Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Thoái hóa khớp gối pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.46 KB, 6 trang )

Thoái hóa khớp gối


Đau gối là một vấn đề thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Viêm
khớp là nguyên nhân chính gây ra sự đau nhức và bất hoạt các cử động của
khớp gối. Ba bệnh khớp gối thường gặp nhất là: thoái hóa khớp gối, thấp
khớp và viêm khớp gối chấn thương.
CẤU TRÚC KHỚP GỐI
Theo cấu trúc giải phẫu học, khớp gối bình thường gồm có:
- Sụn khớp: đầu xương được bao phủ bởi lớp sụn khớp màu trắng đục, bình
thường rất trơn láng, cấu tạo bằng một loại protein vừa cứng vừa đàn hồi giữ vai
trò lớp đệm bảo vệ hai đầu xương không bị hư hỏng khi tiếp xúc với nhau.
- Màng hoạt dịch: là lớp trong của bao khớp, trơn láng, bóng, tiết ra hoạt
dịch (dịch khớp) nuôi dưỡng sụn khớp, bôi trơn khớp và còn có tác dụng như một
lớp đệm lỏng làm giảm chấn động.
- Túi dịch: là một túi dịch nhỏ nằm cạnh khớp, giúp làm trơn các cử động
của cơ bắp.
- Cơ: là nguồn động lực của khớp, có thể co, duỗi, tạo nên cử động.
- Gân: là phần tận cùng của cơ trước khi bám vào xương, rất dai, chắc
không co giãn.
- Dây chằng: bám từ xương tới xương, làm cho khớp vững chắc vì giữ cho
các đầu xương ở đúng vị trí. Khớp gối có ba bộ dây chằng: bên trong, bên ngoài
và chéo trước sau.
- Sụn chêm: là một loại mô chỉ có ở khớp gối, hình vành khăn ôm theo rìa
của mâm chày; sụn chêm ngoài hình tròn, sụn nêm trong hình chữ C. Bốn chức
năng chính của sụn chêm là làm vững chắc khớp, bôi trơn, dinh dưỡng và hấp thu
lực.
THOÁI HÓA KHỚP GỐI
Thoái hóa khớp gối còn gọi là viêm xương khớp, thường xuất hiện ở người
trên 50 tuổi. Người trẻ cũng có thể bị thoái hóa khớp nhưng thường do chấn
thương khớp gối gây ra. Hai nguyên nhân còn lại là bệnh khớp biến dạng bẩm sinh


và béo phì. Đặc điểm bệnh này là lớp sụn bao bọc đầu xương bị thoái hóa, bong
giộp từng mảng, lộ phần xương ra. Lớp sụn khớp có chức năng như một lớp đệm
giữa hai đầu xương. Khi nó bị hư hỏng thì hai đầu xương sẽ cọ xát nhau khi cử
động. Hậu quả là các triệu chứng đau, sưng, hình thành gai xương và giới hạn cử
động khớp. Sụn chêm cũng bị thoái hóa, mỏng, tưa và nham nhở do bị xơ hóa. Có
những trường hợp nặng mất luôn cả sụn chêm.
X-quang khớp gối sẽ thấy khe khớp hẹp lại vì lớp sụn khớp đã bị mòn hay
mất đi. Hình ảnh đầu xương thường bị loãng, đồng thời trục khớp bị lệch, biến
dạng vẹo trong hay vẹo ngoài. Mặt khớp bị lồi lõm bất thường. Có những gai
xương và sụn khớp rải rác hai bên và trong khớp. Tùy theo mức độ bệnh mà sẽ có
những hình ảnh X-quang tương ứng.
Đau khớp gối là dấu hiệu than phiền chính yếu của bệnh nhân, đặc biệt
khi đi đứng và khi ngồi xổm đứng dậy, khi ngồi nghỉ thì ít đau hơn. Tuy nhiên,
trong trường hợp lớp hoạt mạc bị viêm thì ngồi nghỉ cũng đau do phản ứng viêm
khớp. Cơn đau cũng có thể lan dọc theo bờ trong xương chày. Nhiều bệnh nhân
than phiền về cơn đau ở mặt trong gối, nơi bám của gân cơ chân, ấn vào đây khiến
bệnh nhân đau chói. Nhiều bệnh nhân lấy tay chỉ đau ở mặt sau gối (khoeo). Họ
mô tả cảm giác đau giống như bị rút gân. Điều này không lạ vì thoái hóa
khớp gối có thể gây ra biến chứng co rút do mất cân bằng lực quanh khớp
gối.
Gối bị co rút dần theo kiểu gối gấp nếu bệnh kéo dài. Người bệnh không
thể duỗi uỡn thẳng gối được. Ta có thể đưa lọt bàn tay hay nắm tay qua dưới
khoeo dù người bệnh đã duỗi gối hết sức.
Có những bệnh nhân không đau mà chỉ có sưng do viêm hoạt mạc làm tăng
tiết dịch viêm vào khớp. Sưng gây cảm giác căng tức, khó chịu, đôi khi gây hạn
chế tầm vận động của khớp gối, thường là động tác gấp gối (ngồi xổm).
Duỗi gối và gấp gối không hoàn toàn, đau nhức khi đi, biến dạng lệch gối là
những nguyên nhân gây ra dáng đi khập khiễng của người bệnh. Khó khăn trong
động tác ngồi xổm cũng ảnh hưởng nhiều cho người bệnh trong sinh hoạt hàng
ngày.

