Nghệ thuật lãnh đạo
(phần 1)
Nghệ thuật lãnh đạo có thể được định nghĩa theo nhiều cách. Hầu
hết các định nghĩa đều tập trung vào vai trò của người lãnh đạo
trong việc "truyền cảm hứng" đến cho người khác để đạt được
những kết quả nổi bật.
Field Marshall Montgomery - người được nhiều nhà sử học coi là vị chỉ
huy quân sự xuất chúng nhất của Anh trong Thế chiến hai - đã nói:
"Lãnh đạo là khả năng và ý chí để tập hợp mọi người nhằm tiến tới một
mục đích chung và là tính cách truyền sự tự tin cho người khác".
Cụm từ "tính cách truyền sự tự tin cho người khác" đã điểm đúng vào
cốt lõi mà thế giới này cần nhiều hơn trong ngày hôm nay –
các nhà lãnh
đạo hiệu quả và
CÓ Đ
ẠO ĐỨC
.
Tổng thống thứ sáu của Mỹ - John Quincy Adams - đã viết: "Nếu những
hành động của bạn truyền cảm hứng cho người khác mơ ước nhiều hơn,
học tập nhiều hơn, thành đạt nhiều hơn; bạn là một nhà lãnh đạo".
Triết lý của Adams chắc chắn vẫn còn phù hợp với thời hiện đại, vì nó
nhấn mạnh đến khái niệm: phát triển cá nhân và vai trò ảnh hưởng của
người lãnh đạo. Định nghĩa đó cũng tập trung vào "những hành động"
của nhà lãnh đạo là lực đẩy cơ bản truyền cảm hứng cho mọi người đạt
đến khả năng tiềm tàng của họ.
Peter Senge - người đi đầu trong lĩnh vực các tổ chức học tập và là tác
giả của tác phẩm The Fifth Discipline(Phương pháp rèn luyện thứ năm) -
đã nói về khía cạnh truyền cảm hứng của nhà lãnh đạo theo cách khác.
Ông nói "Nó chỉ là giúp mọi người nhận thức được điều gì đang xảy ra
xung quanh họ và khiến họ cảm thấy có thể vượt qua được những thử
thách phức tạp đó".
Định nghĩa của tôi về lãnh đạo bao gồm một khía cạnh khác, đó là "tầm
nhìn". Với tôi, lãnh đạo là một người nhìn xa trông rộng, tiếp sức mạnh
cho người khác. Định nghĩa này về lãnh đạo có hai khía cạnh quan
trọng: (a) tạo ra một tầm nhìn về tương lai và (b) truyền cảm hứng để
mọi người có thể biến viễn cảnh thành hiện thực.
Khi một lãnh đạo doanh nghiệp có tầm nhìn, ông ta sẽ có một hình ảnh
hay một ý tưởng về việc tổ chức của ông nên làm gì và làm thế n
ào trong
tương lai. Trong cuốn sách kinh điển về quản lý của mình, Dynamic
Administration (Quản lý năng động), Mary Parker Follet đã nhận xét về
khía cạnh sống còn này của lãnh đạo khi nói "Nhà lãnh đạo thành công
nhất là người nhìn thấy một bức tranh khác khi nó còn chưa thành hình".
Fredrick W. Smith đã có một tầm nhìn như vậy vào đầu những năm
1970. Trong một bài thi học kì trong một khóa kinh tế tại Đại học Yale,
ông đã lý giải tầm nhìn của mình về một hệ thống vận chuyển tốc hành
bằng đường không mà có thể cung cấp chuyển phát những bưu kiện
khẩn qua đêm và trên phạm vi tòan quốc.
Vào thời điểm đó, viễn cảnh đó có vẻ không thực tế và quá xa vời. Trên
thực tế, giáo sư kinh tế học của Smith còn cho ông một điểm "C" v
ào bài
thi. Không nản chí, Smith đã dùng những ý tưởng trên bài thi đạt điểm
"C" đó để tạo ra một công ty đạt điểm A+ là Federal Express. Hiện nay
đó là công ty chuyển phát nhanh và vận chuyển hàng hóa bằng đường
không lớn nhất thế giới và được coi là một trong những chỗ làm hấp dẫn
nhất ở Mỹ.
Một lãnh đạo doanh nghiệp khác đã hình dung ra một sản phẩm l
àm thay
đổi cả nước Mỹ là Allen H. Neuharth, cựu chủ tịch của Gannett
Corporation, một công ty xuất bản lớn. Ông có viễn cảnh về một tờ báo
quốc gia được chuyển phát đến từng nhà và các quầy báo vào mỗi sáng
sớm.
Giấc mơ của Neuharth không phải là sản xuất một tờ báo h
àng ngày theo
kiểu truyền thống. Ông tin tưởng rằng có cả một thế hệ độc giả mới,
những người muốn thông tin phải được trình bày súc tích, sử dụng các
bảng biểu màu mè để giải thích tin tức, lối sống, thể thao và kinh doanh
trong quốc gia và trên thế giới.
Khi ấn phẩm đầu tiên của tờ "USA Today" (Nước Mỹ ngày nay) ra mắt
này 15/9/1982, nhiều người còn nghi ngờ vào thành công của nó. Và khi
mức thua lỗ hàng năm tăng dần lên, có vẻ như là giới hòai nghi đã đúng.
Tuy nhiên, Neuharth đã không từ bỏ giấc mơ về một tờ báo độc đáo.
Cuối cùng, vào cuối năm 1987, tờ Nước Mỹ ngày nay đã có lợi nhuận v
à
đạt được lượng lưu hành hàng ngày lớn nhất tại Mỹ.
Fred A. Manske Jr.
Leadershipdevelopment
(Long Hoàng dịch)