Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

GIỚI THIỆU1x

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (367.33 KB, 33 trang )

GIỚI THIỆU1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Việt Nam là một quốc gia đang
phát triển, việc giảm đói nghèo không chỉ là một trong những chính sách
xã hội cơ bản được Nhà nước quan tâm đặc biệt mà còn là một bộ phận
quan trọng của mục tiêu phát triển đất nước.Có rất nhiều nguyên nhân
dẫn đến nghèo đói trong các hộ gia đình, trong đó nguyên nhân căn bản
là thiếu vốn để phát triển kinh tế hộ. Thiếu vốn hộ phải đi vay bên ngoài
với lãi suất rất cao, cao hơn lợi nhuận thu được của hộ nghèo. Vì thế trở
thành gánh nặng đè lên vai hộ nghèo.Để giải quyết tình trạng trên, việc
cung cấp tín dụng giúp hộ gia đình nghèo tiếp cận với các nguồn vốn cho
vay xóa đói giảm nghèo đã và đang được xem là giải pháp thiết thực, là
giải pháp đòn bẩy về kinh tế cho hộ nghèo, là công cụ đắt lực nhất trong
cuộc chiến chống đói nghèo. Tuy nhiên, tín dụng hộ nghèo dễ xảy ra rủi ro
nhiều hơn tín dụng ngân hàng thương mại. Một khi không nắm bắt được
tình hình của người dân nghèo thì nguồn vốn của Ngân hàng khó thu hồi.
Vì vậy để nắm rõ thực trạng đó, để tìm ra giải pháp để nâng cao chất
lượng tín dụng tại Ngân hàng, em đã chọn đề tài “Cho vay hộ nghèo tại
Phòng giao dịch huyện Chợ Lách chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội
tỉnh Bến Tre thực trạng và giải pháp”. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨUPhân
tích tình hình cho vay hộ nghèo giai đoạn 2004-2006, nắm rõ thực trạng
cho vay tại Ngân hàng để thấy rõ được những thuận lợi, khó khăn, những
mặt làm được và những mặt còn thiếu sót. Qua đó đề ra những giải pháp
góp phần nâng cao tín dụng hộ nghèo.1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨUTình
hình sử dụng vốn của Ngân hàng như thế nào?Hiệu quả sử dụng vốn vay
của hộ nghèo như thế nào?
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨUĐề tài chỉ tập trung nghiên cứu về cho vay hộ
nghèo thiếu vốn sản xuất tại phòng giao dịch Chợ Lách chi nhánh tỉnh
Bến Tre của Ngân hàng chính sách xã hội qua các năm 2004-2006, không
nghiên cứu các chương trình cho vay khác.1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨUỞ đây em sẽ sử dụng chủ yếu một số
tài liệu về tín dụng cho người nghèo, về xóa đói giảm nghèo như- Nghị
định 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 nói về tín dụng đối với người


nghèo và các đối tượng chính sách là gì, bao gồm các nguồn vốn nào, điều
kiện để được vay vốn, mức cho vay, thời hạn cho vay, lãi suất cho vay,
trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước.- Tài liệu tập huấn nghiệp
vụ cho vay hộ nghèo nói về qui trình thủ tục cho vay, định kỳ hạn trả nợ,
thu nợ, thu lãi.- Tài liệu lý thuyết tiền tệ và tín dụng và tài liệu tín dụng
ngân hàng sẽ nói về tín dụng là gì, thế nào là tín dụng ngân hàng, chức
năng vai trò của tín dụng…
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1.
PHƯƠNG PHÁP LUẬN2.1.1. Khái niệm và tiêu chuẩn xác định hộ
nghèo2.1.1.1. Khái niệm hộ gia đìnhHộ gia đình là một nhóm những
người thường có quan hệ gia đình hoặc đôi khi không có quan hệ gia
đình với nhau nhưng cùng sống chung, cùng sở hữu chung về tài sản và
các tư liệu sản xuất, cùng tham gia các hoạt động kinh tế chung và cùng
hưởng thụ những thành quả sản xuất chung của họ.2.1.1.2. Khái niệm hộ
gia đình nghèoHộ gia đình nghèo là hộ gia đình được xác định dựa trên
chuẩn mực hộ gia đình nghèo do Bộ Lao động Thương binh Xã hội công
bố từng thời kỳ.
2.1.1.3. Tiêu chuẩn xác định hộ nghèoTiêu chuẩn nghèo do Bộ Lao động
Thương binh Xã hội (BLĐTBXH) qui định. Căn cứ vào qui mô tốc độ tăng
trưởng kinh tế, nguồn lực tài chính từng giai đoạn và mức sống thực tế
của người dân ở từng giai đoạn, từng vùng, BLĐTBXH đưa ra chuẩn
nghèo đói nhằm lập danh sách hộ nghèo từ cấp thôn, xã và danh sách xã
nghèo từ các huyện trở lên để hưởng sự trợ giúp của Chính phủ từ
Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và các chính sách hỗ
trợ khác… Chuẩn nghèo đói do BLĐTBXH qui định sẽ thay đổi theo từng
thời kỳ.Năm 1997 theo văn bản số 1751/LĐTBXH-BT ngày 20/05/1997
về việc xác định chuẩn mực hộ nghèo đói (chuẩn mực tối thiểu) để áp
dụng cho giai đoạn 1996-2000.Hộ nghèo là hộ có thu nhập bình quân đầu
người hàng tháng qui đổi ra gạo và giá trị tương đương là:+ Dưới 25 kg
gạo tương đương 90.000 đồng ở thành thị.+ Dưới 20 kg gạo tương

