Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

TRO CHOI NHO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.82 KB, 2 trang )

TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
BỊP MẮT ĐẬP NIÊU, (ĐẬP LON)
1.Đặc điểm trò chơi: Cần một khoảng sân vừa đủ, trò chơi vận động nhẹ đòi
hỏi tính tập thểcao:
2.Mục đích: Rèn luyện sức khoẻ, sự khéo léo, nhanh nhẹn, kiên trì, tư duy,
tính tập thể.
3.Đối tượng chơi: Thanh thiếu niên, nhiều người
Dụng cụ: Là lon bia hoặc quả bóng treo đung đưa trên cây hoặc trên một thanh
ngang.
4.Cách chơi: Chia những người chơi ra thành 2 hoặc nhiều đội, mỗi đội cử ra
1 người đập niêu, người này phải được bòt mắt và được phát một cây gậy. Treo một
số niêu đất bằng nhau cho các đội, những thành viên trong đội phải đứng ngoài
hàng rào quanh sân chơi.
Khi có hiệu lệnh, người đập niêu phải lần mò đến chỗ treo niêu của đội, lấy
cây đập bể niêu, những người đồng đội đứng ngoài có thể nhắc vò trí của niêu đang
ở bên trái hay bên phải, đội nào đập hết số niêu của mình sẽ thắng cuộc.
Phát triển trò chơi: Có thể tổ chức đập niêu tập thể hoặc từng người đập.
ĐÁ BANH TÌNH YÊU
1.Đặc điểm: sân rộng, trò chơi vận động nhẹ, chơi được nhiều người.
2.Mục đích: rèn luyện sức khoẻ, đòi hỏi sự khéo léo, nhanh nhẹn, đoàn kết
3.Đối tượng chơi: Thanh thiếu niên
4.Dụng cụ: dây dù, quả bóng.
5.Luật chơi: có thể tính theo luật bàn thắng vàng, ( đội nào sút vào khung
thành trước là đội đó thắng) nếu có nhiều thời gian có thể quy đònh thời gian chơi
mỗi hiệp.
6.Cách chơi: Người chơi chia làm 2 đội, cử số lượng nam nữ đều nhau. Mỗi
đội có chừng 3-5 cặp, mỗi cặp gồm 1 đôi nam nữ cột chân trái bạn nam và chân
phải bạn nữ vào nhau, các cặp di chuyển đá banh đến khi banh vào khung thành đội
bạn là thắng.( thủ môn cũng là đôi bạn nam nữ cột chân với nhau)
CÁ CHẠY
1.Mục đích: cung cấp cho các em các bạn thanh niên vốn kiến thức về trò


chơi tập thể, rèn luyện tính thật thà trung thực trong khi chơi, tạo không khí vui tươi,
thoải mái sau những giờ làm việc, giờ học căng thẳng.
Trò chơi nhỏ Nguyển Xuân Thuận – Tiểu học Đức Phong
1
2. Số lượng: không hạn chế
3.Đòa điểm: ngoài sân.
4.Diễn biến trò chơi: cần 6 bạn làm 3 cái lồng để bắt cá ( mỗi lồng 2 bạn, số
các bạn còn lại làm cá và nắm tay nhau tạo thành vòng tròn.
- khi nghe hiệu lệnh: “ cá đi bên phải” thì vòng tròn đi theo hướng bên phải,
“ cá đi bên trái” thì vòng tròn đi theo hướng bên trái.
- Khi nghe hiệu lệnh “ sập bẫy” thì 3 cái lồng sập xuống và cố gắng chụp cá
vào lồng.
5 Luật chơi: Khi cá chạy không được để đứt vòng tròn, nếu ai bò chụp vào
lồng thì xem như bò bắt
6.Hình phạt: cho các bạn xếp thành hàng dọc mỗi hàng 3 bạn, 1 bạn làm bố,
1 bạn làm mẹ, 1 bạn làm con. Bắt bài hát “ cả nhà thương nhau” đến từ bố,
bố nhúng 1 cái, đến từ mẹ, mẹ nhúng 1 cái, đến từ con, con nhúng 1 cái, đến
cụm từ gia đình cả 3 bạn cùng nhúng.
ĐOÀN KẾT
1. Mục đích: giúp cho các em quen với nhau tạo sự thân mật đoàn kết trong
mỗi nhóm lớp. Rèn luyện sự nhanh nhẹn, tính trung thực.
2.Số lượng, Thời gian: Không hạn chế
3.Đòa điểm: Sân trường
4.Đối tượng: Thanh thiếu niên
5.Diễn biến: cho các bạn tạo thành vòng tròn, khi nghe hô hiệu lệnh
“ đoàn kết- đoàn kết” các bạn đáp “ kết mấy kết mấy”
Quản trò” kết 3 người 3 chân, kết 1nam 1 nữ, cả vòng tròn phân thành nhóm nhỏ,
thực hiện theo yêu cầu của người quản trò, số dư ra coi như là bò bắt.
Lưu ý: nếu nhóm thân mật có thể kết 3 người 2 chân, 2 người 1 chân để tạo thêm
hứng thú và độ khó của trò chơi.

6.Luật chơi: khi nghe hiệu lệnh kết, các bạn phải làm theo yêu cầu, không
được dành, kéo khi nhóm đã đủ số lượng, những bạn không tìm được nhóm coi như
là bò phạt.
7.Hình thức phạt: Cho xếp thành một hàng dọc, tay trái người sau để lên vai
người trước, tay phải nắm cổ chân người trước co ra phía sau, lò cò liên kết thành
vòng tròn. ( có nhiều hình phạt)
Trò chơi nhỏ Nguyển Xuân Thuận – Tiểu học Đức Phong
2

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×