Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

phân tích chiều tối

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (31.58 KB, 2 trang )

PHÂN TÍCH BÀI THƠ “CHIỀU TỐI”
Đã hơn 30 năm, kể từ ngày Bác Hồ vĩnh biệt chúng ta đi vào cõi vĩnh hằng. Đó là một quãng thời
gian dài đã làm cho bao mái đầu xanh ngã bac, bao em thơ khôn lớn thành người. 30 năm dễ làm người ta
quên đi một người nhưng với Bác là một ngoại lệ và những tác phẩm của người cũng vạy – cũng bất tử
trước thời gian. Nổi bật trong số ấy ko thể ko nhắc đến bài thơ “chiều tối” trong tập thơ “NKTT”. Tuy đc
sáng tác trong thời gian Bác bị tù đày phải chịu nhiều gian khổ nhưng “chiều tối” lại khắc họa bức tranh
thiên nhiên và cuộc sống sinh hoạt nơi sơn dã lúc chiều tối. Qua đó, thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu
cuộc sống, ý chí vượt lên hoàn cảnh của Bác. Để hiểu rõ về vẻ đẹp tâm hồn của Bác chúng ta hãy cùng
đồng hành với Người trong “chiều tối” này
Phiên âm: “Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không
Sơn dã thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng”
Dịch thơ: “Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giũa tầng không
Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết, lò than đã rực hồng”
Trong điều kiện thể xác bị đày đọa, chân bị xiềng, tay bị trói nhưng tâm hồn Bác vẫn nhẹ tênh như
một người đi ngoạn cảnh. Người thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên, đồng cảm với chim muôn hoa lá – không
gian mở ra bao la trước buổi chiều tối:
“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không
Thơ Bác rất tinh tế có lẽ vì tam hồn Người rất nhạy cảm. Vẫn là hình ảnh ước lệ cổ điển: chim mỏi
về rừng, chòm mây trôi nhẹ nhưng qua ngòi bút của Bác nó lại trở nên có sức gợi tả sâu xa. Chỉ bằng vài
nét phác họa đơn sơ nhưng Người đã vẽ nên trước mắt chúng ta một không gian bao la, mênh mông và
buồn hiu hắt: cánh chim sau một ngày kiếm ăn mệt mỏi đang bay về tổ, một chòm mây cô đơn đang lững
lờ trôi trên trời như tìm một nào đó để nghỉ chân.
“cánh chim” trong “chiều tối” có cái gì đó toáng rộng nhẹ nhàng nhưng nhìn cánh chim bay ta lại
cảm thấy vẻ uể oải của đối cánh ấy “quyện điểu”. Hay đó chính là sự mệt mỏi, buồn lo của một con người
đang trên hành trình muốn bay về nơi chốn yên tĩnh, tìm kiếm nơi an toàn
Và xa hơn đó nữa là “cô vân mạn mạn độ thiên không”


