Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Đời sống bí mật của cây cối pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.1 KB, 11 trang )


Đời sống bí mật của
cây cối



Cleve Backster là một chuyên gia người Mỹ về
phát hiện nói dối. Vào năm 1966, bằng cách sử
dụng một máy dò nói dối, ông đã tình cờ khám
phá ra rằng thực vật cũng có những hoạt động
cảm xúc ở cấp cao và khá tương đồng với cảm
tình ở con người. Ông đã thực hiện một chuỗi các
nghiên cứu làm chấn động cả thế giới.




Thực vật cũng có cảm tính
Một ngày, Backster nối một máy dò nói dối với
những chiếc lá của cây huyết dụ, thường được biết
với cái tên "cây rồng". Ông muốn biết sau bao lâu thì
những chiếc lá phản ứng khi ông tưới nước vào rễ
của cây. Trên lý thuyết, một cái cây sẽ gia tăng tính
dẫn và giảm sự kháng cự khi nó hấp thụ nước, và
đường cong được ghi lại trên biểu đồ sẽ có hình
hướng lên. Nhưng sự thật là, đường vẽ lại cong
xuống dưới. Khi một máy dò nói dối được nối vào cơ
thể người, bút vẽ sẽ ghi lại những đường cong khác
nhau phụ thuộc vào sự thay đổi trong tâm trạng con
người. Sự phản ứng của cây huyết dụ cũng lên xuống
như là tâm trạng con người. Dường như nó rất hạnh


phúc khi được uống nước.



Thực vật có tri giác ngoại cảm
Backster muốn biết liệu thực vật có thể có phản ứng
nào khác không. Theo kinh nghiệm của ông, Backster
biết rằng có một cách tốt để gây ra phản ứng mạnh
mẽ đó là lấy người này để đe dọa người kia. Vì vậy,
Backster nhúng lá cây vào nước cà phê nóng. Không
có phản ứng nào xảy ra. Ông bèn nghĩ ra một điều
đáng sợ hơn: đốt chiếc lá mà được nối với máy dò nói
dối. Với ý nghĩ này, thậm chí trước khi ông làm thí
nghiệm, một đường cong lập tức được vẽ lên giấy.
Khi ông trở lại với một bao diêm, ông thấy một
đường cong khác xuất hiện. Dường như khi cái cây
thấy ông quyết tâm đốt nó, nó đã rất sợ sệt. Nếu ông
do dự hay ngập ngừng khi muốn đốt cái cây, phản
ứng được ghi lại bởi máy dò nói dối là không rõ ràng.
Và khi ông giả vờ đốt chiếc lá, cái cây hầu như không
có phản ứng gì. Cái cây thậm chí còn có thể phân biệt
được ý định thực sự hay là sự giả vờ. Backster gần
như đã chạy ra ngoài phố và hét lên rằng: "Thực vật
cũng có cảm tính! Thực vật cũng có cảm tính!" Với
khám phá đáng kinh ngạc này, cuộc sống của ông đã
thay đổi mãi mãi.
Sau này, khi Backster và đồng nghiệp làm các thí
nghiệm khắp đất nước với các dụng cụ khác nhau và
các loại cây khác nhau, họ đã quan sát được những
kết quả tương tự. Họ khám phá ra rằng thậm chí nếu

lá cây bị bứt ra hay bị cắt thành từng mảnh, phản ứng
tương tự cũng xảy ra với những mảnh lá này khi
chúng được đặt gần điện cực của máy dò nói dối. Khi
một con chó hay một người thiếu thân thiện thình
lình bước vào, cái cây cũng lại có phản ứng.




Thực vật là chuyên gia về phát hiện nói dối
Nhìn chung, khi tiến hành thí nghiệm với máy dò nói
dối, các cực được nối vào người bị tình nghi và người
bị tình nghi được hỏi các câu hỏi đã được thiết kế tỉ
mỉ. Ai cũng có một phần minh bạch của mình,
thường được gọi là "lương tri." Vì vậy, không kể là
bao nhiêu lý do và cớ mà một người viện vào, thì khi
nói dối hay thực hiện một hành vi xấu, người đó biết
rõ rằng đó là một sự lừa dối, hay một hành vi xấu. Do
đó, trường điện của thân thể người đó thay đổi, và sự
thay đổi này có thể được ghi lại bởi các thiết bị.
Backster đã làm một thí nghiệm, trong đó ông nối
máy dò nói dối vào một cái cây và rồi hỏi một người
vài câu hỏi. Kết quả là, Backster đã khám phá ra rằng
cái cây có thể nói được người ấy có nói dối hay
không. Ông hỏi người đó năm sinh, đưa cho anh ta
bảy sự lựa chọn và hướng dẫn anh ta trả lời "không"
với tất cả số đó, trong đó có một câu trả lời đúng. Khi
người đó trả lời "không" với năm sinh chính xác, cái
cây có phản ứng và một hình chóp nhọn trên giấy
được vẽ ra.