Tóm lại ba triệu chứng chính khiến người bệnh thoái hóa khớp gối phải đi
khám bệnh là đau khớp, sưng khớp và hạn chế cử động khớp gối.
ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA

Tập luyện sau thay khớp gối nhân tạo
* Sau khi thay khớp, ngư
ời bệnh cần có thời gian để
thích nghi với bộ khớp mới.
* Người bệnh sẽ đư
ợc tập co duỗi gối ngay sau khi mổ.
Khi gối co được gần 90 độ, người bệnh cần phải tập
đi (khung
4 chân), chạm nhẹ đất chân đau thường là trong 4 - 8 tu
ần sau
mổ; sau đó, chuyển sang đi với 2 nạng trong 4 - 8 tu
ần nữa
trước khi bỏ nạng hoàn toàn. Đ
ối với những bệnh nhân khỏe
mạnh, xương không bị xốp nhiều, thời gian dùng d
ụng cụ hỗ
trợ có thể rút ngắn.
* Quan trọng nhất là sự phục hồi cử động co và du
ỗi
thẳng gối của bệnh nhân. Thư
ờng với khớp nhân tạo, bệnh
nhân ít khi co được sát 140 độ, thường chỉ đạt đư
ợc 120 độ.








• Nghỉ ngơi được xem là một biện pháp điều trị hàng đầu. Nguyên tắc nghỉ
ngơi là tránh làm những động tác tạo ra sự tì nén lên hai mặt sụn khớp đã bị hư
hỏng. Ví dụ: đi bộ, mang xách nặng, ngồi xếp bằng, quỳ gối, chạy nhảy, ngồi
xuống đứng lên, ngồi xổm
• Đi lại có nạng hay gậy: biện pháp này giúp người bệnh giảm được tải
trọng đè lên khớp gối khi đi đứng.
• Thuốc kháng viêm dạng uống hay chích giúp giảm đau hiệu quả. Tuy
nhiên sự lạm dụng thuốc này sẽ dẫn đến nhiều tác dụng phụ tai hại, như đau dạ
dày.
• Chích khớp như corticosteroid, hyaluronic acid.
• Nẹp nâng đỡ cho khớp gối.
Khó nhất là tập duỗi thẳng gối, cần tích cực tập luyện.
• Thuốc điều trị sự phá hỏng mặt sụn khớp: glucosamine, chondroitin,
methylsulfonyl-methane

ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT
Sau khi điều trị nội khoa, nếu tình trạng bệnh không cải thiện được nhiều
thì các nhà chuyên môn sẽ chuyển sang điều trị bằng phẫu thuật:
• Mổ nội soi rửa sạch khớp.
• Cắt xương sửa trục trên lồi cầu xương đùi hoặc dưới mâm chày.
• Thay khớp gối bán phần.
• Tạo hình lại khớp chè đùi.
• Thay khớp gối toàn phần.
Tất cả những bệnh nhân bị thoái hóa khớp nặng đều có thể thay khớp gối
nhân tạo. Mổ thay khớp gối toàn phần giúp giảm đau, phục hồi chức năng vận
động của khớp gối, đạt được sự vững chắc cho khớp.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×