Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

dề trắc nghiệm văn 7 kII

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.98 KB, 14 trang )

Câu1 Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi (từ 1 đến 5).
“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê,
rõ ràng, dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là
làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên
truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hiện vào công
việc yêu nước, công việc kháng chiến.”
(Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Ngữ văn 7, tập 2)
1. Nội dung chính của đoạn văn trên là gì ?
A. Giới thiệu về tinh thần yêu nước của dân tộc
B. Trình bày ý kiến, quan điểm của tác giả về tinh thần yêu nước
C. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả về tinh thần yêu nước
D. Giới thiệu về công việc yêu nước, công việc kháng chiến
2. Câu nào sau đây nêu luận điểm của đoạn văn trên ?
A. Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý.
B. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng, dễ thấy.
C. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.
D. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.
3. Luận điểm của đoạn văn trên nói lên điều gì ?
A. Tinh thần yêu nước là một truyền thống vô cùng quý báu của nhân dân ta.
B. Tinh thần yêu nước được biểu hiện vô cùng phong phú trên mọi lĩnh vực của cuộc sống.
C. Nhiệm vụ của chúng ta là phải làm cho tinh thần yêu nước được phát huy mạnh mẽ trong kháng
chiến. D. Nhiệm vụ của người học sinh là phải làm cho tinh thần yêu nước được phát huy mạnh mẽ
trong cuộc sống.
4. Nhận xét nào sau đây đúng với hai câu văn: “Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha
lê, rõ ràng, dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.”?
A. Là hai câu chủ động B. Là hai câu bị động C. Là hai câu đặc biệt D. Là hai câu ghép
5. Nghệ thuật lập luận nổi bật của đoạn văn trên là gì ?
A. Giọng văn hùng hồn, đanh thép B. Sử dụng phong phú các biện pháp tu từ
C. Lập luận chặt chẽ, sáng rõ, dể hiểu D. Dẫn chứng phong phú, giàu sắc thái biểu cảm.
câu 2 Trong các đề văn sau, đề nào yêu cầu vận dụng phép lập luận giải thích?
A. Chứng tỏ rằng chúng ta sẽ bị tổn thất lớn nếu không có ý thức bảo vệ môi trường sống.


B. Làm sáng tỏ lối sống vô cùng thanh bạch, giản dị của Bác Hồ.
C. Hãy làm sáng tỏ đạo lí "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc Việt Nam từ thực tế cuộc sống.
D. Em hiểu thế nào về nội dung ý nghĩa của câu tục ngữ: "Thất bại là mẹ thành công"?
Câu 3Nhận xét nào đúng về văn bản nghị luận?
A. Bày tỏ tình cảm, cảm xúc của người viết về sự vật, hiện tượng, con người.
B. Trình bày một chuỗi sự việc, sự kiện, câu chuyện theo một trình tự nhất định.
C. Trình bày ý kiến, quan điểm của người viết về một vấn đề nào đó.
D. Tái hiện sinh động đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng, con người
Câu 4Luận điểm trong bài văn nghị luận là gì?
A. Những ý kiến thể hiện quan điểm, tư tưởng của người viết.
B. Cách trình bày lí lẽ và dẫn chứng trong bài văn nghị luận.
C. Lí lẽ đưa ra để triển khai ý kiến, quan điểm trong bài văn nghị luận.
D. Những dẫn chứng được sử dụng trong bài văn nghị luận.
Câu 5Từ ngữ nào có thể điền vào chỗ trống ( ) trong nhận định sau:
“Dấu được dùng để:
- Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu trúc phức tạp.
- Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp."
A. ba chấm. B. gạch ngang C. gạch nối D. chấm phẩy
Câu 6 Trong những câu sau, câu nào không phải là câu rút gọn?
A. Uống nước nhớ nguồn. B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
C. Người ta là hoa đất. D. Bán anh em xa mua láng giềng gần
· câu 7Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi (từ 1 đến 8) bằng cách điền đáp đúng và ô trống:
“Đêm đã về khuya. Xa xa bờ bên kia Thiên Mụ hiện ra mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát ánh trăng
vàng. Sóng vỗ ru mạn thuyền rồi gợn vô hồi xa mãi cùng những tiếng đàn réo rắt du dương. Đấy là lúc
các ca nhi cất lên khúc điệu Nam nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn như nam ai, nam
bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân. Cũng có bản nhạc mang âm hưởng điệu Bắc pha
phách điệu Nam không vui, không buồn như tứ đại cảnh. Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn
cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán… Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người,
tình đất nước, trai hiền, gái lịch.”
(Trích Ngữ văn 7, Tập 2)

1. Dòng nào sau đây nêu đúng tên tác giả và văn bản chứa đoạn văn trên?
A. Hoài Thanh - Ý nghĩa văn chương B. Hà Ánh Minh - Ca Huế trên sông Hương
C. Minh Hương - Sài Gòn tôi yêu D. Vũ Bằng - Mùa xuân của tôi
2. Nội dung chính của đoạn văn là gì?
A. Miêu tả cảnh chùa Thiên Mụ bên bờ sông Hương B. Miêu tả một đêm ca Huế trên sông Hương
C. Miêu tả những người con gái đàn hát trên sông Hương
D. Bộc lộ trực tiếp tình cảm của tác giả về một đêm ca Huế trên sông Hương
3. Thời gian được miêu tả trong đoạn văn trên là khi nào
A. Sáng B. Trưa C. Chiều D. Đêm
4. Trong đoạn văn trên, tác giả sử dụng phép tu từ nào là chủ yếu?
A. Chơi chữ B. Nhân hoá C. Hoán dụ D. Liệt kê
5. Chi tiết nào không xuất hiện trong đoạn văn trên?
A. Tiếng đàn réo rắt du dương B. Khoang thuyền đầy ắp lời ca tiếng nhạc
C. Ngọn tháp dát ánh trăng vàng D. Khúc điệu Nam nghe buồn man mác
6. Từ nào không phải là từ Hán Việt trong các từ sau?
A. Ca nhi B. Quả phụ C. Tương tư D. Du dương
7. Dòng nào sau đây nêu cách hiểu đúng nhất từ “gái lịch
A, Cô gái làm nghề ca hát B, Cô gái trẻ trung, xinh xắn
C. Cô gái thanh nhã, lịch lãm D. Cô gái chơi nhạc cung đình
Câu 8 Chọn tên tác phẩm phù hợp với nội dung tương ứng.
Nỗi nhớ tiếc quá khứ hòa với nỗi buồn cô đơn giữa núi đèo hoang sơ heo hút.
Tình cảm quê hương, gia đình được gợi lên qua những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ.
Tình cảm thiên nhiên, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan.
Khẳng định chủ quyền và lòng quyết tâm tiêu diệt kẻ thù xâm lược.
Câu 9 Hai câu văn: “Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê. Nhưng cũng có khi cất
giấu kín đáo trong rương, trong hòm.” là hai câu bị động. Nhận xét này đúng hay sai ?
A. Đúng B. Sai
Câu 10 Bài văn Tinh thần yêu nước của nhân dân ta đề cập đến lòng yêu nước của nhân dân ta ở
lĩnh vực nào?
A. Trong công cuộc đấu tranh giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc. B. Hai ý (1) và (2)

C. Trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm.(2) D. Trong sự nghiệp xây dựng đất nước.(1)
Câu 11 Vì sao Bác Hồ rất giản dị trong lời nói và bài viết?
A. Vì thói quen diễn đạt ngôn ngữ của Bác. B. Vì Bác muốn nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.
C. Vì Bác có năng khiếu văn chương. D. Vì bác sinh ra ở nông thôn
Câu 12 Hãy chứng minh: Truyện ngắn Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn đã sử dụng thành
công nghệ thuật tương phản để vạch trần bản chất của tên quan phủ.
Câu 13 . Câu văn: “Đêm đã về khuya.” thuộc kiểu câu nào?
A. Câu đơn B. Câu rút gọn C. Câu đặc biệt D. Câu bị động
Câu 14 Trong câu văn: “Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vã,
ngón bấm, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi.” tác giả dùng biện pháp gì?
A. Liệt kê. B. Điệp ngữ. C. Nhân hoá. D. So sánh
Câu 15 Dấu chấm lửng trong đoạn văn sau có tác dụng gì ?
“Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiêc thương ai oán… Lời ca thong
thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch.”
A. Nói lên sự ngập ngừng, đứt quãng. B. Nói lên sự bí từ của người viết.
C. Tỏ ý còn nhiều cung bậc chưa kể ra hết. D. Tỏ ý người viết lấp lửng hàm ý một vấn đề gì đó.
Câu 16 Dẫn chứng trong bài văn: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” được lựa chọn và sắp xếp
theo trình tự nào?
A. Từ hiện tại trở về quá khứ. B. Từ quá khứ đến hiện tại, tới tương lai.
C. Từ hiện tại đến tương lai. D. Từ quá khứ đến hiện tại.
Câu 17 Lớp em muốn nhà trường sửa chữa chiếc quạt trần vừa mới bị hỏng. Em sẽ thay mặt lớp viết
loại văn bản nào?
A. Thông báo. B. Đơn. C. Báo cáo. D. Đề nghị.
Câu 18 Từ nào dưới đây không phải là từ Hán Việt?
A. Chân lí. B. Vô địch. C. Nhân dân. D. Trẻ em.
Câu 19 Câu nào là câu đặc biệt trong các câu sau?
A. Hoa nở. B. Mẹ đi làm. C. Tiếng sáo diều! D. Bạn học bài chưa?
Trong đời sống, văn nghị luận không xuất hiện dưới những dạng nào sau đây?
A. Các bản tin thời tiết. B. Các bài xã luận, bài phát biểu ý kiến.
C. Các lời kêu gọi. D. Các ý kiến nêu ra trong cuộc họp.