đương 70.000 đồng ở nông thôn, đồng bằng, trung du.
+ Dưới 15 kg gạo tương đương 55.000 đồng ở nông thôn, miền núi, hải đảo.
Báo cáo thực tập tổng hợp : GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NHCSXH
06/12/2011 12:30 | 868 lượt xem
PHẦN I
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NHCSXH
1.1. Sự ra đời của NHCSXH
Mặt trái của sự phát triển cũng ngày càng bức xúc, như khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng;
sự tụt hậu ngày càng lớn giữa khu vực nông thôn và thành thị, giữa miền núi và đồng bằng; tình
trạng thiếu việc làm nghiêm trọng; tình trạng ô nhiễm môi trường và lãng phí tài nguyên đất
nước.v.v.. Hàng triệu hộ nghèo hiện nay ở Việt Nam, đặc biệt là hộ nghèo ở vùng sâu, vùng xa
không được hưởng những thành quả của sự phát triển. Họ đang bơ vơ, lạc lõng trước sự hội nhập
toàn cầu và ánh sáng của thế giới văn minh. Những yếu kém trên là nguyên nhân mất ổn định về
xã hội- chính trị, là nỗi đau của một xã hội đang phấn đấuvì lý tưởng dân giàu, nước mạnh xã hội
công bằng- dân chủ- văn minh.
Để đáp ứng yêu cầu trên, Ngân hàng Chính sách xã hội, viết tắt là NHCSXH (có tên tiếng Anh là:
Viet Nam Bank For Social Policies) được thành lập theo Quyết định 131/2002/QĐ-TTg ngày 4
tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở tổ chức lạiNgân hàng phục vụ người
nghèo.NHCSXH chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1 năm 2003.Việc thành lập Ngân hàng
Chính sách xã hội là điều kiện để mở rộng thêm các đối tượng phục vụ là hộ nghèo, học sinh, sinh
viên có hoàn cảnh khó khăn, các đối tượng chính sách cần vay vốn để giải quyết việc làm, đi lao
động có thời hạn ở nước ngoài và các tổ chức kinh tế, cá nhân hộ sản xuất, kinh doanh thuộc các
xã đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.
Ngân hàng Chính sách xã hội là một pháp nhân, có con dấu, có tài sản và hệ thống giao dịch từ
Trung ưong đến địa phương, với vốn điều lệ ban đầu là 5000 tỷ đồng và được cấp bổ sung phù
hợp với yêu cầu hoạt động từng thời kỳ. Thời hạn hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội là
99 năm. NHCSXH là một tổ chức tín dụng của Nhà nước, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận,
phục vụ người nghèo và các đối tượng chính sách khác nhằm mục tiêu xoá đói giảm nghèo, phát
triển kinh tế và ổn định xã hội. Bộ máy quản trị của Ngân hàng Chính sách xã hội bao gồm: Hội
đồng quản trị tại Trung ương, 64 Ban đại diện Hội đồng quản trị cấp tỉnh, thành phố và hơn 660

