Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

HUYỀN SÂM (Kỳ 3) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.29 KB, 6 trang )

HUYỀN SÂM
(Kỳ 3)




Tác dụng dược lý:
+ Tác dụng kháng khuẩn: In vitro, nước sắc Huyền sâm có tác dụng
kháng khuẩn mạnh đối với Pseudomonas aeruginosa (Chinese Herbal
Medicine).
+ Tác dụng đối với hệ tim mạch: Nước sắc Huyền sâm có tác dụng tăng
huyết áp, đặc biệt trong huyết áp cao do thận. Hiệu quả này có lẽ do tác dụng co
mạch (Chinese Herbal Medicine).
+ Nước sắc Huyền sâm có tác dụng an thần, chống co giật, giải nhiệt
(Trung Dược Học).
+ Nước sắc Huyền sâm có tác dụng cường tim nhẹ (Sổ Tay Lâm Sàng
Trung Dược).
+ Nước sắc Huyền sâm có tác dụng gĩan mạch, hạ áp (Hồng Duy Quế,
Triết Giang Y Học 1981 (1): 11).
+ Cồn chiết xuất Huyền sâm có tác dụng làm tăng lưu lượng máu của
mạch vành, làm cho sức chịu đựng trạng thái thiếu Oxy của tim được tốt hơn
(Kinh Lợi Bân (Quốc Lập Bắc Bình Nghiên Cứu Viện Sinh Lý Sở trung Văn
Báo Cáo 1936, 3 (1): 1).
+ Nước sắc Huyền sâm có tác dụng hạ hiệt tốt (Won S W, C A 1965, 62:
9631).
Tính vị:
+ Vị đắng, tính hơi hàn (Bản Kinh).
+ Vị hơi đắng, hơi mặn lẫn ngọt, tính mát (Dược Phẩm Hóa Nghĩa).
+ Vị đắng, mặn, tính hàn (Trung Dược Học).
+ Vị đắng, mặn, tính hơi hàn (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Quy kinh:


+ Vào kinh túc Thiếu âm Thận (Dược Loại Pháp Tượng).
+ Vào kinh Tâm, Phế, Thận (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).
+ Vào kinh Tỳ, Vị, Thận (Bản Thảo Tân Biên).
+ Vào kinh Phế, Thận (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Vào kinh Phế, Thận (Trung Dược Học).
+ Vào kinh Phế, thận (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Tham khảo:
+ Huyền sâm chủ về các bệnh sản nhũ với sản hậu thoát huyết, thì âm
suy mà hỏa vô sở chế, chữa bằng hàn lương, đã e rằng tổn thương bên trong,
mà cộng thêm bổ mạnh, lại e không thu nhận được, chỉ có Nguyên sâm thanh
(mát) mà hơi ghé bổ, vì vậy Huyền sâm là thuốc chính trong sản hậu (Bản Thảo
Kinh Độc).
+ Huyền sâm, Huyền (đen) là màu sắc thủy của thiên (trời), Sâm là
nghĩa là tham gia. Rễ đặc, tất cả đều màu đen, vị đắng khí hàn, bẩm tinh của
Thiếu âm hàn thủy, trên thông với Phế nên hơi có mùi tanh. Chủ trị hàn nhiệt
tích tụ trong bụng. Trên giao với Phế thì thủy thiên nhất khí luân chuyển trên
dưới, mà khối tích tụ hàn nhiệt trong bụng tự tan. Các bệnh ở vú, sản hậu ở phụ
nữ, do sanh đẻ mà nội tạng hư yếu, bệnh về vú là trung tiêu bất túc. Tuy có
bệnh tật ắt phải bổ thận hòa trung, Huyền sâm là tinh tư thận, trợ trấp (nước)
của trung tiêu nên có thể chữa được. Hơn nữa, bổ Thận khí, làm cho người ra
sáng mắt vậy. Là trung phẩm trong chữa bệnh thì không nên dùng lâu (Bản
Thảo Sùng Nguyên).
+ Huyền sâm thanh kim bổ thủy, phàm chứng nhọt lở nóng đau, ngực
đầy, phiền khát, nước tiểu đỏ, tiểu khó, các chứng tiểu bí dùng Huyền sâm đều
rất hay. Thanh phế nhiệt thì dùng với Trần bì, Hạnh nhân. Lợi tiểu thì dùng
chung với Phục linh, Trạch tả, trong nhẹ phơi phới, là thuốc tốt nhất không làm
hàn lạnh trúng khí (Ngọc Thu Dược Giải).
+ Huyền sâm sắc đen, thuộc thủy có tính nhuận hạ, vốn vị mặn, đắng,
khí hàn, là thuốc của kinh Túc thiếu âm, giống như Địa hoàng công hiệu cũng

