Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đối phó chứng đau vùng thắt lưng ở phụ nữ docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.72 KB, 5 trang )

Đối phó chứng đau vùng thắt
lưng ở phụ nữ


Đau vùng thắt lưng là bệnh
rất hay gặp trong đời sống
hàng ngày: chiếm khoảng
2% dân số, 17% ở người
trên 60 tuổi, 6% tổng số
bệnh nhân xương khớp.
Đau vùng thắt lưng thường
xảy ra đối với người trên
30 tuổi, nhất là phụ nữ sau
tuổi mãn kinh. Có thể nói
đây là bệnh riêng của con
người do tư thế đứng thẳng
trên hai chân, trọng lượng cơ thể dồn lên cột sống, nhất
là vùng thắt lưng.

Mãn kinh cũng là một trong
những nguyên nhân gây đau
thắt lưng.
Đau thắt lưng thường gặp
Đau thắt lưng thường gặp ở học sinh, sinh viên, nhân viên
văn phòng, lái xe đường dài, thợ mộc, thợ rèn… nói chung
là những người ngồi nhiều, ngồi lâu, ngồi không đúng tư
thế, đứng trọng lượng không đặt đều lên hai chân… Tư thế
ngồi hoặc đứng không đúng sẽ làm căng mỏi cơ và dẫn đến
gây đau thắt lưng. Đối với phụ nữ, đau thắt lưng thường
liên hệ đến chu kỳ kinh nguyệt, cơn đau thường xảy ra
trước khi hành kinh. Ngoài ra, đau thắt lưng còn có thể do


nguyên nhân bệnh lý thường gặp như các bệnh về nội tạng
(loét dạ dày, tá tràng, viêm gan mật, sỏi thận…), thoái hóa
khớp, viêm khớp, loãng xương, lao đốt sống, ung thư đốt
sống…
Có mấy loại đau vùng thắt lưng?
Đau thắt lưng được chia làm hai loại: Đau thắt lưng cấp và
đau thắt lưng mãn. Đau thắt lưng cấp là những đau đớn
xuất hiện đột ngột xảy ra ở vùng thắt lưng gây cản trở ngay
lập tức vận động cột sống thắt lưng, làm người bệnh rất đau
đớn. Còn đau vùng thắt lưng mãn tính là những đợt đau dài
và tái phát, đây là một thể mãn tính của hội chứng đau thắt
lưng cục bộ, thường xuất hiện từ từ, giảm đau cũng chậm.
Có thể giảm đau nhanh bằng cách nào?
Khi xuất hiện cơn đau, có thể giảm đau nhanh bằng 3 cách
như sau:
Nằm nghỉ trên giường: Để giảm ngay tình trạng đau thắt
lưng cần giảm sự làm việc của cột sống, do đó điều đầu tiên
và hợp lý nhất là nên nằm nghỉ tại giường đúng tư thế để
các cơ cạnh sống và dây chằng được nghỉ ngơi. Nên nằm
ngửa trên phản cứng có lót đệm mỏng, gối dưới đầu phải
mềm và thấp, co hai chân lại đồng thời lót một gối nhỏ
dưới chân.
Đắp nước đá lên vùng đau: Đắp túi nước đá vào vùng đau
trong vòng 24 giờ sau khi bị tổn thương, giúp hạn chế tình
trạng viêm và đau. Nước đá được cho vào túi nhựa, sau đó
phủ bằng khăn vải bên ngoài rồi đặt trên da trong 30-60
giây. Sau đó, lấy túi nước đá ra để da bớt lạnh rồi lại tiếp
tục đắp. Đắp như thế liên tục trong thời gian khoảng 10
phút, mỗi ngày 2 đến 3 lần.
Đắp nóng: 1-2 ngày sau cơn đau đầu tiên nên dùng nước

nóng áp vào chỗ đau. Lúc này, nước nóng làm giãn cơ thể,
tăng tính đàn hồi và cuối cùng làm giảm đau lưng. Nước
nóng được cho vào chai thủy tinh đóng kín nút hay cho vào
túi nhựa.
Phòng tránh bằng cách nào?
Để phòng tránh đau vùng thắt lưng, chúng ta cần thay đổi
lại các tư thế sinh hoạt không phù hợp hàng ngày.
Đối với tư thế nằm, khi nằm đúng tư thế giúp các cơ và dây
chằng được thư giãn, nghỉ ngơi. Hạn chế tư thế nằm sấp,
nếu nằm sấp cần lót một chiếc gối nhỏ dưới vùng bụng
dưới. Khi nằm ngửa, cần gối đầu trên chiếc gối mềm,
không quá cao, có thể kê thêm gối dưới hai nhượng chân để
cơ thể được thư giãn hơn. Có thể nằm nghiêng trái, phải,
hai chân cong lại, thẳng góc với thân mình, kê thêm một
gối mỏng giữa hai đầu gối và cẳng chân.
Còn khi ngồi, cột sống phải thẳng, đùi thẳng góc với thân,
hai vai tạo thành đường thẳng song song với mặt đất, đầu
thẳng với cột sống. Không nên ngồi tréo chân nhiều, lưng
cong, cúi đầu ra sau hoặc về phía trước.
Cuối cùng đối với tư thế đứng, cột sống cũng phải thẳng,
chân thẳng, hai vai thẳng ngang, sức nặng cơ thể phân phối
đều hai chân. Tránh tư thế đi gù, cong cột sống…
Ngoài ra, để phòng bệnh đau vùng thắt lưng, bạn nên tập
môn thể thao bơi lội. Bơi lội giúp cân bằng cơ, giữ cột sống
thẳng, không căng cơ và cơ thể được thư giãn tốt hơn.

×