Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề kiểm tra văn 6 kì 2+ĐA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.08 KB, 3 trang )

ĐỀ THI HỌC KỲ II
Môn: Ngữ Văn 6
Thời gian: 90’
Câu 1: (1 điểm)
Thế nào là so sánh? Có mấy kiểu so sánh? Tác dụng của so sánh? Hãy chỉ ra các
phép so sánh trong những khổ thơ dưới đây. Cho biết chúng thuộc những kiểu so
sánh nào?
a. Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng.
(Tế Hanh)
b. Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.
(Tố Hữu)
c. Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng.
(Minh Huệ)
Câu 2: (1 điểm)
Nhân hoá là gì? Có bao nhiêu kiểu nhân hoá? Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của
phép nhân hoá trong đoạn văn sau:
Bến cảng lúc nào cũng đông vui. Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước. Xe anh, xe
em tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều bận rộn.
(Phong Thu)
Câu 3: (1 điểm)
So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ? Cho ví dụ minh
hoạ.


Câu 4: (1 điểm)
Nêu vài nét tóm tắt về tác giả Tô Hoài và truyện Dế Mèn phiêu lưu kí.
Câu 5: (6 điểm)
Em hãy miêu tả một cụ già cao tuổi.
1
ĐÁP ÁN
Câu 1:
So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương
đồng để làm tăng sức gợi hình gợi cảm. Có hai kiểu so sánh: ngang bằng và
không ngang bằng. (0,25điểm)
a. Dùng từ so sánh là. Đây là so sánh ngang bằng. (0,25điểm)
b. Dùng từ so sánh chưa bằng. Đây là so sánh không ngang bằng. (0,25điểm)
c. Dùng từ so sánh như và hơn. Đây là so sánh ngang bằng và không ngang
bằng. (0,25điểm)
Câu 2:
- Nhân hoá là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, bằng những từ ngữ vốn được
dùng để gọi hoặc tả con người, làm thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên gần
gũi với con người. (0,25điểm)
- Có 3 kiểu nhân hoá:
+ Dùng từ vốn gọi người để gọi vật;
+ Dùng từ ngữ chỉ hoạt động tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của
vật;
+ Trò chuyện xưng hô với vật như đối với người. (0,25điểm)
- Các từ ngữ nhân hoá có trong đoạn văn: đông vui, tàu mẹ, tàu con, xe anh, xe
em tíu tít, bận rộn. (0,25điểm)
- Tác dụng: làm cho quang cảnh bến cảng được miêu tả sống động hơn; người
đọc dễ hình dung được cảnh nhộn nhịp, bận rộn của các phương tiện có trên bến
cảng.
Câu 3:
- Sự giống nhau và khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ (0,5điểm)

Ẩn dụ Hoán dụ
Giống nhau Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác
Khác nhau
Dựa vào quan hệ tương đồng
Cụ thể là tương đồng về:
- hình thức
- cách thức thực hiện
- phẩm chất, cảm giác
Dựa vào quan hệ tương cận. Cụ thể:
- bộ phận – toàn thể
- vật chứa đựng - vật bị chứa đựng
- dấu hiệu của sự vật - sự vật
- cụ thể - trừu tượng
- Học sinh làm được ví dụ (0,5điểm)
2
Câu 4:
Tác giả: Tô Hoài tên khai sinh là Nguyễn Sen, sinh năm 1920. Ông là nhà văn
hiện đại Việt Nam có số lượng tác phẩm lớn nhất. (0,5điểm)
Tác phẩm: Dễ Mèn phiêu lưu kí là tác phẩm đặc sắc, nổi tiếng nhất của Tô Hoài
viết về loài vật dành cho lứa tuổi thiếu nhi được in lần đầu năm 1941. (0,5điểm)
Câu 5:
a. Yêu cầu:
- Nắm vững kỹ năng, phương pháp làm bài văn miêu tả về một đối tượng cụ thể:
một cụ già cao tuổi.
- Diễn đạt tốt, bố cục các phần hợp lý.
b. Nội dung:
- Mở bài: giới thiệu chung về một cụ già.
- Thân bài: + Tả bao quát: tuổi tác, tầm vóc, dáng điệu, cách ăn mặc.
+ Tả chi tiết: mái tóc, khuôn mặt, mắt, mũi, miệng, làn da, thân hình,
tay, chân, tính tình, giọng nói,

- Kết bài: nêu suy nghĩ của mình
c. Biểu điểm:
- Điểm 5 – 6:
+ Nội dung bài làm phong phú, đầy đủ, quan sát tinh tế, theo thứ tự, có sử dụng
tưởng tượng, so sánh, nhân hoá, nhận xét,
+ Bố cục chặt chẽ, diễn đạt tốt, có cảm xúc.
+ Trình bày sạch sẽ, chữ viết đẹp.
- Điểm 3 – 4:
+ Nội dung bài làm tương đối đầy đủ.
+ Bố cục rõ ràng, diễn đạt tương đối tốt. Có mắc một số lỗi diễn đạt. Đôi chỗ có
lời văn khá truyền cảm.
- Điểm 2:
+ Bài văn sơ lược, thiên về kể liệt kê.
+ Bố cục lộn xộn, diễn đạt nhiều chỗ vụng về, lủng củng.
- Điểm 1:
Nội dung chưa đạt những yêu cầu trên.
3

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×