Ban đại diện Hội đồng quản trị cấp quận, huyện.
Bộ máy điều hành của NHCSXH được thành lập ở cả 3 cấp đang tập trung chỉ đạo triển khai việc
huy động vốn và cho vay vốn người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Tính đến nay, hệ
thống NHCSXH bao gồm Hội sở chính ở Trung ương, Sở giao dịch, 64 chi nhánh cấp tỉnh, thành
phố và 608 phòng giao dịch cấp huyện và 8.500 điểm giao dịch xã, phường. Hiện nay NHCSXH
đang triển khai nhiều giải pháp, phát huy kết quả bước đầu, khắc phục một số tồn tại, vướng mắc,
quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, thật sự trở thành lực lượng kinh tế hữư hiệu trên
mặt trận xoá đói giảm nghèo, ổn định tình hình chính trị -xã hội của đất nước.
Nằm trong hệ thống của NHCSXH Việt Nam, phòng giao dịch NHCSXH huyện Phù Mỹ thuộc chi
nhánh NHCSXH tỉnh Bình Định cũng đã chính thức đi vào hoạt động năm 2003. Gần 8 năm hoạt
động, phòng giao dịch đã có sự phát triển về qui mô và tổ chức.
Về qui mô: Lúc đầu phòng giao dịch NHCSXH huyện phải thuê nhà dân để làm trụ sở. Nhưng qua
triển khai, thực hiện chỉ thị 05, 09 của thủ tướng Chính phủ, được sự quan tâm hỗ trợ của
NHCSXH Trung ương, chi nhánh NHCSXH tỉnh Bình Định, ủy ban nhân dân các cấp từ tỉnh đến
huyện, NHCSXH Huyện đã được hỗ trợ kinh phí xây dựng trụ sở làm việc hoàn thành và đưa vào
hoạt động năm 2008, được trang bị đầy đủ những trang thiết bị hiện đại phục vụ cho hoạt động
của ngân hàng.
Về tổ chức: Là một tổ chức tín dụng đặc thù hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, do đó mô
hình tổ chức của NHCSXH cũng có những đặc điểm riêng so với các tổ chức tín dụng khác. Mô
hình quản lý và hoạt động của NHCSXH đã và đang thực hiện trong thời gian qua đó là bộ máy
quản lý, điều hành gồm 04 bộ phận hợp thành: hội đồng quản trị ở Trung ương, ban đại diện hội
đồng quản trị - NHCSXH tỉnh, huyện; bộ phận cán bộ ngân hàng chuyên trách làm nhiệm vụ tác
nghiệp; các tổ chức chính trị - xã hội làm dịch vụ uỷ thác cho vay; các tổ tiết kiện và vay vốn, ( do
cộng đồng dân cư tự nguyện thành lập, làm nhiệm vụ bình xét công khai, dân chủ để lựa chọn
người có đủ điều kiện vay vốn. Đây là mô hình hoàn toàn mới, đặc thù của NHCSXH nhằm thực
hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo, xã hội hoá hoạt động tín dụng ưu đãi). Đối với Huyện Phù Mỹ,
chủ tịch ủy ban nhân dân Huyện kí Quyết định thành lập Ban đại diện hội đồng quản trị NHCSXH
Huyện và phân công một đông chí Phó chủ tịch ủy ban nhân dân huyện làm trưởng ban, các thành
viên là lãnh đạo các Phòng, tổ chức hội đoàn thể liên quan để kịp thời lãnh đạo, giám sát mọi hoạt
động của NHCSXH Huyện. Ban đại diện hội đồng quản trị -NHCSXH trong thời gian qua có

thành viên thuyên chuyển công tác nên phải thay đổi nhân sự, và được kiện toàn lại theo Quyết
định số 87/QĐ-UB ngày 09/01/2006 của ủy ban nhân dân huyện Phù Mỹ, tổng số gồm 10 thành
viên. Trong những năm qua , ban đại diện hội đồng quản trị -NHCSXH huyện phát huy vai trò
tham mưu với ủy ban nhân dân huyện để triển khai thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước, nghị quyết của hội đồng quản trị -NHCSXH Việt Nam và giải quyết những vấn đề
có liên quan đến hoạt động của NHCSXH.
Trong quá trình triển khai mạng lưới tổ chức, Phòng giao dịch NHCSXH huyện luôn nhận được sự
quan tâm theo dõi, chỉ đạo, tạo điều kiện của lãnh đạo Đảng và chính quyền địa phương các cấp
nên đã nhanh chóng hình thành mạng lưới tổ chức gồm 19 điểm giao dịch, trực báo tại xã, thị trấn.
Phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội, Hội đoàn thể nhận uỷ thác xây dựng được 334 tổ tiết
kiệm và vay vốn.
Mô hình tổ chức trên đã tạo điều kiện cho NHCSXH huyện tổ chức triển khai và thực thi nhiệm vụ
tín dụng ưu đãi được Chính phủ giao nhằm tạo việc làm, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện
chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo, ổn định an sinh xã hội.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ
Cũng là một ngân hàng nhưng lại là một ngân hàng đặc thù của Chính phủ nên chức năng, nhiệm
vụ của NHCSXH có điểm giống và khác so với các ngân hàng thương mại khác. Cụ thể là
NHCSXH có các chức năng sau:
- Tổ chức huy động vốn trong và ngoài nước có trả lãi của mọi tổ chức và tầng lớp dân cư bao
gồm tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn; tổ chức huy động tiết kiệm trong cộng đồng người nghèo.
- Phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác, vay
các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước, vay tiết kiệm Bưu điện, Bảo hiểm xã hội Việt
Nam, vay Ngân hàng Nhà nước.
- Tiếp nhận, quản lý, sử dụng và bảo toàn nguồn vốn của chính Phủ dành cho chương trình tín
dụng xoá đói giảm nghèo và các chương trình khác.
- Được nhận các nguồn vốn đóng góp tự nguyện không có lãi hoặc không hoàn trả gốc của các cá
nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng và các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội,
các tổ chức phi Chính phủ trong nước và nước ngoài.
- Mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho tất cả các khách hàng trong và ngoài nước.
- NHCSXH có hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống liên ngân hàng trong nước.