Câu 20 Mục đích của văn nghị luận là gì?
A. Nhằm tái hiện sự vật, sự việc, con người và cảnh vật một cách sinh động.
B. Nhằm kể lại đầy đủ một câu chuyện nào đó. C. Nhằm bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người viết.
D. Nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một ý kiến, một quan điểm, một nhận xét nào đó
Câu 21 Câu “Từ vựng tiếng Việt qua các thời kì diễn biến của nó tăng lên mỗi ngày mỗi nhiều.”
thuộc kiểu câu gì? A. Câu rút gọn.
B. Câu đặc biệt. C. Câu bị động. D. Câu chủ động.
Câu 22 Văn bản Sự giàu đẹp của Tiếng Việt của Đặng Thai Mai được viết theo phương thức biểu đạt
nào? A. Tự sự. B. Biểu cảm. C. Nghị luận. D. Miêu tả.
Câu 23 Giải thích câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm.”
Câu 24 Cụm từ “Những trò lố” trong nhan đề tác phẩm Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội
Châu được tác giả dùng với dụng ý gì ?
A. Để nói lên quan điểm của Va-ren về những việc mình làm.
B. Để trực tiếp vạch trần và tố cáo bản chất xấu xa của Va-ren. C. Để gây sự chú ý cho người đọc.
D. Để nói lên quan điểm của người đọc về những việc làm của Va-ren
Câu 25 Trong các câu tục ngữ sau, câu nào có nghĩa trái ngược với các câu còn lại?
A. "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây." B. "Ăn cháo đá bát".
C. "Uống nước nhớ nguồn". D. "Uống nước nhớ người đào giếng."
Câu 26 Những kinh nghiệm về thiên nhiên và lao động sản xuất có ý nghĩa gì?
A. Giúp người lao động yêu công việc của mình hơn.
B. Giúp người lao động sống gắn bó với thiên nhiên hơn.
C. Giúp người lao động chủ động dự đoán thời tiết và nâng cao năng suất lao động.
D. Giúp người lao động có được cuộc sống an nhàn, sung túc.
Câu 27 Câu rút gọn: "Học ăn, học nói, học gói, học mở." đã lược bỏ thành phần nào?
A. Chủ ngữ. B . Chủ ngữ và vị ngữ. C. Vị ngữ. D. Trạng ngữ.
Câu 28 Trong các từ sau, từ nào là từ láy? A. Thâm nhập. B. Tính tình. C. Ngôn ngữ. D. Ngọt ngào.
câu 29 Giải thích câu tục ngữ: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây."
Câu 30 Trong các tình huống sau, tình huống nào cần viết báo cáo? A. Em phải chuyển trường.
B. Nhà trường cần biết kết quả chuyến đi tham quan của lớp em.
C. Em bị ốm không thể đi học được. D. Sự hối hận của bản thân sau khi mắc lỗi không học bài.

Dòng nào dưới đây không phải là tục ngữ? A. Chớp đông nhay nháy gà gáy thì mưa.
B. Khoai đất lạ, mạ đất quen. C. Tấc đất tấc vàng. D. Một nắng hai sương.
Câu 31 Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 6:
“Ngót ba mươi năm, bôn tẩu bốn phương trời, Người vẫn giữ thuần tuý phong độ, ngôn ngữ, tính tình
của một người Việt Nam. Ngôn ngữ của Người phong phú, ý vị như ngôn ngữ của người dân quê Việt
Nam; Người khéo dùng tục ngữ, hay nói ví, thường có lối châm biếm kín đáo và thú vị.”
(Sách giáo khoaNgữ văn 7, tập 2)
1. Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào ?
A. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta B. Sự giàu đẹp của tiếng Việt
C. Hồ Chủ Tịch, hình ảnh của dân tộc D. Đức tính giản dị của Bác Hồ
2. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào ?
A. Nghị luận B. Tự sự C. Miêu tả D. Biểu cảm
3. Đoạn văn trên sử dụng phép tu từ nào ?
A. Tương phản B. Liệt kê C. Chơi chữ D. Hoán dụ
4. Thành phần trạng ngữ của câu: “Ngót ba mươi năm, bôn tẩu bốn phương trời, Người vẫn giữ
thuần tuý phong độ, ngôn ngữ, tính tình của một người Việt Nam.” là:
A. ngót ba mươi năm B. bôn tẩu bốn phương trời
C. ngót ba mươi năm, bôn tẩu bốn phương trời D. tính tình của một người Việt Nam
5. Dấu chấm phảy trong câu văn dưới đây dùng để làm gì ?
“Ngôn ngữ của Người phong phú, ý vị như ngôn ngữ của người dân quê Việt Nam; Người khéo dùng
tục ngữ, hay nói ví, thường có lối châm biếm kín đáo và thú vị.”
A. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp
B. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp
C. Làm giãn nhịp điệu câu văn D. Chuẩn bị cho một nội dung bất ngờ tiếp theo
6. Những câu sau đây, câu nào không thể chuyển thành câu bị động ?
A. Mọi người rất yêu quý Lan. B. Loài hoa ấy đã quyến rũ bao nhiêu người.
C. Ngày mai, mẹ sẽ may xong chiếc áo này. D. Lúc này, tôi rất muốn đi học.
Câu 32 Trong các từ dưới đây, từ nào không phải là từ Hán Việt?
A. Ngôn ngữ. B. Phong phú. C. Bôn tẩu. D. Ưa thích.
Câu 33 Tục ngữ là một thể loại của bộ phận văn học nào?

A. Văn học dân gian. B. Văn học thời kỳ kháng chiến chống Mĩ.
C. Văn học thời kỳ kháng chiến chống Pháp. D. Văn học trung đại.
Câu nào dưới đây không phải câu đặc biệt?
A. Một hồi còi. B. Dòng sông quê anh. C. Mùa xuân! D. Trời đang mưa.
Câu 34 Đọc câu văn: “Cối xay tre nặng nề quay, từ ngàn đời nay, xay nắm thóc.” và trả lời các câu
1 và 2:
1. Trạng ngữ trong câu văn trên là:
A. cối xay tre B. nặng nề quay C. từ ngàn đời nay D. xay nắm thóc
2. Trạng ngữ trong câu trên thuộc loại nào ?
A. Trạng ngữ chỉ thời gian B. Trạng ngữ chỉ phương tiện
C. Trạng ngữ chỉ điều kiện D. Trạng ngữ chỉ mục đich
Câu 35 Điểm giống nhau giữa ca Huế và chèo là:
A. Đều biểu diễn về ban đêm trên thuyền. B. Đều là loại hình sân khấu dân gian.
C. Đều là những sinh hoạt văn hoá dân gian. D. Đều có nguồn gốc từ nhạc dân gian và nhạc cung đình
Câu 36 Văn bản: Đức tính giản dị của Bác Hồ sử dụng phép lập luận gì?
A. Chứng minh. B. Giải thích và chứng minh. C. Giải thích và bình luận. D. Giải thích.
Câu 37 Dòng nào dưới đây không phải là tục ngữ? A. Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.
B. Ếch ngồi đáy giếng. C. Giấy rách phải giữ lấy lề. D. Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân.
Câu 38 Chọn một trong hai đề sau:
Đề 1. Truyện ngắn Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn đã phản ánh cuộc sống khổ cực của người
dân, đồng thời lên án thói vô trách nhiệm của bọn quan lại phong kiến". Hãy chứng minh nhận định
trên.
Đề 2. Nhân dân ta có câu: “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Hãy làm rõ ý của người xưa qua câu tục
ngữ này.
Câu 39 Biện pháp nghệ thuật được sử dụng thành công nhất trong truyện ngắn Sống chết mặc bay
là gì? A. Tăng cấp và liệt kê. B. Tương phản. C. Tăng cấp. D. Tương phản và tăng cấp.
Câu 40 Trường hợp nào sau đây làm cho bài văn nghị luận không có tính thuyết phục cao? A. Lí lẽ
và dẫn chứng chưa được thừa nhận. B. Lý lẽ và dẫn chứng đã được thừa nhận.
C. Luận điểm tương đối rõ ràng, chính xác. D. Lí lẽ và dẫn chứng phù hợp với luận điểm
Câu 41 Từ “đã” trong cụm từ “đã từ lâu đời” là phó từ có ý nghĩa gì?