là bổ thận, mà Huyền sâm chủ về âm khí, còn Địa hoàng tráng thủy để chế hỏa;
Huyền sâm thì quản lĩnh các khí, tất cả hỏa phù du, hoặc viêm hoặc tụ, có khả
năng làm cho thanh (mát) và tan đi. Công năng bổ thận của nó là bổ hiện tượng
cơ thể lúc thận khí mới hình thành, không phải bổ hình chất tàng (chứa) trong
tạng Thận. Phàm bệnh vốn từ nhiệt mà khí hóa, có thể dẫn đến phần chí âm của
nó vào nơi phần khí, nên khí bởi nhiệt kết, bất kể thượng hạ, không chia hư
thực, tùy chủ hay phụ, đều có thể dùng phép thanh. Phàm đúng là tà khí, trừ tà
khí không thể trị cậy vào đấy, mà với khí âm của Huyền sâm, cùng khí hóa nơi
tà khí. Hư là chiùnh khí hư, bổ chiùnh khí cũng không thể chỉ nhờ vậy mà với
âm khí của Huyền sâm kiêm trợ khí nơi chiùnh khí vậy. Khả năng của Huyền
sâm là như thế, người dùng nên liệu sở trường của nó mà sử dụng (Bản Thảo
Thuật Câu Nguyên).
+ Huyền sâm mầu đen, vị mặn, cho nên hay chạy vào kinh Thận, người
xưa thường dùng để trị chứng hỏa ở thượng tiêu, chính vì cho là thủy không
thắng được hỏa, hỏa bốc lên. Làm mạnh thủy để chế bớt hư hỏa bốc lên nhưng
vì tính của Huyền sâm vốn hàn, hoạt, tạm thời trị hỏa hữu dư thì dùng được.
Còn muốn giữ vững căn bản tư bổ thận thủy thì phải trọng dụng Thục địa mà
không cần dùng đến Huyền sâm (Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ Địa hoàng và Huyền sâm đều có tác dụng bổ thận nhưng Địa hoàng vị
ngọt còn Huyền sâm vị đắng. Huyền sâm thiên về trừ hỏa bốc lên thượng tiêu,
làm cho hỏa tạm thời ổn định, Địa hoàng thiên về tư bổ thận (Đông Dược Học
Thiết Yếu).
Phân biệt:
Hiện nay Huyền sâm được chia ra 2 loại: loại Thổ Huyền sâm, và loại
Quảng Huyền sâm, ngoài ra còn có một loại Huyền sâm mọc hoang (Dã Huyền
sâm).
1- Quảng huyền sâm (Scrophularia ningpoensis Hemsl) là cây thân cỏ
sống lâu năm. Mặt sau lá và trên cây non có lông ngắn mọc chi chít, thân cây
hình vuông, cao độ 1-1,7m. Lá mọc đối, có cuống, hình trứng hẹp, đầu nhọn, có
cuống rộng hơn cuống lá Thổ huyền sâm mép lá có răng cưa đều đặn, lá cũng

dầy hơn lá Thổ huyền sâm. Về mùa hè cây ra hoa, tụ họp thành chùy trìn, phần
ống tràng giống như chiếc tách, rìa cánh hình môi, màu tím đỏ, 4 nhị đực, 1 nhị
cái. Quả bế đôi nhỏ, hình trứng. Rễ củ tương đối to mập, hình búa, vỏ màu nâu
xám ruột trắng sau khi chế biến khô thì tự trở thành màu nâu đen.
2- Dã huyền sâm (Scrophularia oilhami Oliv) về hình thái thì rất giống
cây Quảng huyền sâm, chỉ khác là đuôi lá của loài này nhọn nhỏ, mặt phẳng
nhẵn, thân không có lông, hoa tự dạng bông dài nhỏ, tràng màu vàng xanh nhạt,
củ gầy gò, mọc hoang dại ở vùng Đông Bắc tỉnh Sơn Đông- Trung Quốc (Danh
Từ Dược Vị Đông Y


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×