- NHCSXH được thực hiện các dịch vụ ngân hàng về thanh toán và ngân quỹ:
• Cung ứng các phương tiện thanh toán.
• Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước.
• Thực hiện các dịch vụ thu hộ, chi hộ bằng tiền mặt và không bằng tiền mặt.
• Các dịch vụ khác theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn phục vụ cho sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, cải
thiện đời sống, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo, ổn
định xã hội.
- Nhận làm dịch vụ uỷ thác cho vay từ các tổ chức quốc tế, quốc gia, cá nhân trong nước, ngoài
nước theo hợp đồng uỷ thác
1.3. Mô hình tổ chức bộ máy và cơ chế tài chính của NHCSXH
1.3.1. Mô hình tổ chức bộ máy
NHCSXH là ngân hàng đặc thù của Chính Phủ, có mô hình tổ chức bộ máy theo chiều dọc. Do đó
để tìm hiểu về mô hình tổ chức của Phòng giao dịch NHCSXH Huyện Phù Mỹ, ta cũng cần hiểu
rõ về mô hình tổ chức bộ máy của NHCSXH Việt Nam nói chung và của Phòng giao dịch
NHCSXH Huyện Phù Mỹ nói riêng.
*Đối với NHCSXH Việt Nam
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ thì hệ thống tổ chức của NHCSXH Việt Nam gồm:
Một là bộ máy quản trị NHCSXH có:
-Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị NHCSXH gồm các thành viên kiêm nhiệm và chuyên trách thuộc các cơ quan
của Chính phủ và một số tổ chức chính trị xã hội. Hội đồng quản trị có 12 thành viên, trong đó có
9 thành viên kiêm nhiệm và 3 thành viên chuyên trách. 9 thành viên kiêm nhiệm gồm Thống đốc
ngân hàng nhà nước là chủ tịch hội đồng quản trị, 8 thành viên còn lại là thứ trưởng hoặc cấp
tương đương thứ trưởng của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Lao động - Thương binh &Xã
hội, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, ủy ban dân tộc, Phó chủ tịch hội Liên hiệp phụ nữ
Việt Nam, phó chủ tịch hội Nông dân Việt Nam, văn phòng chính phủ; 3 thành viên chuyên trách
gồm: 1 uỷ viên giữ chức phó chủ tịch, 1 ủy viên giữ chức tổng giám đốc, 1 ủy viên giữ chức ban
kiểm soát.
Tại các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương, quận huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có ban đại

diện hội đồng quản trị NHCSXH do chủ tịch hoặc phó chủ tịch ủy ban nhân dân cùng cấp làm
trưởng ban. Tùy tình hình thực tế từng địa phương do chủ tịch ủy ban nhân dân cùng cấp quyết
định cơ cấu thành phần nhân sự và quyết định thành lập ban đại diện hội đồng quản trị .
Giúp việc cho hội đồng quản trị có ban chuyên gia tư vấn và ban kiểm soát.Ban chuyên gia tư vấn
gồm chuyên viên của các ngành là thành viên hội đồng quản trị do các ngành cử và một số chuyên
gia do chủ tịch hội đồng quản trị ra quyết định chấp thuận.Ban kiểm soát có ít nhất 5 thnàh viên,
trong đó có ít nhất 3 thành viên chuyên trách, 2 thành viên kiêm nhiệm của Bộ Tài chính và ngân
hàng nhà nước do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm.
Điều hành hoạt động của NHCSXH là Tổng Giám đốc, giúp việc Tổng Giám đốc có một số Phó
Tổng Giám đốc và bộ máy chuyên môn nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp hội đồng quản trị
và Tổng Giám đốc trong quản lý và điều hành công việc của NHCSXH.
-Ban đại diệnhội đồng quản trị các cấp
Tại các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương, quận huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có ban đại
diện hội đồng quản trị NHCSXH do chủ tịch hoặc phó chủ tịch ủy ban nhân dân cùng cấp làm
trưởng ban. Tùy tình hình thực tế từng địa phương do chủ tịch ủy ban nhân dân cùng cấp quyết
định cơ cấu thành phần nhân sự và quyết định thành lập ban đại diện hội đồng quản trị .
Hiện nay, có 64 Ban đại diện hội đồng quản trị cấp tỉnh, hơn 600 Ban đại diện hội đồng quản trị
cấp huyện với gần 7000 thành viên Ban đại diện các cấp.
Hai là bộ máy điều hành tác nghiệp có:
-Tại Trung ương
Hội sở chính là cơ quan cao nhất trong bộ máy điều hành tác nghiệp của hệ thống NHCSXH. Tổng
giám đốc là người đứng đầu trong bộm máy điều hành này.
Tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm đièu hành toàn bộ hoạt động của hệ thống NHCSXH,
gíp việc cho Tổng giám đốc có các Phó Tổng giám đốc và bộ máy chuyên môn nghiệp vụ tại Hối
sở chính.
Bộ máy giúp việc gồm các phòng, ban chuyên môn nghiệp vụ, các Trung tâm, Sở giao dịch có
chức năng tham mưu, giúp Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành công việc chuyên môn
của NHCSXH.
-Tại cấp tỉnh
Tại cấp tỉnh có chi nhánh NHCSXH các tỉnh, thành phố là đơn vị trực thuộc Hội sở chính, đại diện

