Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Hợp tác dùng thuốc Chuyện không nhỏ docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.31 KB, 5 trang )

Hợp tác dùng thuốc
Chuyện không nhỏ

Thực tế cho thấy, hiện nay đối với nhiều bệnh nhân (BN), vấn đề hợp tác
dùng thuốc (HTDT) là khái niệm hoàn toàn xa lạ.
Sự cần thiết của việc HTDT
Tốt nhất khi bị bệnh, BN sẽ đi khám bệnh để được bác sĩ khám, chẩn đoán xác
định bệnh, ghi đơn thuốc và sau đó BN sẽ dùng đúng các loại thuốc đã được chỉ
định trong đơn hầu được chữa khỏi bệnh. Tuy nhiên, những điều vừa nêu thường
không xảy ra trọn vẹn, đặc biệt ở giai đoạn sau cùng, BN vì nhiều lí do bỏ ngang
việc dùng thuốc, thuốc không dùng đúng thời gian của liệu trình để bệnh không
được chữa khỏi. Nếu dùng câu chữ HTDT sẽ cho thấy sự bình đẳng giữa BN và
thầy thuốc, BN chịu dùng thuốc là vì lợi ích của cả đôi bên (lợi ích của BN là
được chữa khỏi bệnh, còn lợi ích của thầy thuốc là thực hiện nghề nghiệp cao quý
của mình chữa khỏi bệnh). Còn nói “tuân trị” là đặt vị trí của BN thấp hơn, BN vì
sợ thầy thuốc mà chấp nhận vâng lời dùng thuốc theo đúng chỉ định của BS. Một
số nhà y dược học đã định nghĩa HTDT là sự cộng tác của BN trong việc thực hiện
chế độ điều trị bằng thuốc do thầy thuốc chỉ định mà sự cộng tác này dựa trên mối
tin cậy thân thiết của BN. Có nhiều yếu tố làm cho HTDT không tốt, trong đó có
mối liên hệ giữa BN và thầy thuốc, vì vậy, định nghĩa nhấn mạnh sự tin cậy thân
thiết của BN đối với thầy thuốc đảm nhận việc chữa bệnh.

Những bệnh mãn tính rất cần sự hợp tác dùng
thuốc của BN.
Thực trạng của HTDT hiện nay không sáng sủa, có lắm vấn đề, cho nên WHO kêu
gọi các nhà chuyên môn y dược đề xuất các chiến lược cần thiết cải thiện HTDT
trên phạm vi toàn cầu. Nhiều công trình nghiên cứu đã được các nhà y dược thực
hiện ở nhiều nước nhằm đánh giá thực trạng HTDT và đề ra các biện pháp can
thiệp hữu hiệu. Các nhà khoa học nhất trí cho rằng để BN HTDT tốt, họ cần được
giúp đỡ 3 việc sau:
Tiếp cận dễ dàng và thuận lợi với thuốc men: BN rất dễ bỏ cuộc, không tiếp tục


dùng thuốc nếu thuốc mua với chế độ dùng thuốc quá phức tạp (như dùng quá
nhiều lần trong ngày, có thuốc phải dùng đến 5 lần/ngày) hoặc không tiện dụng
(dùng dạng tiêm chích thay vì uống) làm BN hoặc ngưng điều trị hoặc thay đổi
cách dùng không còn hiệu quả. Điều đáng quan tâm hơn hết là giá thuốc. Ở nước
ta, báo chí thường xuyên nêu vấn đề tăng giá thuốc bất hợp lý bởi vì xét cho cùng,
giá thuốc không ổn định sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến HTDT.
Tăng cường sự hiểu biết của BN về tình trạng bệnh và chế độ điều trị bằng thuốc:
BN cần biết rõ những điều cơ bản về bệnh của họ và về thuốc, để hiểu vì sao phải
dùng thuốc, thuốc sẽ cho tác dụng như thế nào đối với bệnh, phải uống thuốc bao
nhiêu lần trong ngày và cần bao nhiêu loại thuốc để chữa khỏi bệnh, khi dùng
thuốc có thể bị các tác dụng phụ nào hay không.
Hình thành và củng cố động cơ HTDT ở BN: tức là phải tạo được niềm tin ở BN
muốn chữa bệnh dứt khoát phải hợp tác với thầy thuốc dùng đúng và đủ thuốc. Ở
đây rất cần đến mối quan hệ tốt đẹp giữa BN và các thành viên trong hệ thống
chăm sóc sức khỏe, đó là bác sĩ điều trị, dược sĩ cấp và tư vấn dùng thuốc, điều
dưỡng chăm sóc bệnh hàng ngày. Phải tạo niềm tin như thế nào mà BN thấy việc
nhớ dùng thuốc là mệnh lệnh từ trái tim của mình, gắn việc dùng thuốc vào sinh
hoạt hàng ngày và duy trì việc dùng thuốc dù sinh hoạt hàng ngày có thay đổi (như
BN đái tháo đường duy trì tốt việc dùng thuốc kiểm soát đường huyết khi đi du
lịch cũng giống như ở nhà).
Có những bệnh có thể phải
dùng thuốc lâu dài, thậm chí
suốt đời (như bệnh đái tháo
đường, tăng huyết áp, động
kinh…) nếu người bệnh bỏ
ngang việc dùng thuốc sẽ ảnh
hưởng trầm trọng đến bản thân
người bệnh. Nhưng cũng có
những bệnh nếu bỏ ngang,
không dùng thuốc đúng liệu

