Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Quản lý nhiệt độ trên máy tính để kéo dài tuổi thọ linh kiện docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340.01 KB, 9 trang )

Quản lý nhiệt độ trên máy tính để kéo dài
tuổi thọ linh kiện
Nhiệt độ quá cao là một trong những lý do khiến tuổi
thọ linh kiện máy tính bị giảm sút. Những phần mềm
dưới đây sẽ giúp người dùng giám sát nhiệt độ máy tính
để có biện pháp xử lý thích hợp.
Thời gian sử dụng quá lâu, quạt thông gió không đủ mạnh,
nhiệt độ môi trường bên ngoài cao… là những nguyên nhân
chính khiến cho nhiệt độ linh kiệm máy tính cao. Điều này
có thể dẫn tới tình trạng treo máy khi đang hoạt động hoặc
nặng hơn là hỏng hóc các linh kiện trên máy tính.
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một vài công cụ để người
dùng có thể quản lý nhiệt độ trên máy tính của mình, kèm
theo đó là một giải biện pháp xử lý khi nhiệt độ máy tính
quá cao.
HWMonitor: là công cụ miễn phí, liệt kê đầy đủ nhiệt độ
của tất cả các linh kiện trên máy tính như mainboard, cpu, ổ
cứng, card đồ họa… ngoài ra, phần mềm còn hiển thị tốc
độ quay của quạt thông gió, để người dùng biết được quạt
thông gió hiện tại trên máy tính có đủ mạnh hay không.

Phần mềm sẽ thống kê nhiệt độ cao nhất/thấp nhất và trung
bình trong suốt thời gian sử dụng máy tính (kể từ lúc phần
mềm được kích hoạt).
Download phần mềm tại đây (Bao gồm phiên bản cải đặt
và phiên bản portable dành cho Windows 32-bit và 64-bit).
Real Temp: Ngoài chức năng hiển thị nhiệt độ hiện tại,
Real Temp còn cho người dùng biết nhiệt độ hiện tại có ở
mức an toàn hay không. Tương tự như HWMonitor, Real
Temp sẽ hiển thị nhiệt độ cao nhất, thấp nhất của cpu máy
tính. Khi thu nhỏ giao diện, biểu tượng của phần mềm sẽ


hiển thị mức nhiệt độ hiện tại trên khay hệ thống, giúp
người dùng dễ quản lý hơn.

Nhược điểm của Real Temp là chỉ có thể quản lý nhiệt độ
của cpu và card đồ họa mà không quản lý nhiệt độ của các
loại linh kiện khác (mục GPU chính là hiển thị nhiệt độ
hiện tại của card màn hình).
Download phần mềm hoàn toàn miễn phí tại đây (Sau khi
download, giải nén và kích hoạt file RealTemp.exe để sử
dụng ngay mà không cần cài đặt).
EVEREST Ultimate Edition:
Được đánh giá là phần mềm hàng đầu hiện nay để theo dõi
các thông tin về linh kiện trên máy tính. Ngoài những thông
tin chi tiết như nhà sản xuất, kiểu thiết bị… phần mềm còn
có chức năng cho phép người dùng biết được nhiệt độ của
các linh kiện đang sử dụng.
Download bản dùng thử (30 ngày) của phần mềm tại đây.
Sau khi download và cài đặt, ngay khi kích hoạt chương
trình, danh sách nhiệt độ của các linh kiện (CPU, ổ cứng,
mainboard, card đồ họa…) sẽ được liệt kê và hiển thị ở
khay hệ thống.
Để xem thông tin chi tiết hơn, tại giao diện chính của phần
mềm, bạn chọn mục Computer từ menu bên trái, rồi chọn
tiếp Sensor từ menu hiện ra. Các thông tin chi tiết, gồm
nhiệt độ, điện năng, tốc độ quay của quạt thông gió… đều
được liệt kê một cách đầy đủ.

Lưu ý: bạn nên thử nghiệm đồng thời cả 3 phần mềm để có
được kết quả chính xác nhất.
Giới hạn nhiệt độ nào là an toàn?