pháp nhân theo uỷ quyền của Tổng giám đốc trong việc chỉ đạo, điều hành các hoạt động của
NHCSXH trên địa bàn.
Điều hành chi nhánh NHCSXH tỉnh, thành phố là Giám đốc chi nhánh, giúp việc Giám đốc là các
Phó giám đốc và các trưởng phòng, ban chức năng tại tỉnh.
-Tại cấp huyện
Tại cấp huyện có Phòng giao dịch NHCSXH là đơn vị trực thuộc chi nhánh tỉnh, thành phố đặt tại
các Quận, huyện, thị xã, thành phố trong đia bàn hành chính nội tỉnh, trực tiếp thực hiện các
nghiệp vụ của NHCSXH trên địa bàn.
Điều hành Phòng giao dịch Quận, huyện là Giám đốc, giúp việc Giám đốc gồm các Phó giám đốc
và các Tổ trưởng nghiệp vụ.
*Đối với NHCSXH huyện Phù Mỹ:
Hiện nay, phòng giao dịch NHCSXH huyện Phù Mỹ có tổng số 9 cán bộ biên chế và 1 cán bộ
ngoài biên chế (Lái xe kiêm bảo vệ). Mô hình tổ chức bộ máy của Phòng giao dịch NHCSXH
huyện Phù Mỹ được thể hiện thông qua sơ đồ sau:
-Ban Giám đốc gồm:
+ Giám đốc:Võ Văn An, chịu trách nhiệm chung và trực tiếp phụ trách:
· Công tác tổ chức cán bộ
· Công tác thi đua khen thưởng
· Công tác kiểm tra - kiểm toán nội bộ
· Công tác kế toán - Ngân quỹ, Trưởng ban quản lý kho
· Quyết định chương trình, kế hoạch và biện pháp của phòng
· Trực tiếp báo cáo theo yêu cầu của UBND huyện và trưởng ban đại diện HĐQT-NHCSXH
huyện, NHCSXH cấp trên; đại diện NHCSXH huyện trong quan hệ với các cơ quan trên địa bàn
về các việc có liên quan đến hoạt động của NHCSXH huyện. (Phối hợp với các tổ chức Chính trị-
Xã hội nhận uỷ thác trong hoạt động cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách).
· Phê duyệt chương trình cho vay dự án phát triển ngành Lâm nghiệp.
· Công tác kế hoạch-nghiệp vụ; phê duyệt 8 chương trình tín dụng hiện có (trừ chương trình cho
vay dự án phát triển ngành Lâm nghiệp)
· Công tác giao dịch xã;
· Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Phó Giám đốc phụ trách

Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức bộ máy của NHCSXH Huyện Phù Mỹ
Chú
thích: Quan hệ chỉ đạo trực tiếp
Quan hệ phối hợp
(Nguồn: Ngân hàng chính sách huyện Phù Mỹ)
- Tổ Kế hoạch - Nghiệp vụ
+ ÔngTrương Minh Thảo: Tổ trưỏng tổ kế hoạch-nghiệp vụ, quản lý tất cả các chương trình tín
dụng và làm tất cả các báo cáo tín dụng, chịu trách nhiệm chung, trực tiếp nhận hồ sơ và cho vay
các chương trình tín dụng ở 3 xã Mỹ Tài, Mỹ Đức và Mỹ Lợi
+ ÔngNguyễn Thanh Tuấn: Cán bộ tín dụng, trực tiếp nhận hồ sơ và cho vay tất cả các chương
trình tín dụng ở xã Mỹ Hoà, Mỹ Trinh, Mỹ Phong, Mỹ An, Mỹ Thành, Mỹ Cát, Mỹ Châu và Thị
trấn Phù Mỹ
+ Ông Trần Minh Thành: Cán bộ tín dụng, trực tiếp nhận hồ sơ và cho vay tất cả các chương trình
tín dụng ở xã Mỹ Hiệp, Mỹ Chánh, Mỹ Quang,Mỹ Tháng, Mỹ Lộc, Mỹ Thọ, Mỹ Chánh Tây và
Thi trấn Bình Dương.
- Tổ Kế Toán- Ngân quỹ
+ ÔngNguyễn Hoàng Thông: Tổ trưởng tổ kế toán-Ngân quỹ, chịu trách nhiệm chung, kiểm tra,
kiểm soát, đóng, lưu giữ chứng từ; in, sắp xếp sổ kế toán chi tiết, cập nhật chương trình vào máy
tính trung tâm, kiểm tra khoá sổ, cập nhật cuối ngày, thuế thu nhập cá nhân, kế toán chi tiêu nội bộ
và các báo cáo phát sinh.
+ BàTrần Thị Duy Hạnh: Kế toán viên, thực hiện các công việc liên quan đến kế toán cho vay; thu
nợ; tiền gửi tiết kiệm tất cả các chương trình thuộc 9 xã: Mỹ Quang, Mỹ Đức, Mỹ Lộc, Mỹ Thắng,
Mỹ Lợi, Mỹ Thọ, Mỹ Cát, Mỹ Chánh, Mỹ Thành; kế toán vật liệu; kế toán tiền lương; kế toán tài
sản; kế toán tiền gửi; báo cáo tiền lương; báo cáo phí ủy thác cho vay thông thường, HSSV; nhập
xuất dữ liệu đi giao dịch xã.
+ Ông Nguyễn Văn Chinh: Kế toán viên, thực hiện các công việc liên quan đến kế toán cho vay;
thu nợ; tiền gửi tiết kiệm tất cả các chương trình thuộc 10 xã, thị trấn: Mỹ Tài, Mỹ Hiệp, Mỹ
Phong, Mỹ Châu, Mỹ Trinh, Mỹ Chánh Tây, Mỹ An, Mỹ Hoà, Thị trấn Bình Dương và Thị trấn
Phù Mỹ; theo dõi ngoại bảng; báo cáo trả phí ủy thác cho vay dự án 120; phân bổ lãi vốn địa
phương; nhập, xuất dữ liệu đi giao dịch xã