trình, hậu quả xấu không chỉ
xảy ra cho BN mà còn gây nguy
hại rất lớn cho sức khỏe cộng
đồng. Như việc chữa trị lao
Các biện pháp để thúc đẩy việc HTDT
Biện pháp kỹ thuật: bác sĩ điều trị khi chỉ định
thuốc hoặc dược sĩ khi cấp thuốc nên lựa chọn
thuốc mà chế độ dùng thuốc thuận tiện hơn, như
dùng dạng thuốc lỏng (sirô, hỗn dịch…) cho trẻ
em, dùng dạng thuốc phóng thích kéo dài dùng
1 lần thay vì 3 - 4 lần trong ngày đối với người
cần dùng thuốc lâu dài (thậm chí có thuốc trị
loãng xương dùng 1 lần trong ngày cũng còn có
sự bất tiện nay nên thay bằng thuốc chỉ cần
dùng 1 lần trong tuần).
Biện pháp truyền thông - giáo dục: trước hết, chính các bác sĩ, dược sĩ là người
thích hợp nhất giúp BN nâng cao hiểu biết về bệnh tật và thuốc men chữa trị có
liên quan. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy HTDT của BN tốt hơn rất nhiều
khi nhà điều trị không kiệm lời, chịu khó nói năng với lời lẽ chân tình giúp BN
hiểu rõ về bệnh tình để từ đó có sự tin cậy về chế độ dùng thuốc. Người ta cũng
ghi nhận vai trò rất lớn của các phương tiện truyền thông đại chúng, trong đó có
báo chí, về việc nâng cao kiến thức để BN hợp tác tốt việc dùng thuốc.
Ngoài hai biện pháp chủ yếu trên, các nhà khoa học còn nêu thêm một số biện
pháp khác để thúc đẩy và cải thiện HTDT. Như dùng biện pháp giúp thay đổi thái
đô (thật ra cũng giống như biện pháp kỹ thuật nêu ở trên, như dùng thiết bị báo tín
hiệu hoặc dùng điện thoại báo giờ uống thuốc để giúp BN nhớ giờ dùng thuốc).
Hoặc dùng biện pháp gây ảnh hưởng lên tình cảm của BN (như nhờ sự hỗ trợ của
những người cùng nhiễm HIV/AIDS, gọi là đồng đẳng để giúp HTDT trong điều
trị căn bệnh thế kỷ này).
Tất cả những biện pháp cải thiện nêu trên đều nhằm đến trung tâm điểm là BN để

cải thiện HTDT. Nhưng việc thực hiện thành công hay thất bại là tùy thuộc vào
các nhà chuyên môn y dược, đặc biệt có cả các nhà quản lý của ngànhY tế. Chính
không đúng cách, không dùng
thuốc theo đúng thời gian của
phác đồ điều trị có thể đưa đến
hiện tượng “lao đa kháng
thuốc” (nhiều thuốc kháng lao
không còn hiệu quả) và nay là
“lao siêu kháng thuốc” (là loại
mà thuốc kháng lao dự trữ dùng
sau cùng vẫn không có tác
dụng) rất nguy hiểm.

họ sẽ khơi mở giúp cho HTDT ngày càng được cải thiện hơn để BN được chữa trị
bằng thuốc tốt nhất.
PGS.TS. NGUYỄN HỮU ĐỨC

×