Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Pôlip xoang mũi ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.73 KB, 4 trang )

Pôlip xoang mũi


Pôlip mũi (thường gọi lầm là thịt thừa) là bệnh tích rất hay gặp trong
viêm xoang mạn nhất là viêm xoang mủ mạn, dị ứng mũi xoang có thể thấy ở
trong khoang sàng, xoang hàm hay ở hốc mũi; thường gặp ở khe giữa – vùng
thông xoang với mũi
Pôlip giống như một u lành; do sự thoái hóa của niêm mạc tạo thành, là
khối mềm, mọng, nhẵn, màu hồng nhạt, có thể là một hoặc nhiều khối như một
chùm. Có chùm bám ở niêm mạc khe giữa hay niêm mạc xoang.
Pôlip tiến triển chậm, bản thân nó không gây nên triệu chứng gì nhưng khi
đã to ra làm hẹp hốc mũi gây ngạt, tắc mũi, ứ đọng dịch mủ trong xoang mũi, làm
cản trờ dẫn lưu, xì mũi khó, gây đau nhưc vùng xoang, nhức đầu thường xuyên.
Nếu pôlip to, bít tắc hốc mũi cả hai bên gây giảm hoặc mất ngửi, giọng nói không
vang, giọng mũi kín (như bịt chặt mũi nói)
Theo độ phát triển pôlip mũi được chia ra làm 4 mức độ:
- Mức độ I: pôlip nhỏ, mềm gọn trong vùng khe giữa, chỉ qua nội soi mũi
mới phát hiện được
- Mức độ II: pôlip vừa, đã chiếm hết khe giữa, có thể thấy được qua
khám mũi bằng đèn Clar
- Mức độ III: pôlip to, đã lấp hết hốc mũi, làm ảnh hưởng rõ rệt đến thở,
ngửi; với độ to này có thể lấy ngón tay nâng đỉnh mũi lên, soi gương tự thấy được.
- Mức độ IV: pôlip quá to, lấp kín hốc mũi, ló ra đến cửa lỗ mũi, tự thấy
được dễ, lúc này do bị chèn ép, ma sát(tay ngoáy mũi do vướng) nên pôlip không
còn màu hồng, mong, bóng mà hơi đục, chắc(có lẽ do vậy lầm với thịt thừa)
Lưu ý: do là u lành nên pôlip không bị sùi loét, không tự chảy máy, đây
cũng là dấu hiệu quan trọng để phân biệt với các u khác ở mũi
Pôlip ngày càng to, thành nhiều khối nhưng không tự phá hủy thành xương
các xoang, thành hốc mũi để lấn vào các tổ chức kế cận, làm biến đổi hình dạng
của mặt. Trừ trường hợp bệnh pôlip (polypose) bệnh Woakes (pôlip ở cả hai
xoang sàng và làm gốc mũi phồng và bè ra).


Trên lâm sàng, viêm xoang mạn có pôlip ở mức độ to, cả hai bên thường có
kèm theo tổn thương ở khí – phế quản như viêm khí – phế quản mạn với ho kéo
dài, thường xuyên dễ tái phát, viêm giãn phế quản với ho nhiều, khạc nhiều đờm,
mủ liên tục, tắc nghẽn đường hô hấp dưới, làm tăng nặng và xuất hiện thường
xuyên cơn hen – xuyễn ở người bị hen xuyễn.
Pôlip chụp Xquang thường không thấy được rõ rang trừ một số trường hợp
chụp với bơm thuốc cản quang vào mũi xoang. Với phim cắt lớp vi tính cho thấy
hình ảnh đầy đủ của pôlip ở mũi hay ở các xoang.
Về điều trị
- Các thuốc kháng sinh, dù loại mạnh, đắt tiền đều không tác động đến
pôlip, chỉ làm giảm mức độ bội nhiễm, đau, chảy mủ do pôlip gây ứ đọng.
- Các thuốc kháng viêm có hay không có corticoid, các kháng sinh
histamine, chỉ có tác dụng làm hạn chế sự phát triển của pôlip, ngay với pôlip mức
độ I: nhỏ cũng phải dùng kéo dài hàng tháng mới hết được.
- Với pôlip mức độ to chỉ giải quyết được qua phẫu thuật
Cần biết:
+ Nếu chỉ cắt bỏ pôlip mà không đồng thời giải quyết viêm xoang mạn, dị
ứng mũi xoang, pôlip sẽ tái phát lại rất nhanh
+ Khi phẫu thuật lấy bỏ pôlip cố lấy hết chân và sau đó được điều trị nội
khoa phối hợp, nhỏ, xịt, khí dung với corticoid để tránh tái phát.
+ Cần phân biệt với u xơ mũi – họng vì nếu lầm, thực hiện phẫu thuật như
lấy bỏ pôlip sẽ gây chảy máu nhiều, rất nguy hiểm.
Thuốc gia truyền Bảo Phúc/ Sưu tầm


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×