+ BàNguyễn Bích Phương: Thủ quỹ, làm nhiệm vụ kho quỹ
- Ông Nguyễn Ngọc Thạnh:Bảo vệ
1.3.2. Cơ chế tài chính của NHCSXH
NHCSXH là một tổ chức tín dụng Nhà nước hoạt động vì mục tiêu xóa đói giảm nghèo không vì
lợi nhuận, là đơn vị hạch toán tập trung toàn hệ thống, tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về
hoạt động của mình trước pháp luật, thực hiện bảo toàn vốn ban đầu, phát triển vốn và đảm bảo bù
đắp các chi phí rủi ro hoạt động tín dụng theo các điều khoản qui định.
Để có thể thực hiện cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách theo lãi suất ưu đãi, NHCSXH
được áp dụng cơ chế tài chính riêng, khác với các ngân hàng thương mại khác như: NHCSXH
không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, có tỉ lệ dự trữ bắt buộc tại ngân hàng nhà nước băng 0%,
được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân hàng nhà nước. Theo những qui định trên đây,
NHCSXH được hưởng một số chế độ ưu đãi, trên cơ sở đó hạ lãi suất cho vay, nhưng thực hiện
chế độ hạch toán kinh tế và tự chịu trách nhiệm về tài chính.
1.4. Các hoạt động chính của NHCSXH
Căn cứ vào quyết định số 131/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì NHCSXH được thực
hiện các nghiệp vụ sau:
- Một là, huy động vốn trong và ngoài nước có trả lãi của mọi tổ chức và tầng lớp dân cư bao gồm
tiền gửi có kì hạn, không kì hạn, tổ chức huy động tiết kiệm trong cộng đồng người nghèo.
- Hai là, cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Theo Quyết định của Chính Phủ, hiện nay Ngân hàng Chính sách Xã hội thực hiện 20 chương
trình tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Do đặc điểm của địa
phương, hiện tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phù Mỹ chỉ áp dụng cho vay 9 chương trình tín
dụng sau:
· Chương trình cho vay hộ nghèo
· Chương trình cho vay hộ nghèo về nhà ở
· Chương trình cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn
· Chương trình cho vay giải quyết việc làm
· Chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
· Chương trình cho vay xuất khẩu lao động
· Chương trình cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn

· Chương trình cho vay dự án phát triển ngành lâm nghiệp (WB3)
· Chương trình cho vay Thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn
- Ba là, thực hiện các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ.
- Bốn là, tiếp nhận, quản lý, sử dụng và bảo tồn nguồn vốn của Chính phủ dành cho chương trình
tín dụng xoá đói giảm nghèo và các chương trình khác.
- Năm là, tiếp nhận nguồn vốn tài trợ uỷ thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ
chức, cá nhân trong và ngoài nước để cho vay theo các chương trình dự án.
PHẦN II
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
VÀ MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG KHÁC CỦA NHCSXH HUYỆN PHÙ MỸ
2.1. Tình hình huy động vốn tại NHCSXH Huyện Phù Mỹ
Trong quá trình hoạt động, được sự quan tâm của Chính phủ, các cấp chính quyền, các bộ ngành,
đặc biệt là sự quan tâm giúp đỡ của hệ thống các ngân hàng thương mại, nguồn vốn của NHCSXH
không ngừng tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, đã tạo lập được nguồn vốn lớn đáp ứng nhu
cầu vay vốn của tầng lớp dân nghèo ở nông thôn.
Diễn biến cụ thể nguồn vốn qua các năm như sau:
Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn của NHCSXH huyện Phù Mỹ qua các năm 2006 - 2010
(Đvt: triệu đồng)
STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1
Nguồn vốn Trung
ương
29.180 40.343 101.022 131.921 180.263
2 Vốn địa phương cấp 1.907 988 235 351 395
3 Vốn khác 1.926 7.843 1.287
4 Tổng nguồn vốn 31.087 41.331 102.533 133.568 181.936
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Phòng giao dịch NHCSXH Huyện Phù Mỹ)
Tính đến ngày 31/12/2006, tổng nguồn vốn của NHCSXH Huyện Phù Mỹ có được là 31.087 triệu
đồng. Nguồn vốn này tăng trưởng đều đặn qua các năm: 2007 là 41.331 triệu đồng, tăng 10.244
triệu đồng, tốc độ tăng là 32,95% so với năm 2006;năm 2009 là 140.115 triệu đồng, tăng 37.562

