Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

VAN 7 - DE - MT - DA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.5 KB, 5 trang )

PHÒNG GD – ĐT NINH SƠN
TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKII ( Năm học 2009-2010 )
Môn Ngữ Văn khối 7
I. Phần văn bản
1/ Bài : “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”
Nắm vững được luận điểm chính và hệ thống luận điểm phụ
2/ Bài : “ Ý nghĩa văn chương”
Hiểu được nguồn gốc cốt yếu của văn chương .
3/ Bài “ Đức tính giản dị của Bác Hồ”
Các luận cứ và dẫn chứng về : bữa ăn, nơi ở, việc làm ,…
4/ Bài “ Sống chết mặc bay”
- Nghệ thuật tương phản và tăng cấp
- Gía trị nghệ thuật: giá trị hiện thực , giá trị nhân đạo
5/ Nội dung của vở Chèo “ Quan âm Thị Kính” đoạn trích “ Nỗi oan hại chồng”
II. Phần Tiếng Việt
- Câu đặc biệt
- Câu rút gọn.
Thuộc khái niệm ,nhận biết và đặt được câu
- Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy : công dụng và viết đoạn văn có sử dụng
chấm lửng và dấu chấm phẩy.
III. Phần Tập làm văn
1/ Văn nghị luận: Luận điểm là gì ? Luận cứ là gì ?
2/ Văn giải thích : Khi nào thì người ta có nhu cầu giải thích? Nắm được phương pháp
giải thích , nhận biết được đề văn và đoạn văn giải thích
3/ Giấy đề nghị và văn bản báo cáo.
Đề 1: Giải thích câu tục ngữ “ Uống nước nhớ nguồn”.
Đề 2: Chứng minh rằng Bác Hồ sống rất giản dị .
PHÒNG GD – ĐT NINH SƠN
TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN


KIỂM TRA HỌC KÌ II
Năm học 2009-2010
Môn : Ngữ Văn Khối 7
Thời gian : 90 phút ( không kể thời gian phát đề )
B. Đề :
I. Phần trắc nghiệm ( 2,0 điểm )
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
Câu 1 : Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, câu nào sau đây nêu lên luận
điểm chính ?
A. Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước .
B. Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quí.
C. Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại
D. Nhân dân ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước .
Câu 2: Theo Hoài Thanh, văn chương bắt nguồn từ đâu ?
A. Bắt nguồn từ lao động.
B. Bắt nguồn từ lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.
C. Bắt nguồn từ chiến tranh
D. Cả 3 ý trên
Câu 3: Trong truyện ngắn Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn, đã vận dụng kết
hợp các biện pháp nghệ thuật nào ?
A. Tương phản và phóng đại
B. Liệt kê và tăng cấp
C. Tương phản và tăng cấp
D. So sánh và đối lập
Câu 4 : Trong các câu sau đây, câu nào không phải là câu rút gọn ?
A. Người ta là hoa đất.
B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây .
C. Uống nước nhớ nguồn.
D. Đói cho sạch, rách cho thơm.
Câu 5: Từ nào có thể điền vào chỗ trống (… ) trong nhận định sau:

“ Dấu … được dùng để:
- Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một cân ghép có cấu tạo phức tạp
- Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp”
A. Dấu phẩy
B. Dấu chấm phẩy
C. Dấu gạch ngang
D. Dấu ngang nối
Câu 6: Câu đặc biệt là gì ?
A. Là câu có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ
B. Là câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ
C. Là câu có vị ngữ
D. Là câu có chủ ngữ
Câu 7: Luận điểm trong bài văn nghị luận là gì ?
A. Những dẫn chứng được sử dụng trong bài văn nghị luận
B. Lí lẽ đưa ra để triển khai ý kiến, quan điểm trong bài văn nghị luận
C. Những ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của người viết.
D. Cách trình bày lí lẽ và dẫn chứng trong bài văn nghị luận.
Câu 8: Đoạn văn sau đây được triển khai theo phép lập luận nào ?
Khiêm tốn là tính nhã nhặn, biết sống một cách nhún nhường, luôn luôn hướng
về phía tiến bộ, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời, bao giờ cũng
không ngừng học hỏi . Hoài bảo lớn nhất của con người là tiến mãi không ngừng,
nhưng không nhằm mục đích tự khoe khoang, tự đề cao cá nhân mình trước người
khác
A. Chứng minh
B. Biểu cảm
C. Giải thích
D. Kể chuyện
II. Phần tự luận ( 8 điểm )
Câu 9: ( 2,5 điểm)
- Trình bày khái niệm về câu đặc biệt.

- Viết đoạn văn ngắn (3 – 5 câu) có sử dụng câu đặc biệt. Gạch chân câu đặc
biệt đó.
Câu 10 : ( 5,5 điểm )
Chứng minh rằng Bác Hồ sống rất giản dị.

PHÒNG GD – ĐT NINH SƠN
TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN
KIỂM TRA HỌC KÌ II
Năm học 2009-2010
Môn : Ngữ Văn Khối 7
Thời gian : 90 phút ( không kể thời gian phát đề )
A. Ma trận đề :
Mức độ
Lĩnh vực nd
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
Tổng
Thấp Cao
TN TL TN TL TN TL TN TL
Văn
học
Nội
dung
C 1
C 2
2
Nghệ
Thuật
C 3 1
Tiếng
Việt

Các kiểu
câu
C 4
C 6
C 9 3
Dấu
câu
C 5 1
Tập
Làm
văn
Đ Đ
Văn bản
ng.luận
C 7 1
Ng.luận
g.thích
c.minh
C 8 1
Văn bản
đề nghị
1
Viết bài
văn nghị
luận
C 10 1
Tổng
số câu
2 5 1 1 1 10
Tổng

s.điểm
0,5 1,25 0,25 2,5 5,5 10
PHÒNG GD – ĐT NINH SƠN
TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN
KIỂM TRA HỌC KÌ II
Năm học 2009-2010
Môn : Ngữ Văn Khối 7
Thời gian : 90 phút ( không kể thời gian phát đề )
C. Đáp án Môn Ngữ Văn 7
I. Phần trắc nghiệm :( 2,5 điểm , mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm )
1 2 3 4 5 6 7 8
A B C A B B C C
II. Phần tự luận: ( 8,0 điểm )
Hướng dẫn chấm Biểu điểm
Câu 9 ( 2,5 điểm )
- Khái niệm: Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình
chủ ngữ, vị ngữ.
- HS viết đoạn văn ngắn khoảng 3 – 5 dòng
+ Hình thức : Đầy đủ, rõ ràng, gạch chân câu đặc biệt
Không mắc lỗi chính tả
+ Nội dung: đề tài phong phú nhưng bố cục phải chặt chẽ
Câu 10 (5,5 điểm)
- Viết đúng kiểu bài nghị luận chứng minh
- Dùng lí lẽ và dẫn chứng để chứng minh được đức tính giản dị của
Bác:
+ Giản dị trong bữa ăn: chỉ vài ba món.
+ Chỗ ở : chỉ vài ba phòng, hòa cùng thiên nhiên.
+Việc làm: từ việc nhỏ đến việc lớn, ít cần đến người phục vụ.
+ Giản dị trong đời sống vật chất đi liền với đời sống tinh thần phong
phú

+ Giản dị trong lời nói và bài viết
- Diễn đạt logic, cảm xúc, không mắc lỗi chính tả và lỗi ngữ pháp,
trình bày rõ ràng, mạch lạc .
1,0 điểm
0,5 điểm
1,0 điểm
1,5 điểm
3,0 điểm
1,0 điểm

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×