A. Chỉ sự tiếp diễn tương tự. B. Chỉ quan hệ thời gian. C. Chỉ khả năng. D. Chỉ mức độ.
Câu 42 Nhận xét nào sau đây không đúng với tục ngữ? A. Là một thể loại văn học dân gian.
B. Là kho tàng kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt.
C. Là những câu nói giãi bày đời sống tình cảm phong phú của nhân dân.
D. Là những câu nói ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh.
Câu 43 Câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm” rút gọn thành phần nào?
A. Thành phần định ngữ. B. Thành phần trạng ngữ. C. Thành phần vị ngữ. D. Thành phần chủ ngữ.
Câu 44 * Đọc câu văn “Tre là cánh tay của người nông dân” và trả lời câu hỏi 1, 2:
1. Vị ngữ của câu văn trên gồm từ “là” cộng với:
A. một cụm danh từ B. một cụm động từ C. một cụm tính từD. một cụm chủ vị.
2. Mục đích của câu trần thuật trên là gì ?
A. Giới thiệu B. Miêu tả
Câu 45 Câu “Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính.” thuộc câu gì ?
A. Câu định nghĩa. B. Câu tồn tại. C. Câu miêu tả. D. Câu đánh giá.
Câu 46 Chèo là loại kịch hát múa dân gian kể chuyện diễn tích được phổ biến rộng rãi ở vùng Nam
Bộ. Nhận xét này đúng hay sai? A Đúng B. Sai
Câu 47 Thế nào là câu chủ động? A. Câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hành động, hướng
vào người, vật khác. B. Câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hành động của một người khác hướng vào.
C. Câu có thể rút gọn thành phần vị ngữ. D. Câu có thể rút gọn thành phần chủ ngữ.
Câu 48 Câu: "Chị An ơi !" dùng để làm gì? A. Để bộc lộ cảm xúc. B. Để gọi đáp.
C. Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật. D. Chỉ thời gian nơi chốn diễn ra sự việc.
Câu 49 * Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi 1, 2, 3.
“Bấy giờ ai nấy ở trong đình đều nôn nao, sợ hãi. Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp,
quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào, thở không ra lời:
- Bẩm… quan lớn… đê vỡ mất rồi !
Quan lớn đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng:
- Đê vỡ rồi ! Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày ! Có biết không ? …
Lính đâu ? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy ? Không còn phép tắc gì nữa à ?
- Dạ, bẩm…”
(Trích Ngữ văn 7, tập 2)

1. Đoạn trích trên thuộc kiểu văn bản nào? A. Nghị luận B. Biểu cảm C. Miêu tả D. Tự sự
2. Mục đích chính của đoạn trích trên là gì?
A. Tố cáo tội ác của quan phụ mẫu B. Tố cáo tên quan phụ mẫu hống hách, vô trách nhiệm
C. Tả thái độ của mọi người trong đình khi nghe tin đê vỡ
D. Thể hiện sự sợ hãi của mọi người và anh lính hầu
3. Trong đoạn trích trên, tác giả sử dụng nghệ thuật nào?
A. Kể xen tả B. So sánh và ẩn dụ C. Tưởng tượng, nhân hoá D. Tương phản và tăng cấp
Câu 50 Thế nào là câu chủ động? A. Là câu có thể rút gọn thành phần chủ ngữ.
B. Là câu có thể rút ngọn thành phần vị ngữ.
C. Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hành động, hướng vào người, vật khác.
D. Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hành động của một người khác hướng vào.
Câu 51 Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: "Có công mài sắt, có ngày nên kim".
Câu 52 Từ "vàng" trong câu "Tấc đất tấc vàng" với từ "vàng" trong cụm từ "nhảy trên đường
vàng" (Lượm - Tố Hữu) là hai từ : A. gần nghĩa. B. đồng âm. C. trái nghĩa. D. đồng nghĩa.
Câu 53 Trong các câu sau, câu nào là câu chủ động? A. Thuyền bị gió làm lật.
B. Lan được mẹ tặng một chiếc cặp tóc. C. Nhà vua truyền ngôi cho cậu bé.D. Ngôi nhà đã bị phá nát.
câu 54 Câu văn sau dùng phép liệt kê gì: "Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng
khuâng, có tiếc thương ai oán ".?
A. Liệt kê không tăng tiến. B. Liệt kê tăng tiến C. Liệt kê không theo từng cặp. D. Liệt kê theo từng cặp.
Câu 55 Từ nào dưới đây là từ láy? A. Thiên nhiên. B. Tươi tốt. C. Đồng đội. D. Hầm hập.
Câu 56 Kể về một thầy giáo hoặc cô giáo mà em quý mến.
Câu 57 Từ nào dưới đây trái nghĩa với từ "Thanh nhã"?
A. Trắng trợn. B. Tinh khiết. C. Trong sạch. D. Thô thiển.
Câu 58 Câu nào sau đây không thể chuyển thành câu bị động? A. Mọi người rất yêu mến em tôi.
B. Tôi ăn cơm. C. Cô khen tôi. D. Năm 2004, người ta xây dựng lại ngôi trường này.
Câu 59 Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 6:
“Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ
dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột
cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó,
chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào

người phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió
thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một
đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao !”
(Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2)
1. Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào?
A. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta B. Sự giàu đẹp của tiếng Việt
C. Ý nghĩa văn chương D. Đức tính giản dị của Bác Hồ
2. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?
A. Nghị luận B. Tự sự C. Miêu tả D. Biểu cảm
3. Vì sao em chọn phương thức biểu đạt trên?
A. Vì đoạn văn trình bày diễn biến sự việc B. Vì đoạn văn tái hiện trạng thái sự việc
C. Vì đoạn văn nêu ý kiến đánh giá, bàn luận D. Vì đoạn văn trên bày tỏ tình cảm, cảm xúc
câu 60 Đọc câu văn: “Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất
của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ” để trả lời câu hỏi 4 và 5:
4. Vị trí của trạng ngữ trong câu trên nằm ở đâu?
A. Đầu câu B. Giữa câu C. Cuối câu
5. Trạng ngữ của câu văn trên có tác dụng gì?
A. Xác định nơi chốn B. Xác định mục đích D. Xác định nguyên nhân D. Xác định kết quả
câu 61 Câu: “Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều
biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống.” sủ dụng phép tu từ nào ?
A. So sánhB. Nhân hoáC. Liệt kê D. Hoán dụ
Câu 62 Câu: "Đường chúng ta đi rất đẹp." là câu
A. dùng cụm chủ vị để mở rộng vị ngữ. B. Dùng cụm chủ vị để mở rộng bổ ngữ.
C. dùng cụm chủ vị để mở rộng trạng ngữ. D. dùng cụm chủ vị để mở rộng chủ ngữ.
Câu 63 Tình huống nào dưới đây cần viết văn bản đề nghị?
A. Em cảm thấy hối hận vì phạm lỗi. B. Em phải chuyển trường.
C. Nhà trường cần biết kết quả học tập của lớp. D. Bàn ghế trong lớp bị hỏng vài bộ, cần phải sửa.
Câu 64 Thế nào là nghệ thuật tăng cấp? Tìm hai chi tiết thể hiện nghệ thuật tăng cấp trong truyện
Sống chết mặc bay?
Câu 65 Từ nào dưới đây không phải từ ghép? A. Thần tiên. B. Nhũn nhặn. C. Trang nhã. D. Thảo mộc.

