Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI CHĂM SÓC SẦU RIÊNG ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.04 KB, 5 trang )

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI CHĂM
SÓC SẦU RIÊNG


Trong tự nhiên, sầu riêng thường ra hoa đầu mùa khô, khoảng từ
tháng 11 đến tháng 2 năm sau và thu hoạch trong thời gian từ tháng 4 đến
tháng 6, những nơi thu hoạch đợt cuối khi mưa nhiều, trái thường bị sượng
khiến giá bán rất thấp, trái sầu riêng bị sượng do một số nguyên nhân sau:
- Do ẩm độ đất trồng: chủ yếu là do mưa nhiều trong thời gian thu
hoạch, hoặc mưa đột ngột sau 1 thời gian nắng hạn. Do dinh dưỡng: có
vườn khi vừa thu hoạch một vài đợt đầu, chất lượng ngon, nhưng các đợt sau
đó thì chất lượng giảm hẳn do sượng, điều này có thể cho thấy trong đất do
lượng dinh dưỡng mất cân đối, có khi bón các loại phân có chứa hàm lượng
Clo cao (như Clorua Kali) hay đạm cao. Do cây đâm chồi trong khi trái
sắp chín: Hiện tượng này thường xảy ra đầu mùa mưa, khi trái đã lớn, gặp
mưa nhiều, thúc đẩy cây đâm chồi lá non khiến trái bị ảnh hưởng chất lượng
hoặc bị rụng. Do sâu bệnh: một số sâu đục trái, tuyến trùng rễ và bệnh thối
trái, xì mủ thân cũng thường gây sượng và kém chất lượng ở trái. Ngoài ra,
cây mang trái trong thời gian hạn hán, thiếu nước cũng làm cho sản lượng và
chất lượng giảm.
* Từ các yếu tố trên, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trái:
Đầu tiên, nên thực hiện việc điều khiển ra hoa sớm vụ để thu hoạch
trước khi mùa mưa tới, sau đó là bón phân cân đối và hợp lý cùng một số
biện pháp phòng trừ sâu bệnh.
Để thực hiện việc ra hoa sớm 2 - 3 tháng, nhiều nhà vườn đã ứng dụng
thành công biện pháp xiết nước tạo khô hạn, phun Paclobutrazol ức chế sinh
trưởng, hoặc kết hợp cả 2 cách trên. Việc xiết nước bằng cách phủ bạt ngăn
nước mưa chỉ áp dụng được cho vùng ĐBSCL mà thôi, còn các khu vực
khác rất khó thực hiện. Dùng Paclobutrazol phun để thúc đẩy ra hoa hiện
nay được nhà vườn sử dụng rộng rãi nhất, do dễ thực hiện và tỷ lệ thành
công cao, mặt khác, khi dùng hóa chất này để phun, hoa thường ra đồng đều,


ít rụng, tỉ lệ hoa trên chùm cũng như tỉ lệ đậu trái cao.
* Muốn điều khiển sầu riêng ra hoa như ý muốn:
Sau khi thu hoạch xong, bón phân gốc để phục hồi, chờ cây ra 1 - 2
đợt lá, khi lá già, bón phân tạo mầm hoa, nên dùng DAP và Kali trắng để
bón, khi cây nhú lá non, có màu xanh trắng, thì pha Toba Jum 20WP 40-
50g/ bình 8 lít, phun ướt toàn bộ tán lá và thân cành.
Khoảng 40 - 50 ngày sau, đốm mắt cua nhú ra, rải nhẹ phân gốc và
phun F.94 để thúc đẩy hoa bật nhanh.
Khi hoa nhú cho đến khi nở rộ, định kỳ 1 tuần phun thuốc phòng trừ
sâu bệnh 1 lần nhằm hạn chế sâu ăn bông và bệnh thán thư, sương mai, dùng
các loại thuốc trừ sâu: Abafax, Tamala và thuốc trừ bệnh Tobacol 70WP,
nên lưu ý không nên phun thuốc trừ sâu trong khi hoa nở để dẫn dụ côn
trùng thụ phấn, chỉ cần phun thuốc bệnh kết hợp thuốc tăng đậu quả F.95
hay Fertrilon Combi .
Từ lúc trái vừa đậu cho đến khi cỡ trứng vịt, cần phun Toba Fruit kết
hợp Tamala 1.9 EC để giúp trái lớn nhanh và hạn chế côn trùng tấn công trái
non. Trong giai đoạn này trái thường rụng nhiều, do đó không nên tưới đẫm
đột ngột, mặt khác lá non nhú trong thời điểm này cũng làm trái non rụng,
nếu có triệu chứng nhú lá non thì pha Toba Sun 15g/ bình 8 lít để phun.
Khi trái được 10 tuần trở đi, tuyệt đối không dùng các loại phân bón
có hàm lượng đạm cao, không dùng phân bón lá chứa kích thích sinh trưởng
vì sẽ làm cho trái có vỏ dày và giảm độ ngọt sau này, lúc này nên dùng các
loại phân chứa Calci và Kali cao như KNO3, UREA SỮA (CaN03), Kali vi
lượng dạng sỏi FRUIT ACE hoặc phân bón lá vi lượng như Fertrilon Combi.
Riêng bệnh hại nứt thân xì mủ, nấm hồng dùng BACBA 86WP để phun
hoặc pha Beauxdoc để quét thân và cành. Các bệnh thán thư, sương mai,
đốm lá, thối trái nên dùng các loại thuốc như LIKAT 300EC, TOBACOL để
phun, chú ý liều lượng hướng dẫn trên nhãn bao bì.


×