Với CPU: Nhiệt độ tối đa của mà CPU của AMD có thể
chịu được thường cao hơn so với những loại CPU của Intel.
Nhiệt độ tối đa mà các loại CPU của AMD có thể nhận biết
thông qua chỉ cố OPN (Ordering Part Number) in trên nhãn
của CPU.
Với những loại laptop sử dụng CPU của AMD, để đảm bảo
an toàn, bạn nên giữ nhiệt độ của CPU ở mức 60-70 độ C.
(Nhiệt độ tối đa có thể chịu được là 80 – 95 độ C). Tương
tự, với laptop sử dụng CPU của Intel, mức nhiệt độ an toàn
nên đạt ở mức 50-60 độ C (Nhiệt độ tối đa có thể chịu được
ở mức 65-75 độ C).
Với các loại máy tính để bàn, do có nhiều điều kiện hơn để
tỏa nhiệt (thùng máy rộng rãi, quạt thông gió mạnh hơn, có
thể lắp thêm nhiều quạt thông gió…) do vậy, nhiệt độ của
các linh kiện nên đạt mức thấp hơn so với ở laptop.
Nếu máy bàn đang sử dụng CPU của AMD, nhiệt độ chấp
nhận được đạt ở mức 50-65 độ C (nhiệt độ tối đa tương
đương như ở laptop). Với máy bàn sử dụng CPU của Intel,
nhiệt độ chấp nhận được ở khoảng 45-55 độ C (nhiệt độ đối
đa tương đương như ở laptop.)
Tuy nhiên, trong trường hợp CPU phải xử lý một công việc
nào đó trong một thời gian dài, nhiệt độ của CPU có thể
tăng lên trong một khoảng thời gian.
Với mainboard: để đảm bảo an toàn, nhiệt độ CPU nên
dưới mức 45 độ C, và không vượt quá 55-60 độ C.
Đĩacứng: nhiệt độ tối đa mà ổ cứng có thể chịu đựng tùy
thuộc vào các hãng sản xuất khác nhau. Tuy nhiên, thông
thường, nhiệt độ tối đa dừng ở mức 60 độ C. Nếu nhiệt độ
ở mức 40-50 độ C là có thể chấp nhận được. Nếu thực hiện
công việc nào yêu cầu truy xuất ổ cứng liên tục, nhiệt độ có

thể tăng lên mức 65-70 độ C.
Card đồ họa: là một trong những linh kiện chịu được nhiệt
độ cao nhất trong máy tính. Theo ghi nhận, có những
trường hợp, khi xử lý hình ảnh, card đồ họa đạt mức nhiệt
độ lớn hơn 100 độ C. Nhiệt độ an toàn mà card đồ họa có
thể chấp nhận được là dưới 80 độ C.
Lưu ý: để đảm bảo an toàn, bạn nên xem tài liệu hướng dẫn
kèm theo các linh kiện khi mua để có được mức nhiệt độ
chính xác nhất.
Những lưu ý để hạ nhiệt cho máy tính:
- Nếu nhiệt độ máy tính tăng sau một thời gian sử dụng quá
lâu, nên ngưng sử dụng và shut down hệ thống để máy tính
có thời gian nghỉ ngơi.
- Nếu có điều kiện, lắp đặt thêm quạt thông gió cho thùng
máy, với laptop, có thể mua thêm các đế tản nhiệt để sử
dụng.

Đế tản nhiệt, giải pháp thông dụng để hạ nhiệt cho laptop.
- Nếu có kỹ năng tháo/lắp máy tính, bạn có thể mua thêm
keo tản nhiệt để sử dụng cho CPU, giúp nhiệt độ của CPU
không tăng quá cao.
- Không nên mở thùng máy. Nếu cho rằng mở thùng máy
để thoáng gió, giúp hạ nhiệt các linh kiện bên trong, thì bạn
đã lầm. Mở thùng máy sẽ tạo điều kiện cho bụi bám vào
các thiết bị, làm cho khả năng thoát nhiệt của chúng bị
giảm sút.
- Đặt máy ở nơi thông thoáng. Thường xuyên vệ sinh các
linh kiện bên trong máy tính, đặt biệt là quạt thông gió trên
thùng máy và quạt thông gió ở CPU. Không để bụi bẩn
bám quá nhiều trên các thiết bị.


×