Câu 66 Dòng nào không nói lên đặc sắc về nghệ thuật nghị luận của bài văn Đức tính giản dị của
Bác Hồ? A. Kết hợp chứng minh với giải thích, bình luận ngắn gọn mà sâu sắc.
B. Dùng nhiều câu mở rộng thành phần phụ. C. Thấm đượm tình cảm chân thành.
D. Dẫn chứng cụ thể, toàn diện, rõ ràng.
Câu 67 Đọc phần đầu đoạn trích Nỗi oan hại chồng, dòng nào sau đây không nói đúng khi nói về Thị
Kính? A. E dè, nhút nhát. (2) B. Cả (1), (2), (3) đều sai.
C. Nhẫn nhục, cam chịu. (3) D. Nết na, đức hạnh. (1)
Câu 68 Trong các câu sau đây, câu nào có trạng ngữ?
A. Một đàn chim ngói sạt qua rồi vội vã kéo nhau về phía mặt trời lặn. (Lao xao)
B. Thuyền rẽ sóng lướt bon bon như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kịp. (Vượt thác)
C. Trên giàn thiên lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa.
D. Những bông hoa ngát hương là người chị, người em của chúng tôi. (Bức thư của thủ lĩnh da đỏ)
Câu 69 Dòng nào nêu đúng nhất đặc điểm của văn bản nghị luận? A. Chủ yếu dùng phương thức
miêu tả nhằm tái hiện lại sự vật, hiện tượng, con người, câu chuyện nào đó.
B. Chủ yếu dùng phương thức lập luận: bằng lí lẽ và dẫn chứng, người viết trình bày ý kiến và tư tưởng
nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về mặt nhận thức.
C. Chủ yếu dùng phương thức biểu cảm để biểu hiện tình cảm, cảm xúc qua các hình ảnh, nhịp điệu, vần
điệu. D. Chủ yếu dùng phương thức kể nhằm thuật lại sự vật, hiện tượng, con người, câu chuyện nào đó.
Câu 70 Dòng nào nói đúng nhất những nguyên nhân tạo nên nét độc đáo của đêm ca Huế trên sông
Hương? A. Những làn điệu dân ca Huế phong phú và đa dạng, giàu cung bậc tình cảm, cảm xúc. (3)
B. Cả (1), (2), (3) đều đúng. C. Quang cảnh sông nước đẹp, huyền ảo, thơ mộng. (2)
D. Du khách được ngồi trên thuyền rồng, được nghe và ngắm nhìn các ca công từ trang phục đến cách
chơi đàn với những ngón đàn trau chuốt và điêu luyện. (1)
Câu 71 Câu nói sau đây của một cô bé được diễn đạt bằng rất nhiều dấu chấm lửng. Em hãy cho biết,
tác giả dùng nhiều dấu chấm lửng như vậy nhằm thể hiện điều gì?
"- Không ngô của con của con gieo đấy ạ Con có bao giờ dám sang vườn bên nhà đâu? Con mà
sang thì con Vện cả con Mực nữa nó cắn xổ ruột con ra còn gì!" (Nguyên Hồng) A. Thể hiện sự thách
thức. B. Thể hiện sự sợ sệt, thanh minh. C. Thể hiện sự tranh luận. D. Thể hiện sự vô lễ.
Câu 72 Trong các câu sau, câu nào không phải là câu dùng cụm chủ - vị làm thành phần câu? A. Cá
sấu hô hấp được ở dưới nước và cả trên cạn. B. Nhà văn Hoài Thanh khẳng định cái đẹp là cái có ích.

C. Chúng em học giỏi làm cho cha mẹ và thầy cô rất vui lòng.
D. Cách mạng tháng Tám thành công đã mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc.
Câu 73 Trong tác phẩm Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu, với hình thức và thái độ đối xử
là im lặng trước kẻ thù, Phan Bội Châu đã bộc lộ tính cách của mình như thế nào? A. Không dễ làm
quen với người ngoại quốc. B. Khinh bỉ kẻ thù và có bản lĩnh kiên cường.
C. Đồng tình với những lời nói của Va-ren. D. Cam phẫn vì phải ngồi tù.
Câu 74 Phần Mở bài của bài văn giải thích có nhiệm vụ gì? A. Giới thiệu điều cần giải thích và gợi ra
phương hướng giải thích. B. Nêu ý nghĩa của việc giải thích đối với mọi người.
C. Sử dụng các cách lập luận khác nhau. D. Lần lượt trình bày các nội dung giải thích.
75 Văn bản hành chính là gì? A. Là loại văn bản dùng để truyền đạt những nội dung và yêu cầu nào đó
từ cấp trên xuống hoặc bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của cá nhân hay tập thể tới các cơ quan và người có
quyền hạn để giải quyết. B. Là loại văn bản nghị luận đặc biệt ngắn gọn.
C. Là một thể loại của văn bản trữ tình. D. Là một thể loại của văn bản tự sự.
76 Câu nào trong các câu sau là câu rút gọn?
A. Rất nhiều người học đi đôi với hành. B. Anh trai tôi học luôn đi đôi với hành.
C. Học đi đôi với hành. D. Ai cũng phải học đi đôi với hành.
77 Xác định cụm C - V làm phụ ngữ trong câu: "Chúng ta có thể nói rằng trời sinh lá sen để bao bọc
cốm, cũng như trời sinh cốm nằm ủ trong lá sen." A. Trời sinh lá sen để bao bọc cốm.
B. Cũng như trời sinh cốm nằm ủ trong lá sen. C. Chúng ta có thể nói rằng.
D. Trời sinh lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh cốm nằm ủ trong lá sen.
78 Chi tiết nào trong đoạn trích Nỗi oan hại chồng không nói lên sự ân cần, dịu dàng của Thị Kính
đối với chồng? A. Kêu oan khi bị Sùng bà hành hạ. B. Băn khoăn khi thấy râu chồng mọc ngược.
C. Quạt cho chồng ngủ. D. Dọn kỉ sách cho chồng.
79 Câu "Cần phải ra sức phấn đấu để cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn" được rút gọn
thành phần nào? A. Bổ ngữ. B. Trạng ngữ. C. Vị ngữ. D. Chủ ngữ.
80 Trong văn bản Ca Huế trên sông Hương, câu văn "Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như
ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi" dùng phép liệt kê nhằm miêu
tả điều gì? A. Miêu tả tài nghệ chơi đàn của nhạc công với những ngón đàn hết sức phong phú.
B. Miêu tả hình dáng bên ngoài của người chơi đàn. C. Miêu tả tiếng đàn.
D. Miêu tả sự thán phục của người nghe đàn.

81 Trong các cách sau, cách nào không được bà Sùng dùng để đối xử với Thị Kính trong đoạn trích
Nỗi oan hại chồng? A. Lấn lướt, thô bạo. B. Mềm mỏng, đại lượng. C. Khinh rẻ, coi thường.
D. Xỉa xói, nhục mạ.
82 Cho đề bài sau: "Rừng mang lại nhiều lợi ích cho con người. Vì vậy, con người phải bảo vệ rừng.
Em hãy chứng minh ý kiến trên."
83 Trong các luận điểm nêu ra sau đây, luận điểm nào không phù hợp với bài văn viết về đề bài này?
A. Rừng là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, cung cấp cho con người nguồn lâm sản lớn.
B. Rừng là hệ sinh thái quan trọng, góp phần điều hòa khí hậu trên trái đất.
C. Con người có thể khai thác thật nhiều tài nguyên rừng mà không cần phải trồng cây gây rừng.
D. Rừng là môi trường du lịch hấp dẫn với con người.
84 Trong những câu sau, câu nào có trạng ngữ đứng giữa câu? A. Đằng đông, trời hửng dần.
B. Trước mặt cô giáo, con đã thiếu lễ độ với mẹ.
C. Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được. D. Con đã đi học từ ba năm trước, hồi
mới ba tuổi vào lớp Mẫu giáo, đã biết thế nào là trường, lớp, thầy, bạn.
85 Đâu là luận điểm chính của văn bản Sự giàu đẹp của tiếng Việt? A. Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp.
B. Tiếng Việt của chúng ta rất giàu. C. Tiếng Việt của chúng ta rất hay.
D. Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.
86 Phép liệt kê có tác dụng gì? A. Diễn tả sự phức tạp, rắc rối của các sự vật, hiện tượng.
B. Diễn tả đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của sự vật, hiện tượng.
C. Diễn tả sự tương phản của các sự vật, hiện tượng.
D. Diễn tả sự giống nhau của các sự vật, hiện tượng.
87 Nội dung của câu tục ngữ "Tấc đất tấc vàng" là A. nói lên lòng yêu quý, trân trọng từng tấc đất của
những người sống nhờ đất. (3) B. đề cao, khẳng định sự quý giá của đất đai. (1)
C. Cả (1), (2), (3) đều đúng.
D. cuộc sống và công việc của người nông dân gắn với đất đai đồng ruộng, đất sản sinh ra của cải, lương
thực nuôi sống con người, bởi vậy đối với họ, tấc đất quý như tấc vàng. (2)
88 Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm của văn nghị luận? A. Nhằm tái hiện sự việc,
người, vật, cảnh một cách sinh động. B. Luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.
C. Ý kiến, quan điểm, nhận xét nêu lên trong văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề có
thực trong đời sống thì mới có ý nghĩa.

D. Nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một ý kiến, một quan điểm, một nhận xét nào đó.
89 Câu đặc biệt là A. câu cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.
B. câu chỉ có vị ngữ. C. câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ. D. câu chỉ có chủ ngữ.
90 Trong lập luận của bài văn nghị luận, dẫn chứng và lí lẽ phải có mối quan hệ như thế nào với
nhau? A. Phải phù hợp với luận điểm. B. Phải phù hợp với nhau.
C. Phải phù hợp với nhau và phù hợp với luận điểm. D. Phải tương đương với nhau.
91 Trong văn bản Sự giàu đẹp của tiếng Việt, tác giả Đặng Thai Mai đã chứng minh sự giàu có và khả
năng phong phú của tiếng Việt về những mặt nào? A. Ngữ âm. (1) B. Từ vựng. (2) C. Cả (1), (2), (3) đều
đúng. D. Ngữ pháp. (3)
92 Câu tục ngữ: "Nhất thì, nhì thục" nói lên kinh nghiệm gì? A. Cần cung cấp đủ nước tưới cho cây
trồng và thường xuyên làm cỏ cho cây. B. Cần lựa chọn thời điểm thích hợp để gieo trồng, mùa nào
trồng cây ấy và làm đất cho kĩ, tơi xốp trước khi gieo trồng. C. Cần bón phân nhiều cho cây và chọn
giống thích hợp với đất. D. Cần lựa chọn đất thích hợp cho việc trồng trọt.
93 Đặc điểm nổi bật về hình thức của Tục ngữ về con người và xã hội là gì? A. Cả (1), (2), (3) đều
đúng. B. Diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ. (2) C. Diễn đạt bằng hình ảnh so sánh. (1)
D. Từ và câu có nhiều nghĩa. (3)
94 Mục đích quan trọng nhất khi viết Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu của Nguyễn Ái
Quốc là gì? A. Chỉ để giúp cho người Việt Nam thấy được thực chất của quá trình "khai hóa văn minh"
của thực dân Pháp ở Việt Nam. B. Chỉ để ca ngợi phẩm chất, khí phách của Phan Bội Châu.
C. Chỉ để xây dựng hai nhân vật có tính cách đại diện cho hai lực lượng xã hội hoàn toàn đối lập nhau.
D. Vạch rõ chủ trương bịp bợm của thực dân Pháp và phơi bày những trò lừa đảo, lố bịch của Va-ren.
95 Trong các câu sau, câu nào là câu bị động? A. Tôi kéo em ngồi xuống và khẽ vuốt lên mái tóc.
B. Tôi dắt em ra khỏi lớp. C. Em lặng lẽ đặt tay lên vai tôi.
D. Cuối cùng, hai con búp bê đã không bị chia lìa.
96 Trong các câu sau, câu nào không phải là câu chủ động? A. Văn chương luyện cho ta những tình
cảm ta sẵn có. B. Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.
C. Ta được văn chương luyện cho những tình cảm ta sẵn có.
D. Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có.
97Dòng nào không nêu đúng những đặc sắc nghệ thuật của bài văn Sự giàu đẹp của tiếng Việt? A. Bài
văn mạch lạc, lôgic, văn phong có tính khoa học. B. Các dẫn chứng được dẫn ra vừa toàn diện, bao quát

lại vừa hết sức cụ thể, tỉ mỉ với những hiện tượng ngôn ngữ trong đời sống và nghệ thuật.
C. Tác giả thường sử dụng biện pháp mở rộng thành phần câu để làm rõ nghĩa hoặc bổ sung thêm những
khía cạnh mới của đối tượng đang bàn đến.
D. Đây là một văn bản nghị luận có lập luận chặt chẽ, khoa học và giàu sức thuyết phục.
98 Lời văn phần Kết bài nên hô ứng với lời văn của phần nào? A. Cả Thân bài và Mở bài. (3)
B. Mở bài. (2) C. Cả (1), (2), (3) đều sai. D. Thân bài. (1)
99 Trong các câu sau, câu nào là câu đặc biệt? A. Lan được đi tham quan nhiều nơi nên bạn hiểu biết
rất nhiều. B. Mưa rất to. C. Trên cao, bầu trời trong xanh không một gợn mây. D. Hoa sim!
100 Để chứng minh sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt, trong bài văn của mình, Đặng
Thai Mai đã sử dụng kiểu lập luận gì? A. Kết hợp phân tích và chứng minh vấn đề. B. Giải thích.
C. Kết hợp chứng minh, giải thích và bình luận vấn đề. D. Chứng minh.
101 Đoạn mở đầu bài viết Sự giàu đẹp của tiếng Việt: "Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và
vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình. Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó" nêu lên nội
dung gì? A. Nêu lên lí do về lòng tự hào tiếng Việt của người Việt. B. Khẳng định lòng tin tưởng của
người Việt với tiếng Việt. C. Nói lên tình cảm của tác giả với tiếng Việt.
D. Khẳng định vị trí và ý nghĩa của tiếng Việt.
102 Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta thuộc loại văn bản nào? A. Văn bản nghị luận.
B. Văn bản biểu cảm. C. Văn bản hành chính. D. Văn bản báo chí.
103 Trong những câu sau, câu nào có trạng ngữ chỉ mục đích? A. Qua ánh mắt nhìn, tôi biết nó
không thích tôi. B. Chỉ bằng một ngọn roi, anh ấy đã quật ngã ba tên côn đồ. C. Với quyết tâm cao độ,
bạn Lan đã vượt qua kì thi này. D. Vì tương lai, chúng ta phải cố gắng nhiều hơn nữa.
104 Phần Mở bài của bài văn nghị luận có vai trò gì? A. Nêu ra các luận điểm sẽ triển khai trong phần
Thân bài. B. Nêu vấn đề có ý nghĩa đối với đời sống mà bài văn hướng tới.
C. Nêu phạm vi dẫn chứng mà bài văn sẽ sử dụng. D. Nêu tính chất của bài văn.
105 Nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là gì? A.
Sử dụng biện pháp nhân hóa. B. Sử dụng biện pháp so sánh và liệt kê theo mô hình "từ đến ".
C. Sử dụng biện pháp ẩn dụ. D. Sử dụng biện pháp so sánh.
106 Trong văn bản Sự giàu đẹp của tiếng Việt, tác giả Đặng Thai Mai đã chứng minh sự giàu có và khả
năng phong phú của tiếng Việt về những mặt nào? A. Ngữ pháp. (3) B. Từ vựng. (2)
C. Cả (1), (2), (3) đều đúng. D. Ngữ âm. (1)

107 Đoạn đầu của bài văn (từ đầu đến "qua các thời kì lịch sử) trong văn bản Sự giàu đẹp của tiếng
Việt, sau khi nêu nhận định tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay, tác giả đã sử dụng kiểu
lập luận nào? A. Giải thích nhận định ấy. B. Bình luận nhận định ấy.
C. Phân tích nhận định ấy. D. Chứng minh nhận định ấy.
108 Trạng ngữ trong câu "Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc" thuộc loại
trạng ngữ nào? A. Trạng ngữ chỉ điều kiện. B. Trạng ngữ chỉ phương tiện.
C. Trạng ngữ chỉ mục đích. D. Trạng ngữ chỉ thời gian.
109 Làm thế nào để chuyển đoạn từ Mở bài sang Thân bài trong bài văn nghị luận? A. Dùng một câu
để chuyển đoạn. B. Dùng một đoạn văn để chuyển đoạn.
C. Dùng một từ để chuyển đoạn. D. Dùng từ hoặc câu để chuyển đoạn.
110Trong các loại từ sau, từ nào không được dùng trong câu đặc biệt để bộc lộ cảm xúc?
A. Từ hô gọi. B. Quan hệ từ. C. Số từ. D. Từ tình thái.
111 Trong các câu sau, câu nào không phải là câu đặc biệt?
A. Câu chuyện của bà tôi. B. Giờ ra chơi. C. Cánh đồng làng. D. Tiếng suối chảy róc rách.
112 Trong văn bản Sự giàu đẹp của tiếng Việt, chứng cứ nào không được tác giả dùng để chứng minh
"cái hay" của tiếng Việt? A. Dồi dào về phần cấu tạo từ ngữ và hình thức biểu đạt.
B. Thỏa mãn nhu cầu trao đổi tình cảm, ý nghĩa giữa người với người.
C. Ngữ pháp uyển chuyển, chính xác. D. Một thứ tiếng giàu chất nhạc.
113 Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta có nội dung gì? A. Trong cuộc kháng chiến chống
Pháp, lòng yêu nước của nhân dân ta được thể hiện sâu sắc và sinh động.
B. Nhân dân ta có tinh thần nước nồng nàn và tinh thần ấy đã trở thành truyền thống quý báu của dân tộc
ta. C. Ca ngợi lịch sử vẻ vang của dân tộc ta. D. Bài văn thể hiện tình cảm yêu nước, thương dân tha
thiết, luôn mong tìm được con đường cứu nước cứu dân của Bác.
114 Lí do nào khiến cho bài văn viết theo phép lập luận chứng minh thiếu tính thuyết phục? A. Lí lẽ
và dẫn chứng phù hợp với luận điểm. B. Lí lẽ và dẫn chứng đã được thừa nhận.
C. Không đưa dẫn chứng, đưa lí lẽ để làm sáng tỏ luận điểm. D. Luận điểm được nêu rõ ràng, xác đáng.
115 Những sắc thái nào của tinh thần yêu nước được tác giả đề cập đến trong bài Tinh thần yêu nước
của nhân dân ta? A. Tiềm tàng, kín đáo. B. Khi tiềm tàng, kín đáo; lúc lại biểu lộ rõ ràng, đầy đủ.
C. Luôn luôn mạnh mẽ, sôi sục. D. Biểu lộ rõ ràng, đầy đủ.
116 Ý nghĩa của đoạn văn: "Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày

trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong
hòm". là gì? A. Lòng yêu nước là các thứ của quý. B. Hai trạng thái của lòng yêu nước.
C. Dù thể hiện dưới hình thức nào lòng yêu nước cũng vô cùng quý giá.
D. Lòng yêu nước có thể âm thầm kín đáo hoặc biểu lộ rõ ràng, cụ thể.
117 Dòng nào không phải là trạng ngữ trong đoạn văn sau:
"Đêm hôm lễ đại khánh, có một chàng trai thấp nhỏ mạnh khỏe, cùng ngục tốt uống rượu, nhân lúc say
mà cướp anh đi. Từ đó, tôi luôn theo sát anh, chỉ mong anh lần này đi được trót lọt. Nhưng lại nghĩ trong
lúc anh đang lo thoát nạn, việc không nên để ngoài biết thì tôi lại không muốn làm cho anh sợ, nên đành
xa anh một đoạn đường. Khi vào làng này, tôi mất dấu anh nhưng chắc là anh vẫn ở đây".
(Phan Bội Châu) A. Nhân lúc say mà cướp anh đi. B. Khi vào làng này. C. Từ đó.
D. Đêm hôm lễ đại khánh.
118 Kết luận của tác giả khi chứng minh sự giàu đẹp của tiếng Việt trong bài Sự giàu đẹp của tiếng
Việt là gì? A. Tiếng Việt là thứ tiếng giàu đẹp nhất trong các thứ tiếng trên thế giới.
B. Tiếng Việt có cơ sở để phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
C. Cấu tạo và khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử là một biểu hiện về sức sống dồi dào của tiếng
Việt. D. Tiếng Việt là ngôn ngữ tốt nhất dùng để giao tiếp trong đời sống của người Việt Nam.
119 Theo quy trình tạo lập văn bản làm văn nghị luận thì sau bước tìm hiểu đề bài để định hướng cho
bài làm sẽ đến bước nào? A. Viết thành bài văn hoàn chỉnh. B. Tìm dẫn chứng cho bài văn.
C. Lập dàn ý đại cương. D. Xác định các lí lẽ cho bài văn
120 Trong các dòng sau, dòng nào không nói lên tác dụng của việc sử dụng câu đặc biệt? A. Liệt kê
nhằm thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng. B. Gọi đáp.
C. Làm cho lời nói được ngắn gọn. D. Bộc lộ cảm xúc.
121 Câu đặc biệt là A. câu chỉ có chủ ngữ. B. câu cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.
C. câu chỉ có vị ngữ. D. câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.
122Trong văn bản Sự giàu đẹp của tiếng Việt, người ngoại quốc đã nhận xét về tiếng Việt như thế
nào? A. Tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất thơ. B. Tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc.
C. Tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất trữ tình. D. Tiếng Việt là một thứ tiếng giàu cảm xúc.
123 Trong những câu sau, câu nào có thể tách trạng ngữ thành câu riêng? A. Kết hợp những bài này
lại, ta được chiêm ngưỡng một bức chân dung tinh thần tự họa rõ nét và sinh động của nhà thơ.
B. Bằng một giọng thân tình, thầy khuyên chúng em cố gắng học tập.

C. Bố cháu đã hi sinh năm 72. D. Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị ngã.
124Có thể phân loại trạng ngữ theo cơ sở nào? A. Theo thành phần chính nào mà chúng đứng liền
trước hoặc liền sau. B. Theo các nội dung mà chúng biểu thị.
C. Theo vị trí của chúng trong câu. D. Theo mục đích nói của câu.
125Nhận xét nào không nêu đúng các đặc sắc nghệ thuật của văn bản Tinh thần yêu nước của nhân
dân ta? A. Đây là một áng văn nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ, sáng rõ nhưng đầy sức thuyết phục.
B. Bài văn thể hiện sinh động tài năng và sự sáng suốt của Bác khi Người ý thức rõ tầm quan trọng và
sức mạnh to lớn của lòng yêu nước, động viên toàn dân phát huy tinh thần yêu nước để góp phần đưa
cuộc kháng chiến thắng lợi.
C. Trong văn bản, nhà văn đã sử dụng những hình ảnh so sánh rất đặc sắc nhằm tăng sức hấp dẫn, độ
sinh động và sức thuyết phục cho văn bản.
D. Tác giả đã sử dụng thủ pháp liệt kê để thể hiện sự phong phú với nhiều biểu hiện đa dạng của tinh
thần yêu nước trong nhân dân.
126 Bài văn Tinh thần yêu nước của nhân dân ta đề cập đến lòng yêu nước của nhân dân ta trong
những lĩnh vực nào? A. Cả (1), (2) đều đúng. B. Trong việc giữ gìn sự giàu đẹp của tiếng Việt.
C. Trong việc xây dựng đất nước. (2) D. Trong công cuộc chiến đấu chống kẻ thù xâm lược. (1)
127 Cụm chủ - vị được in đậm trong câu văn "Đất nước ta đang chuyển biến nên còn nhiều khó
khăn" làm thành phần gì trong câu? A. Chủ ngữ. B. Vị ngữ. C. Định ngữ. D. Bổ ngữ.
128 Dòng nào nói không nói đúng cách chuyển câu chủ động thành câu bị động? A. Chuyển từ hoặc
cụm từ chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm từ "được".
B. Chuyển từ hoặc cụm từ chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm từ "bị".
C. Chuyển từ hoặc cụm từ chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu đồng thời lược bỏ hoặc biến từ (cụm
từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu.
D. Chuyển từ hoặc cụm từ chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu.
129 Tính chất nào phù hợp với bài viết Đức tính giản dị của Bác Hồ?
A. So sánh. B. Phê phán. C. Ngợi ca. D. Tranh luận
130Trong các câu sau, câu nào là câu bị động? A. Nhà nước tặng Hoài Thanh viết Giải thưởng Hồ Chí
Minh về Văn học và nghệ thuật năm 2000.
B. Độc giả văn chương rất yêu mến các tác phẩm phê bình văn học của Hoài Thanh.
C. "Thi nhân Việt Nam" được Hoài Thanh viết năm 1942.

D. Hoài Thanh viết "Thi nhân Việt Nam" năm 1942.
131Yếu tố nào không có trong văn bản nghị luận?
A. Các kiểu lập luận. B. Cốt truyện. C. Luận cứ. D. Luận điểm.
132Trong các câu có từ "được" sau đây, câu nào là câu bị động? A. Mỗi lần được điểm cao, tôi lại
được ba mẹ mua tặng một thứ đồ dùng học tập mới. B. Bạn ấy được điểm mười.
C. Gia đình tôi chuyển về Hà Nội được mười năm rồi. D. Cha mẹ tôi sinh được hai người con.
133Vì sao Bác Hồ rất giản dị trong lời nói và bài viết?
A. Vì Bác có năng khiếu thơ văn. B. Vì thói quen.
C. Vì Bác muốn nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được. D. Vì Bác sinh ra ở nông thôn.
134Trong các câu sau, câu nào là câu bị động? A. Em lặng lẽ đặt tay lên vai tôi.
B. Tôi kéo em ngồi xuống và khẽ vuốt lên mái tóc. C. Tôi dắt em ra khỏi lớp.
D. Cuối cùng, hai con búp bê đã không bị chia lìa.
135 Cách phân loại câu bị động trong tiếng Việt dựa trên cơ sở nào? A. Dựa vào sự tham gia cấu tạo
câu của các từ "bị, được". B. Dựa vào vị trí của trạng ngữ trong câu.
C. Dựa vào các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu. D. Dựa vào ý nghĩa của câu đó.
136Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? A. Lòng thương người và rộng ra
thương cả muôn vật, muôn loài. B. Cuộc sống lao động của con người.
C. Tình yêu lao động của con người. D. Do lực lượng thần thánh tạo ra.
137 Tại sao Hoài Thanh lại nói: "Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng"
trong văn bản Ý nghĩa văn chương? A. Vì cuộc sống trong văn chương chân thật hơn trong bất kì một
loại hình nghệ thuật nào khác. (1)
B. Vì văn chương có nhiệm vụ phản ánh đời sống phong phú và đa dạng của con người và xã hội. (3)
C. Vì nhiệm vụ của nhà văn là phải ghi chép lại tất cả những gì ông ta nhìn thấy ngoài cuộc đời. (2)
D. Cả (1), (2), (3) đều sai.
138 Câu nào sau đây cho thấy được sự phong phú của văn chương khi phản ánh cuộc sống trong bài
viết Ý nghĩa văn chương? A. "Văn chương còn sáng tạo ra sự sống". B. "Nguồn gốc của văn chương
đều là tình cảm, là lòng vị tha". C. "Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra
là thương cả muôn vật, muôn loài". D. "Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng".
139Dòng nào không phải là phép lập luận trong văn nghị luận?
A. Kể chuyện. B. Giải thích. C. Chứng minh. D. Phân tích.

