Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bốn lý do khiến bạn thất nghiệp pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.9 KB, 5 trang )

Bốn lý do khiến
bạn thất nghiệp
Trong quá trình tìm kiếm việc làm không ít người vì những lí do
rất nhỏ đã vô tình loại mình ra khỏi công việc, và có thể là
những lí do dưới đây:



1. Thiếu thực tế
Hoàng, nam 25 tuổi, chuyên ngành kỹ thuật, vị trí mong muốn: kỹ
sư máy.
Đã tham gia trên dưới 10 cuộc phỏng vấn. Trong lần phỏng vấn gần
đây nhất, khi nói đến vấn đề tiền lương, Hoàng thấy trong tình hình
kinh tế khó khăn hiện nay tìm được việc đã là rất may mắn, vì vậy
khi được hỏi với thái độ trả lời không mấy quan tâm của Hoàng
khiến nhà tuyển dụng không mấy hài lòng và cơ hội làm việc cũng
biến mất.
Nhận xét: Tiền lương là tiêu chuẩn đánh giá năng lực của bạn, với
người không mấy quan tâm đến sức lao động của mình thì liệu anh
ta có nỗ lực vì công ty hay không?

2. Thiếu tự tin
Lệ Nguyên, nữ 24 tuổi, chuyên ngành pháp luật, vị trí mong muốn:
tư vấn khách hàng.
Cuộc phỏng vấn tại một công ty đầu tư thương mại nước ngoài mà
Nguyên tham gia.
Nhà tuyển dụng hỏi: “Công ty chúng tôi tuyển dụng sinh viên
chuyên ngành, bạn là sinh viên tốt nghiệp đại học, tại sao lại tham
gia vị trí này?”.
Nguyên ấp úng: “Em thấy công ty rất tốt và thích hợp với chuyên
ngành của em”.“Công ty tốt chỗ nào? Áp lực công việc lớn, thường


xuyên thêm giờ, em có thể thích ứng không? Thời gian thử việc
lương là 1triệu rưỡi, không có tiền thưởng.”Sau khi Nguyên phỏng
vấn, nhà tuyển dụng cười với cô: “Lần sau nếu đi phỏng vấn em hãy
tự tin hơn nhé ”. Nhận xét: Thiếu tự tin dễ khiến người khác cho
rằng bạn có năng lực thấp, và không được nhà tuyển dụng lựa chọn.

3. Muốn nổi bật
Lễ, nam 23 tuổi, chuyên ngành thương mại quốc tế, vị trí mong
muốn phòng kế hoạch kinh doanh.
Khi tham gia phỏng vấn công khai của một công ty nổi tiếng trong
nước tại trường, Lễ nghĩ rằng nếu mình biểu hiện tốt hơn người
khác thì cơ hội sẽ đến với mình vì vậy anh thể hiện rất tích cực. Khi
phỏng vấn, người khác chưa kịp nói, Lễ đã cướp lời, và có đến 2/3
câu hỏi được trả lời bởi anh. Sau một tuần có kết quả, Lễ sẽ không
được tham dự buổi phỏng vấn tiếp theo của công ty.
Nhận xét: Tự tin và ngạo mạn khiến ta dễ bị sai lầm, sự ngạo mạn
khiến người ta không có tinh thần đoàn kết và nhà tuyển dụng
thường không thích người muốn làm việc mà không có tinh thần tập
thể.

4. Thiếu tự lập
Lan, nữ 23 tuổi, chuyên ngành kế toán, vị trí mong muốn: làm việc
ngoài văn phòng.
Tuần trước Lan nhận được thông báo phỏng vấn của doanh nghiệp
mà mình ưng ý từ lâu. Khi phỏng vấn, Lan được hỏi: “ Dựa vào tính
cách của bạn, nếu chúng tôi sắp xếp bạn tại vị trí mà bạn mong
muốn nhưng khách hàng cần bạn tự tìm kiếm”. Sau khi suy nghĩ,
Lan trả lời: “Vậy hãy để tôi thương lượng với bố”. Nhà tuyển dụng
im lặng một lúc và bảo Lan: “Sau này khi tham gia phỏng vấn, bạn
đừng nói cần thương lượng với bố, như vậy sẽ thể hiện bạn là người

không có chủ kiến”.
Nhận xét: Hãy thể hiện mình có đủ khả năng để tự quyết định công
việc và có chủ kiến riêng của mình.
Theo Ehow

×