Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Mai ba ba trị bệnh xơ gan potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.1 KB, 5 trang )

Mai ba ba trị bệnh xơ gan

Cách lấy mai ba ba
Ba ba bắt về, cắt cổ lấy tiết hứng ngay vào ít rượu, rồi cho cả con vào nồi
nước sôi, đun trong 1-2 giờ, vớt ra, gỡ lấy mai, để nguyên hoặc ngâm nước phèn
một đêm (20g phèn cho 1kg mai), rồi cạo sạch thịt và màng, phơi khô. Nếu lấy
mai ở con vật còn sống thì tốt hơn (không dùng mai đã cắt nhỏ nấu ăn).
Mai ba ba hình bầu dục hay hình trứng rộng, trên dưới phẳng, dài 10-20cm,
rộng 8,5 – 16,5cm, nhô dần lên ở phía giữa, mặt lưng màu xám đen hoặc lục đen
loang lổ, hơi sáng bóng, có nhiều nếp vân nhăn. Mặt bụng màu trắng đục là một
khung gồm xương sống chạy dọc ở giữa, có 8 đốt, mỗi đốt mang hai xương sườn
thẳng hàng, uốn vào phía trong. Chất cứng chắc. Thứ mai to bản, dày chắc, không
sót thịt và màng là loại tốt.
Thành phần hóa học của mai gồm keratin, chất đạm, vitamin D.
Chế biến mai ba ba
Theo hai cách sau:
- Ngâm mai vào nước gừng rồi phơi khô. Sao với cát nóng hoặc nướng chín
đến khi mặt ngoài hơi vàng, lấy ra tẩm sơ qua với giấm (tỷ lệ 1,5lít giấm cho 5kg
mai), rửa sạch, phơi khô. Bảo quản nơi khô ráo, tránh sâu mọt.
- Nấu cao: Ngâm mai vào nước tro bếp (tro rơm rạ hay củi) trong một đêm,
lấy ra rửa sạch, tẩm rượu (có thể ngâm rượu gừng với tỷ lệ 50g gừng cho 1 lít rượu
40o) rồi cắt nhỏ, nấu với nước luôn sâm sấp và sôi liên tục trong một ngày, một
đêm. Chắt lấy nước thứ nhất. Thêm nước, tiếp tục nấu để được nước thứ hai, thứ
ba. Gộp các nước chắt lại, lọc kỹ, cô thành cao đặc ở nhiệt độ 70oC trở lên được
miết giáp cao. Cao tốt phải có hai lớp khi cắt ngang, lớp trên có màu nâu hơi vàng
bóng, lớp dưới có màu nâu đen, mùi thơm, không tanh.
Công dụng và cách dùng
Mai ba ba có vị mặn, tính hàn, không độc vào 3 kinh can, phế và tỳ, có tác
dụng bổ âm, ích khí, thanh nhiệt, tán kết, nhuận táo, giảm đau, điều kinh. Dược
liệu được dùng chữa hao gầy, đau lưng, nhức xương, lao lực quá độ, khí huyết
ngưng trệ, mồ hôi trộm, tiểu tiện ra sỏi, kinh nguyệt bế, sốt rét. Mỗi ngày uống 10-


20g bột hoặc 6-10g cao, chia làm hai lần. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị
thuốc khác.
Tuệ Tĩnh (Nam dược thần hiệu) đã dùng mai ba ba bôi sữa, nướng vàng,
tán bột, uống mỗi lần 4g với rượu hâm nóng chữa đau lưng. Hải Thượng Lãn Ông
(Dược phẩm vậng yếu) lại dùng mai ba ba trong những trường hợp sốt rét cơn, thịt
thừa trong họng, ho lao, mụn nhọt, rong huyết, bế kinh.
Bài thuốc có mai ba ba
- Chữa trẻ nhỏ bị suyễn, thở gấp: Mai ba ba đốt tồn tính, tán nhỏ, rây bột
mịn, lá nhót tươi 50g, rửa sạch, ép lấy nước đặc. Mỗi lần uống 4g bột mai với
nước ép lá nhót.
- Chữa sốt rét, thũng báng: Mai ba ba, nga truật, tam lăng, trần bì, thanh bì,
binh lang, thảo quả, sa nhân, ô mai, bán hạ chế, mỗi thứ 20g; thường sơn 40g. Tất
cả thái nhỏ, ngâm với một lít rượu và một lít giấm trong một ngày đêm. Đun cho
cạn hết dung dịch, phơi khô, sao giòn tán nhỏ, rây bột mịn, luyện với hồ làm viên
bằng hạt đỗ xanh. Mỗi ngày, người lớn uống 30-40 viên làm một lần với nước ấm
trước khi lên cơn khoảng 2 giờ. Trẻ em 5-10 tuổi, 10-20 viên; 11 tuổi trở lên, 20-
30 viên (kinh nghiệm của ông Tử Khắc Hàm – Nghệ An).
Hoặc mai ba ba 30g, tẩm giấm, nướng vàng làm 3 lần; cành và lá cây cam
thìa 100g, cắt nhỏ, phơi khô, tẩm rượu, sao vàng; rễ hà thủ ô trắng đã chế 50g; lá
thường sơn 50g, tước bỏ cuống và sống lá, ngâm nước vo gạo 2 ngày, 2 đêm, mỗi
ngày thay nước gạo một lần, thái nhỏ, tẩm rượu, sao vàng; thảo quả sao cháy vỏ
ngoài, lấy hạt 30g; vỏ chanh khô 30g; hạt cau nhà hay cau rừng 30g; hậu phác
20g; cam thảo 20g, sao qua. Tất cả tán nhỏ, rây bột mịn. Người lớn uống mỗi ngày
hai lần vào trước bữa ăn một giờ, mỗi lần 4g với nước sôi để nguội. Trẻ em tùy
tuổi dùng liều thích hợp. Uống liên tục trong khoảng một tháng.
- Chữa kinh nguyệt tắc do cơ thể suy nhược: Mai ba ba 30g, tán nhỏ, rây
bột mịn, cho vào bụng một con chim bồ câu (đã làm thịt) cùng với ít rượu và gia
vị. Hấp cách thủy cho chín nhừ. Ăn hết làm một lần trong ngày.
- Chữa mụn rò, chảy nước và mủ, lòi dom: Mai ba ba, mai rùa, phèn chua
(lượng các vị bằng nhau) đốt tồn tính, tán nhỏ, rắc vào chỗ đau, ngày vài lần.

- Chữa xơ gan: Mai ba ba 30g, vảy tê tê 5g, cắt nhỏ, sắc với 400ml nước
còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.



×