140Có mấy cách giải thích trong một bài văn viết theo phép lập luận giải thích? A. Cả (1), (2), (3) đều
sai. B. Chỉ một cách duy nhất. (1) C. Hai cách. (2) D. Cách giải thích rất đa dạng. (3)
141Dòng nào sau đây không có trong quan niệm về công dụng của văn chương trong bài Ý nghĩa văn
chương của Hoài Thanh? A. Văn chương giúp cho người đọc có tình cảm và lòng vị tha.
B. Văn chương giúp cho con người hăng say lao động hơn.
C. Văn chương giúp cho con người biết cái hay, cái đẹp của cảnh vật thiên nhiên.
D. Văn chương gây cho ta những tình cảm chưa có, luyện những tình cảm đã sẵn có
142Công dụng nào của văn chương được Hoài Thanh khẳng định trong bài viết Ý nghĩa văn chương?
A. Văn chương giúp cho người gắn người hơn. B. Văn chương dự báo những điều sẽ xảy ra trong tương
lai. C. Văn chương giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha.
D. Văn chương là loại hình giải trí của con người.
143Cụm chủ - vị được in đậm trong câu văn "Sức sống của dân tộc ta đang độ lớn lên, rất dồi dào"
làm thành phần gì trong câu? A. Chủ ngữ. B. Bổ ngữ. C. Định ngữ. D. Vị ngữ.
144Tại sao nói Ý nghĩa văn chương của Hoài Thanh là văn bản nghị luận văn chương? A. Vì phạm
vi nghị luận là vấn đề của văn chương. B. Vì dẫn chứng trong bài viết là tác phẩm văn chương.
C. Vì những lí lẽ đều đề cập đến văn chương. D. Vì tác giả nói về nguồn gốc và ý nghĩa của văn chương.
145 Đâu là yêu cầu không cơ bản đối với một văn bản nghị luận? A. Lập luận hợp lí, chặt chẽ.
B. Luận cứ tiêu biểu, đúng đắn. C. Luận điểm rõ ràng, đúng đắn. D. Sự việc đầy đủ, chi tiết.
146 Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại trong mỗi đoạn văn nhằm mục
đích gì? A. Để tránh lặp lại kiểu câu và liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất.
B. Để câu văn đó nổi bật hơn. C. Để câu văn đó đa nghĩa hơn.
D. Để liên kết đoạn văn trước đó với đoạn văn đang triển khai.
147 ài viết Đức tính giản dị của Bác Hồ của Phạm Văn Đồng đã đề cập đến sự giản dị của Bác ở
những phương diện nào? A. Cả (1), (2), (3) đều đúng. B. Bữa ăn, công việc. (1)
C. Quan hệ với mọi người và trong lời nói, bài viết. (3) D. Đồ dùng, căn nhà. (2)
148 Trong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ, vì sao tác giả coi cuộc sống của Bác Hồ là cuộc
sống thực sự văn minh? A. Vì đó là cách sống mà tất cả mọi người đều có.
B. Vì đó là cuộc sống phong phú cao đẹp về tinh thần, tình cảm, không màng đến hưởng thụ vật chất,
không vì riêng mình. C. Vì đó là cuộc sống đơn giản. D. Vì đó là cuộc sống đề cao vật chất.
149Đâu là luận điểm chính của văn bản Sự giàu đẹp của tiếng Việt? A. Tiếng Việt của chúng ta rất

giàu. B. Tiếng Việt của chúng ta rất hay. C. Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp.
D. Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.
150Cụm chủ - vị được in đậm trong câu văn "Xe này máy còn tốt lắm" làm thành phần gì trong câu?
A. Vị ngữ. B. Bổ ngữ. C. Chủ ngữ. D. Định ngữ.
151Đoạn văn sau đây được triển khai theo phép lập luận nào?
"Khiêm tốn là tính nhã nhặn, biết sống một cách nhún nhường, luôn luôn hướng về phía tiến bộ, tự khép
mình vào những khuôn thước của cuộc đời, bao giờ cũng không ngừng học hỏi. Hoài bão lớn nhất của
con người là tiến mãi không ngừng, nhưng không nhằm mục đích tự khoe khoang, tự đề cao cá nhân
mình trước người khác". (Theo Lâm Ngữ Đường, Tinh hoa xử thế)
A. Chứng minh. B. Kể chuyện. C. Giải thích. D. Biểu cảm.
152 rong bài văn Đức tính giản dị của Bác Hồ, để làm sáng tỏ đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả
đã sử dụng các dẫn chứng như thế nào? A. Những dẫn chứng mà chỉ có tác giả mới biết.
B. Những dẫn chứng đối lập với nhau. C. Những dẫn chứng lấy từ các sáng tác thơ văn của Chủ tịch Hồ
Chí Minh. D. Những dẫn chứng cụ thể, phong phú, toàn diện, xác thực.
153 Dòng nào không nói lên đặc sắc về nghệ thuật nghị luận của bài văn Đức tính giản dị của Bác
Hồ? A. Kết hợp chứng minh với giải thích, bình luận ngắn gọn mà sâu sắc.
B. Thấm đượm tình cảm chân thành. C. Dẫn chứng cụ thể, toàn diện, rõ ràng.
D. Dùng nhiều câu mở rộng thành phần phụ.
154 Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi
Vậy khiêm tốn là gì? Khiêm tốn là tính nhã nhặn, biết sống một cách nhún nhường, luôn luôn hướng về
phía tiến bộ, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời, bao giờ cũng không ngừng học hỏi.
Hoài bão lớn nhất của con người là tiến mãi không ngừng, nhưng không nhằm mục đích tự khoe khoang,
tự đề cao cá nhân mình trước người khác.
Người có tính khiêm tốn thường tự cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được
trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa.
1.Đoạn văn trên thuộc phép lập luận nào?
A. Giải thích.B. Chứng minh.C. So sánh.D. Giải thích và chứng minh.
2. Phương pháp giải thích nào không được sử dụng trong đoạn văn trên?
A. Dùng các câu văn định nghĩa.B. Liệt kê các biểu hiện của lòng khiêm tốn.
C. Chỉ ra lí do cần phải khiêm tốn.D. Chỉ ra cách để rèn luyện tính khiêm tốn.

155 Văn bản Những trò lố hay là Va-ren va Phan Bội Châu được viết trong thời gian nào? A. Trước
năm 1925. B. Trong năm 1925. C. Từ năm 1922 đến 1925. D. Sau năm 1925.
156 Nhân vật Thị Kính tiêu biểu cho kiểu nhân vật nào trong chèo? A. Nhân vật nữ lệch.
B. Nhân vật nữ chính. C. Nhân vật bi kịch. D. Nhân vật nữ hề.
157 Trong tác phẩm Sống chết mặc bay, miêu tả cảnh tượng nhân dân đang vật lộn căng thẳng, vất
vả đến cực độ trước nguy cơ đê vỡ, tác giả nhằm dụng ý gì? A. Nói lên sự thắng thế của con người
trước thiên nhiên. B. Nói lên sự yếu kém của thế nước trước thế đê.
C. Nói lên sự căng thẳng của quan phủ và bọn lính đi cứu đê.
D. Nói lên thiên tai đang từng lúc giáng xuống đe dọa cuộc sống.
158 Văn bản hành chính là gì? A. Là một thể loại của văn bản tự sự.
B. Là một thể loại của văn bản trữ tình. C. Là loại văn bản nghị luận đặc biệt ngắn gọn.
D. Là loại văn bản dùng để truyền đạt những nội dung và yêu cầu nào đó từ cấp trên xuống hoặc bày tỏ ý
kiến, nguyện vọng của cá nhân hay tập thể tới các cơ quan và người có quyền hạn để giải quyết.
159Trong tác phẩm Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn, trong cảnh mưa gió tầm tã, nước sông
cuồn cuộn dâng lên viên quan phụ mẫu đi đâu và làm gì? A. Đi đôn đốc việc hộ đê. B. Dầm mưa dãi
gió, đi chống lũ lụt. C. Đi chơi bài bạc (đánh tổ tôm) với bọn thuộc hạ. D. Đi kiểm tra tình hình đê điều
160Văn bản Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu được đăng lần đầu tiên trên báo nào? A.
Lao động. B. Thợ thuyền. C. Những người lao động. D. Người cùng khổ.
161Trong những cặp câu dưới đây, cặp câu nào không thể gộp lại thành một câu có cụm C - V làm
thành phần câu mà không thay đổi ý nghĩa của chúng? A. Mẹ đi làm. Em đi học.
B. Mùa xuân đến. Mọi vật như có thêm sức sống mới.
C. Chúng ta phải công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đất nước ta theo kịp với các nước trong khu vực và trên
thế giới. D. Anh em vui vẻ, hòa thuận. Ông bà và cha mẹ rất vui lòng.
162Hình thức ngôn ngữ nào không có trong truyện ngắn Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn? A.
Ngôn ngữ thơ trữ tình. B. Ngôn ngữ đối thoại. C. Ngôn ngữ người dẫn chuyện. D. Ngôn ngữ nhân vật.
163Đoạn văn sau miêu tả điều gì?"Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanh của dàn hòa
tấu, bởi bốn nhạc khúc: lưu thủy, kim tiền, xuân phong, long hổ du dương, trầm bổng, réo rắt mở đầu
đêm ca Huế. Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp,
búng, ngón phi, ngón rãi. Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người".
(Ca Huế trên sông Hương) A. Miêu tả tài nghệ của các ca công và âm thanh phong phú của nhạc cụ.