triệu đồng, tốc độ tăng là 36,63% so với năm 2008; năm 2010 là 181.936 triệu đồng, tăng 29,85%
so với năm 2009.
Trong cơ cấu vốn hoạt động của NHCSXH Huyện thì nguồn vốn của Trung ương chiếm tỉ trọng
lớn, cụ thể: năm 2006 là 93,86%; năm 2007 là 97,61%; năm 2008 là 98,51%; năm 2009 là 91,15%;
năm 2010 là 99,08%. Trong năm 2009, nguồn vốn từ Trung ương chuyển về tuy có tăng so với
năm 2008 là 30.899 triệu đồng nhưng tốc độ tăng giảm còn 30,59%. Nguyên nhân của vấn đề này
là vì từ cuối năm 2008 đến năm 2009, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đã ảnh hưởng không
nhỏ đến tình hình tài chính cũng như nền kinh tế Việt Nam nói chung. Mặt khác, cũng trong hai
năm này, nền kinh tế Việt Nam rơi vào tình trạng lạm phát, để kiềm chế tình trạng này, Nhà nước
đã áp dụng biện pháp thắt chặt tiền tệ. Do đó mà nguồn vốn từ Trung ương chuyển về trong năm
2009 cho các NHCSXH để thực hiện chương trình tín dụng đối với người nghèo là không nhiều.
Trong tổng nguồn vốn của Trung ương, phần lớn vốn được lấy từ ngân sách nhà nước, ngoài ra
Trung ương có thể huy động từ ngân hàng nhà nước,ngân hàng thương mại. Nguồn vốn vay từ
ngân hàng nhà nước là nguồn vốn mang tính ưu đãi của ngân hàng nhà nước cho NHCSXH nhằm
tạo điều kiện thuận lợi cho NHCSXH có điều kiện mở rộng hoạt động và phát triển. Hiện nay luật
ngân hàng nhà nước và luật các tổ chức tín dụng đã ra đời và có hiệu lực, ngân hàng nhà nước
không thể cho NHCSXH vay những khoản vốn như trước, trong những trường hợp thật cần thiết
NHCSXH muốn vay cũng phải chịu lãi suất theo lãi suất tái chiết khấu và thời hạn ngắn. Vì thế,
nguồn vốn này không có khả năng phát triển trong trương lai.
Hoạt động tín dụng của NHCSXH phát triển nhanh chóng, vốn điều lệ và vốn vay của ngân hàng
nhà nước trước mắt không đáp ứng được nhu cầu vay vốn của hộ nghèo. NHCSXH đã trình và
được Chính phủ đồng ý cấp bù chênh lệch lãi suất để NHCSXH thực hiện việc đi vay vốn các
ngân hàng thương mại. Do lợi thế cùng trong hệ thống ngân hàng, các ngân hàng thương mại quan
tâm tới sự phát triển chung của ngành và sự nghiệp xóa đói giảm nghèo, khi điều kiện cho phép đã
tạo thuận lợi cho NHCSXH trong việc vay, trả cả về số lượng, lãi suất và thời hạn. Nguồn vốn vay
từ các ngân hàng thương mại là nguồn vốn quan trọng nhất, chiếm tỉ lệ lớn trong tổng nguồn vốn
của NHCSXH. Tuy vậy, nguồn vốn này không ổn định vì nó phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng
huy động của các ngân hàng thương mại, việc cấp bù chênh lệch lãi suất từ ngân sách nhà nước và
thời hạn cho vay của các ngân hàng.
Ngoài ra còn có nguồn vốn do địa phương cấp, điều đó thể hiện sự quan tâm của cấp ủy, chính

