Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

13 loại thuốc từ thảo dược và gia vị doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.18 KB, 4 trang )

13 loại thuốc từ thảo dược và gia vị

Trong thời gian gần đây, các giáo dân và ngay cả một số chuyên gia y tế cũng đã
mạnh dạn hơn và tìm kiếm các phương pháp điều trị thay thế. Một trong số ấy là
thuốc từ thảo dược, và nó không bí ẩn như bạn nghĩ. Chúng có thể là các loại thảo
mộc và gia vị khác nhau ngay trong bếp của bạn.



Những tiến bộ trong khoa học hiện đại đã mở đường cho các công ty dược phẩm để chế
tạo ra nhiều loại thuốc cho các bệnh khác nhau. Phải mất rất nhiều thời gian, họ đã cố
gắng thuyết phục mọi người rằng cách của họ là hiệu quả nhất. Tuy nhiên, trong th
ời gian
gần đây, các giáo dân và ngay cả một số chuyên gia y tế cũng đã mạnh dạn hơn trong
việc tìm kiếm các phương pháp điều trị thay thế. Một trong số ấy là thuốc từ thảo dược,
và nó không bí ẩn như bạn nghĩ. Chúng có thể là các loại thảo mộc và gia vị khác nhau
ngay trong bếp của bạn.

1. Lá/quả/vỏ cây nguyệt quế

Lá/quả/vỏ cây nguyệt quế có nhiều công dụng làm thuốc. Nguyệt quế được cho là hữu
ích trong việc giảm lượng đường trong máu, cải thiện tiêu hóa và kích thích cảm giác
thèm ăn, làm giảm đầy hơi và tiêu chảy, giảm viêm và nhiễm trùng dạ dày, ruột. Chúng
cũng giúp lợi tiểu và giảm thiểu ói mửa, ra mồ hôi.

Quả của cây nguyệt quế có thể được sử dụng như một phương thuốc chữa bệnh sốt, cảm
lạnh, hen suyễn, và viêm phế quản mãn tính. Những thành phần của cây nguyệt quế còn
được sử dụng để băng bó vết thương hoặc vết loét. Dầu cây nguyệt quế có thể được sử
dụng để làm thuốc mỡ bôi vết bầm tím và bong gân. Ngoài ra, vỏ cây có tác dụng giảm
đau răng.


2. Hoa Cúc La Mã
Cúc La Mã là một loại thuốc an thần nhẹ có thể giúp điều trị chứng mất ngủ. Loại hoa
này là có tính kháng viêm giúp giảm sưng đau, bệnh thấp khớp, và viêm khớp. Hoa cúc
La Mã cũng có thể được sử dụng để làm giảm đau bụng kinh và co thắt ruột. Nó có tác
dụng giảm đầy hơi và có thể được sử dụng như là thuốc nhuận tràng nhẹ.

Trà hoa cúc cũng là một phương thuốc tốt cho bệnh viêm họng, sốt, cảm lạnh, cảm cúm,
dị ứng, và các chứng đau nhức cơ thể. Ngoài ra, hoa cúc còn có thể được sử dụng như
dầu gội đầu, một chất làm mềm da, làm dịu vết thương và bệnh trĩ, chất vệ sinh cho các
chỗ viêm và bỏng.

3. Ớt
Ớt được nhiều người biết đến với công dụng đẩy nhanh sự trao đổi chất. Chúng cũng có
thể giúp giảm đau do viêm khớp và bệnh zona khi sử dụng bên ngoài các khu vực bị ảnh
hưởng. Capsaicin, thành phần hoạt chất của ớt, khi được hấp thu vào cơ thể khiến não
giải phóng endorphin giúp giảm đau. Ngoài ra, ớt còn có tác dụng ngăn chặn sự hình
thành các cục máu đông, cải thiện tiêu hóa, và làm giảm chứng đầy hơi.

4. Quế
Quế được cho là phương thuốc hiệu quả cho các bệnh cảm lạnh, ho, và viêm họng. Nó
cũng có thể giúp ngăn ngừa bệnh cúm. Quế làm giảm các chứng đau đầu, buồn nôn và ói
mửa. Nó có thể kích thích sự thèm ăn, tăng cường tiêu hóa, và làm giảm chứng đầy hơi,
đau bụng, tiêu chảy, và co thắt ruột.

Y học dân gian đã sử dụng quế vì khả năng kháng viêm của nó, chống co thắt, và các đặc
tính chống đông máu. Quế cũng giúp bạn có làn da đẹp và hơi thở thơm tho.

5. Rau mùi
Rau mùi có thể hỗ trợ trong việc giảm nhẹ chứng đầy hơi và trong điều trị tình trạng rối
loạn tiêu hóa như khó tiêu, buồn nôn, và kiết lỵ, cũng như làm giảm độ axit trong dạ dày.

Nước rau mùi có tác dụng kích thích thận, lợi tiểu tốt và giúp gi
ảm cholesterol trong máu.
Hạt rau mùi có thể làm giảm lượng máu trong chu kỳ của phụ nữ.

Nếu bạn muốn có làn da đẹp, nước ép rau mùi sau đó với một ít bột nghệ là liệu pháp
chữa mụn nhọt và mụn đầu đen, đồng thời dưỡng ẩm cho da khô. Bên cạnh đó, bạn còn
có thể sử dụng rau mùi để làm giảm sự lo lắng và mất ngủ.

6. Tỏi
Tỏi có tác dụng c
ải thiện một cách tuyệt vời hệ thống miễn dịch của bạn. Nó có thể hỗ trợ
trong việc điều trị các bệnh hen suyễn và đường hô hấp. Tỏi giúp hạ huyết áp bằng cách
làm giảm co thắt trong các động mạch nhỏ. Tỏi có tính kháng viêm, nên là một phương
thuốc hiệu quả cho bệnh viêm khớp và thấp khớp.
Tỏi cũng có khả năng làm cho hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn bằng cách thúc đẩy sự
phát triển của vi khuẩn có lợi trong ruột. Nó có thể giúp loại bỏ độc tố, kích thích lưu
thông, và tái tạo máu. Tỏi tốt cho việc điều trị các vấn đề về da như mụn trứng cá và b
ệnh
ecpet mảng tròn. Nó cũng có thể được sử dụng như một chất khử trùng để làm sạch vết
thương bị nhiễm bệnh. Tỏi cũng được cho là một loại thuốc kích thích tình dục.

×