B. Miêu tả các loại nhạc cụ. C. Miêu tả tâm trạng của người nghe đàn. D. Miêu tả người chơi đàn.
164Cụm từ "Những trò lố" trong nhan đề tác phẩm Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu
được tác giả dùng với dụng ý gì? A. Để nói lên quan điểm của Va-ren về những việc làm của mình.
B. Để trực tiếp vạch trần và tố cáo bản chất xấu xa của Va-ren. C. Để gây sự chú ý của người đọc.
D. Để nói lên quan điểm của người đọc về những việc làm của Va-ren
165 Phần Mở bài của bài văn giải thích có nhiệm vụ gì? A. Sử dụng các cách lập luận khác nhau.
B. Giới thiệu điều cần giải thích và gợi ra phương hướng giải thích.
C. Nêu ý nghĩa của việc giải thích đối với mọi người. D. Lần lượt trình bày các nội dung giải thích.
166 Trong câu văn sau, câu nào không phải là câu dùng cụm chủ - vị làm thành phần câu? A. Ông
tôi đang ngồi đọc báo trên tràng kỉ, ở phòng khách. B. Mẹ về là một tin vui. C. Chúng tôi đã làm xong
bài tập mà thầy giáo cho về nhà. D. Tôi rất thích quyển truyện bố tặng tôi nhân dịp sinh nhật
167 Câu văn nào trong số các câu văn sau đây trong văn bản Ca Huế trên sông Hương được dùng để
nói lên vẻ đẹp của con người xứ Huế? A. "Con gái Huế nội tâm thật phong phú và âm thầm, kín đáo, sâu
thẳm". B. "Huế chính là quê hương của chiếc áo dài Việt Nam".
C. "Mỗi câu hò Huế dù ngắn hay dài đều được gửi gắm ít ra một ý tình trọn vẹn".
D. "Hò Huế thể hiện lòng khát khao, nỗi mong chờ hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế".
168Trong văn bản Ca Huế trên sông Hương, đêm ca Huế được mở đầu bằng mấy nhạc khúc? A.
Một. B. Ba. C. Bốn. D. Hai.
169Trong các dòng sau, dòng nào không phải là nội dung chính của vở chèo Quan Âm Thị Kính? A.
Oan tình được giải, Thị Kính lên tòa sen. B. Thị Kính giả trai lên chùa, bị Thị Mầu chòng ghẹo.
C. Thị Kính bị đổ oan là gái giết chồng. D. Thị Kính chịu án hoang thai.
170Để làm được bài văn nghị luận giải thích, cần nắm vững nhất điều gì? A. Điều cần giải thích.
B. Cách vận dụng các dẫn chứng. C. Cách sắp xếp các luận điểm. D. Cách giải thích.
171Dòng nào nói đúng nhất những nội dung mà văn bản Ca Huế trên sông Hương muốn đề cập đến?
A. Vẻ đẹp của cảnh ca Huế trong đêm trăng thơ mộng trên dòng sông Hương. (1)
B. Cả (1), (2), (3) đều đúng. C. Sự phong phú và đa dạng của các làn điệu ca Huế. (3)
D. Nguồn gốc của một số làn điệu ca Huế. (2)
172Dấu chấm lửng được dùng trong đoạn văn sau có tác dụng gì?
"Và Điền rất phàn nàn cho những tâm hồn cằn cỗi như tâm hồn của vợ Điền. Đối với thị, trăng chỉ
là đỡ tốn hai xu dầu!" (Nam Cao) A. Tỏ ý bực tức. B. Tỏ ý mỉa mai, chua chát.

C. Tỏ ý thông cảm. D. Tỏ ý hài hước.
173Phép liệt kê trong câu sau có tác dụng gì?
Sách của Lan để ở khắp mọi nơi trong nhà: trên giường, trên bàn học, trên giá sách, trên bàn ăn cơm,
trên ghế dựa A. Nói lên sự phong phú của các sự vật, hiện tượng.
B. Nói lên tính chất khẩn trương của hành động. C. Nói lên tính chất bề bộn của sự vật, hiện tượng.
D. Nói lên tính chất quyết liệt của hành động.
174Bốn chữ "Sống chết mặc bay" trong nhan đề của truyện ngắn Sống chết mặc bay được Phạm Duy
Tốn dùng với ý nghĩa gì? A. Dùng để chỉ thái độ của tên quan phủ trước cuộc sống của những người dân
quê. B. Dùng để chỉ thái độ của giai cấp thống trị từ trước đến nay trước cuộc sống của người dân quê.
C. Là một vế của câu thành ngữ "Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi".
D. Dùng để chỉ thái độ của tên quan phủ trước cuộc sống của bọn chánh tổng và nha lại.
175 Vở chèo Quan Âm Thị Kính được chia làm mấy phần? A. Hai phần. B. Bốn phần.
C. Ba phần. D. Năm phần
176 Trong các câu sau, câu nào không phải là câu dùng cụm chủ - vị làm thành phần câu? A. Nhà văn
Hoài Thanh khẳng định cái đẹp là cái có ích. B. Cá sấu hô hấp được ở dưới nước và cả trên cạn.
C. Chúng em học giỏi làm cho cha mẹ và thầy cô rất vui lòng.
D. Cách mạng tháng Tám thành công đã mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc.
177 Trong các tình huống sau, tình huống nào phải viết văn bản đề nghị? A. Muốn bày tỏ tình cảm
với một người. B. Em bị ốm, muốn nghỉ học. C. Muốn truyền đạt thông tin tới mọi người.
D. Muốn thay đổi giờ học bán trú.
178Trong tác phẩm Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu, với hình thức và thái độ đối xử là
im lặng trước kẻ thù, Phan Bội Châu đã bộc lộ tính cách của mình như thế nào? A. Khinh bỉ kẻ thù và có
bản lĩnh kiên cường. B. Không dễ làm quen với người ngoại quốc.
C. Cam phẫn vì phải ngồi tù. D. Đồng tình với những lời nói của Va-ren.
179"Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch".
Câu văn sử dụng phép liệt kê nào, xét theo ý nghĩa? A. Liệt kê tăng tiến.
B. Liệt kê theo từng cặp. C. Liệt kê không tăng tiến. D. Liệt kê không theo cặp.
180Dấu chấm phẩy trong câu văn sau được dùng để làm gì?
"Văn chương gây cho ta những tình cảm không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm
và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần." (Hoài

Thanh) A. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu đơn. B. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép
liệt kê phức tạp. C. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu ghép có cấu tạo đơn giản.
D. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu ghép có cấu tạo phức tạp.
181Giá trị nhân đạo của tác phẩm Sống chết mặc bay là gì? A. Thể hiện lòng căm thù giai cấp thống
trị của tác giả. B. Phản ánh sự bất lực của con người trước thiên nhiên dữ dội.
C. Phản ánh sự vô trách nhiệm của bọn quan lại.
D. Thể hiện niềm thương cảm của tác giả trước cuộc sống lầm than, cơ cực của nhân dân
182Nội dung của văn bản Ca Huế trên sông Hương là gì? A. Ca ngợi vẻ đẹp của những cô gái ở cố đô
Huế. B. Ca ngợi vẻ đẹp của những ca sĩ ở cố đô Huế. C. Ca ngợi vẻ đẹp của phong cảnh cố đô Huế.
D. Ca ngợi vẻ đẹp của một sinh hoạt văn hóa ở cố đô Huế.
183Dòng nào sau đây nhận định đúng nhất về chèo? A. Chèo kể chuyện, diễn tích bằng hình thức sân
khấu. (2) B. Chèo là loại kịch hát, múa dân gian. (1) C. Cả (1), (2), (3) đều đúng.
D. Chèo nảy sinh và được phổ biến rộng rãi ở Bắc Bộ. (3)
184Trong tác phẩm Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu, câu: "Giữa kẻ phản bội nhục nhã
và bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập, hai mươi triệu người trong vòng nô lệ tôn sùng "
đề cập đến những ai? A. Hai người khác. B. Anh lính dõng An Nam và Phan Bội Châu.
C. Va-ren và Phan Bội Châu. D. Va-ren và anh lính dõng An Nam.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×