“Cô vân” khắc họa hình ảnh đám mây ở trạng thái buồn. cô độc, lẻ loi; “mạn mạn” thể hiện nỗi
niềm bơ vơ, lạc lõng. Áng mây cô đơn ấy tưởng chừng như không bay được nữa kết hợp với cánh chim mỏi
đã khắc họa nên bức tranh thiên nhiên hoang vắng, ảm đạm phù hợp với cảnh ngộ của một người tù bị
mất tự do, bị mệt mỏi bởi sự tra tấn, đày ải và đặc biệt là sự cô độc lẻ loi nơi đất khách
Cả 2 câu thơ trên đều nói đến bầu trời đang chuyển dần về tối. Đó là lúc ánh nắng mặt trời chỉ còn
le lói rời nhường chỗ cho bóng tối lan dần. vào thời điểm ấy chim bay về tổ, nhà nhà sum họp nhưng đối
với người đi đường xa dễ cảm thấy cô đơn, chạnh buồn, khao khát 1 mái nhà, 1 sự sum họp bên mái ấm
gia đình. Đặt trong hoàn cảnh của Bác lúc bấy giờ, Người đang là 1 tù nhân đáng lý ra phải buồn, phải
than thở cho nỗi khổ của mình. Nhưng không Bác dường như đang cố quên mình đi, quên đi cả cảnh ngộ
của bản thân để hòa mình cùng cuộc sống đời thường cần lao với hình ảnh cô gái xóm núi đang làm việc
bên lò than:
“Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng”
Hình ảnh thiếu nữ xuất hiện làm xôn xao cả buổi chiều cô quạnh. Lại có sự vận động “ma bao túc”
làm cho không khí buổi chiều thấm đượm một chút náo nhiệt. cảnh chiều tối bỗng dưng có sinh khí.
Chứng tỏ Bác tuy khổ sở về cảnh ngục tù nhưng không lúc nào là không nghĩ đến những người lao động
và nhũng hoạt động thiết thực của họ.nhưng nếu bài thơ chỉ dừng lại ở đây thì thơ cùa Bác không thể vượt
lên trên những kiệt tác tho Đường. Bác tiếp thu tinh hoa của thơ Đường nhưng cũng đổi mới nó. Người
không kết thúc bài thơ một cách lạnh lẽo mà thổi vào đó tâm hồn của người chiến sĩ lỗi lạc. Câu kết bài
thơ đã rực lên màu sắc tha thiết, tin yêu vào cuộc sống của Người:
“Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng”
Từ “hồng” khép lại vần thơ “Chiều tối” có giá trị như một con mắt thơ lấp lánh. nó đem lại cho
không gian nghệ thuật thi ca ấm áp hồng tươi, xua tan đi cái bóng tối ám ảnh mênh mông của đất trời –
làm sáng rực lên toàn bộ bài thơ, đẩy lùi sự mệt mỏi, uể oải, sự vội vã, nặng nề trong 3 câu thơ đầu. Hình
ảnh “lô dĩ hồng” như 1 “đối trọng đủ sức nặng để cân = những khó khăn, vất vả tối tăm xuất hiện ở phần
trước bài thơ. Sắc màu, trang thái của bức tranh thơ, hình ảnh thơ vận động từ tối sang sáng, từ nhọc
nhằn vất vả đến hoàn toàn thư thái. từ đó, làm người đọc liên tưởng đến chủ thể trữ tình cũng đang trên
đường chiến đấu gặp buổi gian nan nhưng vớ lập trường vững vang của 1 người Cộng sản, nhà thơ – chiến
sĩ HCM luôn ấp ủ màu hồng lạc wan cách mạng trong tâm hồn. Màu hồng ấy còn biểu tượng cho ngọn cờ
độc lập và tự do mà Bác đã đem cả cuộc đời đấu tranh để cho nó được tung bay trên mọi miền TQ. Sự

nghiệp cách mạng rõ là khó nhưng vấn đề là ở niềm tin và có quyết tâm thì rồi sẽ đến ngày thắng lợi huy
hoàng như cô gái xay ngô cũng đến lúc “bao túc ma hoàn” đón “lô dĩ hồng”. đó phải chăng là tư tưởng thơ
sâu sắc mà Bác muốn trao gửi đến tất cả chúng qua bài “chiều tối” .
Không thể tưởng tượng được bài thơ “chiều tối” là một bài trong tập “nhật ký trong tù”của HCM.
Bởi không hề có bóng dáng của nhà tù, không có hình ảnh của tù nhân, bởi trong đó chỉ có một tâm hồn
tự do, lạc wan, yêu đời. Bài thơ “chiều tối” đã khép lại nhưng những hình ảnh thơ, những thông điệp mà
Bác muốn gửi đến chúng ta cũng như vẻ đẹp tâm hồn Bác trong ấy sẽ còn đọng lại trong mỗi chúng ta.
“Chiều tối” – Bác Hồ sẽ mãi bất tử trước thời gian

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×