁN GHI CHÚ
I. TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm)
A. Nhận biết:
Câu 1: Đoàn Giỏi sinh và mất vào năm nào?
a. 1925-1988 b. 1925- 1989
c. 1925-1990 d. 1925-1991
Câu 2: Mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so
sánh gồm mấy phần?
a. Một b. Hai
c. Ba d. Bốn
Câu 3: An-Phông- Xơ Đô –đê là nhà văn của
nước nào sau đây?
a. Anh b. Pháp
c. Mĩ d. Ý
Câu 4: Văn bản Cô Tô của Nguyễn Tuân thuộc
thể loại nào sau đây?
a. Kí b.Bút kí
c. Kí sự d. Nhật kí
Câu 5: Tên thật của Tố Hữu là
a. Nguyễn Thái b. Nguyễn Sen
c. Nguyễn Kim Thành d. Nguyễn Thi
Bài 19
Bài 19
Bài 22
Bài 25
Bài 24
câu 1 :b
Câu 2 :d


Câu 3:b
Câu 4:a
Câu 5:c
B. Hiểu:
Câu 6: Điền từ đúng vào câu thơ sau đây:
Anh đội viên
Như nằm trong giấc mộng
a. Thức dậy b. Thầm thì
c. Nhẹ nhàng d. Mơ màng
Câu 7:” Núi cao chi lắm núi ơi
Núi che mặt trời chẳng thấy người thương”
Câu ca dao trên thuộc kiểu nhân hóa: Trò
chuyện , xưng hô với vật như đối với người.
a. Đúng b. Sai
Câu 8: “ Như một pho tượng đồng đúc “ là để
miêu tả ai?
a. Chú Hai b. Thằng Cù Lao
c. Dượng Hương Thư d. Ph.răng
Câu 9: “Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”
Câu thơ trên thuộc kiểu ẩn dụ nào?
a. Ẩn dụ hình thức
b. Ẩn dụ phẩm chất
c. Ẩn dụ cách thức
d. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
Câu 10: Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ “
được Minh Huệ kể lại mấy lần anh đội viên thức
dậy nhìn thấy Bác không ngủ?
Bài 23
Bài 22

Bài 21
Bài 23
Bài 23
Câu 6:d
Câu 7:a
Câ 8:c
Câu 9:d
Câu 10:b
a. Một b. Hai
c. Ba d. Bốn
C. Vận dụng:
C âu 11: Có mấy lần tác giả dùng nghệ thuật so
sánh trong bài “Vượt Thác “?
a. Bốn b. Năm
c. Sáu d. Bảy
Câu 12: Nghệ thuật được sử dụng trong câu:
“Người Cha mái tóc bạc” là:
a. Ẩn dụ b. So Sánh
c. Nhân hóa d. Hoán dụ
II. TỰ LUẬN :( 7 điểm)
Tả lại quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi.
Bài 21
Bài 23
Câu 11:c
Câu 12:a
ĐÁP ÁN ( phần tự luận)
1.Kĩ năng:
Học sinh nắm vững phương pháp tả cảnh, có bố cục chặt chẽ rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, không mắt
lỗi dùng từ, chính tả
2. Nội dung:

Hoc sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm rõ các ý sau :
a. Mở bài:
Giới thiệu chung về cảnh sân trường trong giờ ra chơi.
b. Thân bài: tả theo thứ tự thời gian:
- Cảnh sân trường trước giờ ra chơi.
- Cảnh ra chơi.
- Giờ chơi kết thúc .
c. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về giờ ra chơi.
3. Biểu điểm:
- Điểm 6-7: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, bố cục chặt chẽ rõ ràng, diễn đạt tốt. Có thể mắc vài
sai sót nhỏ.
- Điểm 4-5: Đáp ứng 2/3 yêu cầu trên, có bố cục chặt chẽ, diễn đạt khá, có thể mắc 4-5 lỗi dùng từ
đặt câu.
- Điểm 2-3:Đáp ứng ½ yêu cầu trên, có bố cục , diễn đạt tạm , có thể mắc 6-7 lỗi dùng từ đặt câu.
- Điểm 0-1: bài làm còn nhiều sai sót, chưa nắm vững phương pháp làm bài hoặc làm lạc đề.

×