Tiến sĩ Aristide Esser, trưởng nhóm nghiên cứu y tế
thuộc Bệnh viện bang Rockland tại New York, đã
làm lại thí nghiệm này bằng cách hỏi một người đàn
ông một câu hỏi mà có câu trả lời không chính xác ở
phía trước một cái cây mà anh ta đã chăm sóc nó từ
khi nó mới nảy mầm. Cái cây không che dấu cho
người chủ của nó chút nào. Câu trả lời không chính
xác được phản ánh ở biểu đồ được vẽ trên giấy. Ông
Esser, người không tin Backster, đã tận mắt chứng
kiến rằng lý thuyết của Backster là hoàn toàn đúng
đắn.




Thực vật có thể nhận ra con người
Để kiểm tra xem liệu một cái cây có thể nhận ra các
đồ vật hay không, Backster đã gọi tới sáu sinh viên,
bịt mắt họ, và yêu cầu họ rút thăm từ một chiếc mũ.
Một trong số các sự lựa chọn có hướng dẫn về việc
nhổ rễ hai cái cây trong phòng và phá hoại nó bằng
cách dẫm chân lên. "Kẻ sát nhân" phải làm điều đó
một mình, và không ai biết được danh tính của thủ
phạm, bao gồm cả Backster. Bằng cách đó, cái cây
còn lại không thể cảm nhận được ai là "kẻ giết người"
từ ý nghĩ của mọi người. Thí nghiệm được thiết kế để
cái cây sẽ là nhân chứng duy nhất.
Khi cái cây còn lại được nối vào một máy dò nói dối,
mỗi sinh viên được yêu cầu phải đi qua nó. Cái cây
không có phản ứng gì với năm sinh viên. Khi người

sinh viên đã thực hiện hành vi `tội ác’ đi ngang qua,
bút điện tử bắt đầu vẽ một cách điên cuồng. Phản ứng
này chỉ ra cho Backster rằng những cái cây có khả
năng ghi nhớ và nhận diện con người hay đồ vật mà
làm hại chúng.



Xúc cảm từ cự ly xa
Cây cối có một mối liên hệ mật thiết với chủ sở hữu
chúng. Lấy ví dụ, khi Backster trở về New York từ
New Jersey, ông thấy trên biểu đồ ghi lại rằng tất cả
những cái cây của ông đều đã có phản ứng. Ông tự
hỏi liệu những cái cây có chỉ ra rằng chúng cảm thấy
"nhẹ nhõm" hay "chào đón" khi ông trở về hay
không. Ông để ý rằng thời gian mà những cái cây
phản ứng là thời điểm mà ông đã quyết định trở về
nhà từ New York.



Xúc cảm với đời sống ở mức vi quan
Backster đã khám phá ra rằng đường cong cố định
tương tự sẽ được vẽ trên biểu đồ khi cây cối dường
như cảm giác được cái chết của bất kỳ một mô sống
nào, thậm chí ở mức tế bào. Ông tình cờ chú ý đến
điều này khi ông trộn mứt vào sữa chua mà ông định
ăn. Dường như, chất bảo quản có trong mứt đã giết
chết một vài vi khuẩn gây men trong sữa chua, và
những cái cây có thể cảm thụ được điều này.

Backster cũng đã khám phá ra rằng cây cối có phản
ứng khi ông đổ nước nóng vào bồn. Dường như
chúng cảm thụ được cái chết của những vi khuẩn ở
trong đường ống nước. Để kiểm nghiệm giả thuyết
này, Backster làm một thí nghiệm và thấy rằng khi
tôm biển được cho vào nước sôi thông qua một cỗ
máy tự động và không cần con người tham gia, cây
cối có một phản ứng rất mạnh mẽ.



Nhịp đập tim của một quả trứng
Lại trong một lần tình cờ, Backster để ý đến các phản
ứng của cây cối khi ông đập một quả trứng. Ông
quyết định theo đuổi thí nghiệm này và nối quả trứng
với thiết bị của ông. Sau chín giờ đồng hồ, biểu đồ
ghi lại được nhịp đập tim của một bào thai gà con –
từ 160 đến 170 nhịp đập trong một phút – tương
đương với bào thai gà con ở trong lò ấp trứng từ ba
đến bốn ngày. Tuy nhiên, quả trứng này là một quả
trứng chưa được thụ tinh mà ông mua trong cửa
hàng. Cũng không có hệ thống tuần hoàn máu ở bên
trong quả trứng đó. Backster liệu có thể giải thích
như thế nào về xung động [nhịp tim] của quả trứng
này?
Trong các thí nghiệm được tiến hành bởi Trường Y
của Đại học Yale trong những năm 1930 và 1940,
người mà sau này là giáo sư Harold Saxton Burr đã
khám phá ra rằng có tồn tại trường năng lượng xung
quanh thực vật, cây cối, con người, và các tế bào.

Backster nghĩ rằng các thí nghiệm của Burr có thể
đưa ra câu trả lời cho quả trứng của ông. Ông đã
quyết định đặt qua một bên các thí nghiệm với cây
cối của ông trong một khoảng thời gian và thay vào
đó bằng các thí nghiệm với trứng, qua đó tìm hiểu
các vấn đề liên quan đến nguồn gốc của sự sống.


×