quyền địa phương đối với công tác xóa đói giảm nghèo và hoạt động của NHCSXH. Cụ thể: năm
2006 nguồn vốn này chiếm tỉ trọng là 6,13%; năm 2007 là 2,4%; năm 2008 nguồn vốn này chiếm
tỷ trọng là 0,23%, năm 2009 là 0,25%, năm 2010 là 0,22%.
Có thể thấy nguồn vốn do địa phương cấp giảm giần qua các năm, điều đó cho thấy ngân sách địa
phương ngày càng có nhiều khoản để chi.
Nguồn vốn khác bao gồm: Nguồn vốn huy động trong cộng đồng người nghèo, tiền gửi thanh
toán...Nguồn vốn huy động trong cộng đồng người nghèo còn rất nhỏ bé, bởi bản thân người
nghèo không có dư tiền để gửi tiết kiệm, lao động dường như chỉ đủ sống qua ngày nhưng với
phương thức huy động này thì NHCSXH muốn tập cho người nghèo có ý thức tiết kiệm và để
dành tiền trả nợ, tránh phần nào sự rủi ro.
Cơ cấu trên thể hiện nguồn vốn NHCSXH được hình thành như một quỹ tập trung, có nguồn gốc
chủ yếu từ ngân sách nhà nước, qui mô phát triển nguồn vốn còn hạn hẹp. Trong thực tiễn hoạt
động NHCSXH mới thực hiện cơ chế huy động vốn thị trường, nhưng do mạng lưới hoạt động còn
hạn hẹp nên việc huy động vốn còn rất nhiều hạn chế.. Các chuyên gia tài chính ngân hàng cho
rằng ngân hàng là một tổ chức tài chính trung gian sinh ra để huy động vốn tạm thời nhàn rỗi để
thiết lập quỹ cho vay mới có tính bền vững, đương nhiên lãi suất cho vay phải đảm bảo đủ bù dắp
chi phí. Tuy nhiên đối với NHCSXH, những năm đầu hoạt động cần có sự tài trợ của Nhà nước
thông qua chính sách bù lỗ và tổ chức đầu tư theo chương trình chỉ định của Nhà nước là cần thiết.
2.2. Tình hình hoạt động cho vay tại NHCSXH Huyện Phù Mỹ
Qua gần 9 năm hoạt động, công tác tín dụng của NHCSXH đã có rất nhiều cố gắng bám sát chủ
trương, mục tiêu phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo của Đảng, Nhà nước, xây dựng cơ chế
chính sách, ban hành các văn bản chỉ đạo nghiệp vụ của Trung ương sát với thực tiễn cơ sở nhằm
thực hiện cho vay đúng đối tượng, tiền đến tay người nghèo, đạt được hiệu quả trong công tác đầu
tư.
Phương thức cấp vốn cho người nghèo với phương châm trực tiếp đến tận tay người nghèo thông
qua tổ nhóm cũng là một đặc thù của NHCSXH nhằm tăng cường trách nhiệm trong những người
vay vốn, thực hiện việc công khai và xã hội hóa công tác xóa đói giảm nghèo, tăng cường sự kiểm
tra giám sát của cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể thông qua việc thành lập các tổ vay vốn, tổ
tín chấp đứng ra để vay vốn cho người nghèo.
Cho vay hộ nghèo là một nghiệp vụ hoàn toàn mới, đây khó khăn và phức tạp vì hộ vay không

phải thế chấp tài sản nhưng lại phải thực hiện theo những qui chế riêng chặt chẽ. Việc cho vay
không chỉ đơn thuần là điều tra xem xét mà đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ của các ngành,
các cấp, có sự bình xét công khai từ tổ nhóm. Như vậy công tác cho vay muốn thực hiện được tốt
thì ngay từ đầu phải thành lập được các tổ nhóm tại cơ sở, đặc biệt là việc chọn, bầu tổ trưởng phải
là người có năng lực, có trách nhiệm, tâm huyết với người nghèo và có uy tín với nhân dân, đồng
thời phải tạo được tinh thần trách nhiệm, tương trợ giúp đỡ nhau trong tổ nhóm.
Thông qua những vấn đề nêu trên, ta thấy rõ ràng nghiệp vụ cho vay đối với người nghèo khác hẳn
với nghiệp vụ cho vay thông thường. Đối tượng phục vụ là người nghèo, mục tiêu là xóa đói giảm
nghèo. Chính vì vậy hộ nghèo được hưởng nhiều ưu đãi trong khi cho vay hơn là các đối tượng
khác như: ưu đãi về lãi suất, về thời hạn, về thủ tục, về mức vốn tự có tham gia, về tín chấp…
Nhờ có sự chỉ đạo và quan tâm của Đảng, Chính phủ, của các cấp chính quyền địa phương, các tổ
chức đoàn thể như: hội Phụ nữ, hội Nông dân, hội Cựu chiến binh, đoàn Thanh niên…từ Tỉnh tới
Huyện và các cơ sở đã giúp cho việc giải ngân vốn tín dụng đến hộ nghèo nhanh chóng, thuận lợi
và thu được kết quả tốt thể hiện trên các mặt như sau:
2.2.1 Kết quả hoạt động tín dụng tại NHCSXH Huyện Phù Mỹ
Trong những năm qua, hoạt động NHCSXH huyện Phù Mỹ đã triển khai tổ chức thực hiện khối
lượng công việc cực kì to lớn và khó khăn, hoàn thành thắng lợi mục tiêu quốc gia về tín dụng hỗ
trợ người nghèo, góp phần đáng kể vào việc thực hiện chương trình mục tiêu của Đảng, Nhà nước
về xóa đói giảm nghèo.
Tổng dư nợcho vay đến 31/12/2010 đạt 185.627 triệu đồng, tăng 45.512 triệu đồng so với
31/12/2009, tốc độ tăng là 32,48%.Trong năm đã cho 7.899 lượt hộ vay vốn và thu nợ 33.303 triệu
đồng.
Cụ thể từng chương trình cho vay như sau:
- Cho vay hộ nghèo: 65.709 triệu đồng, tăng 10.723 triệu đồng so với đầu năm, với 3883 hộ còn
dư nợ. Nợ quá hạn là 75 triệu đồng, nợ khoanh 357 triệu đồng. Trong năm đã cho vay được 1.079
hộ nghèo với số tiền là 29.918 triệu đồng, mức cho vay bình quân hơn 14 triệu đồng/hộ, thu nợ
22.065 triệu đồng.
- Cho vay giải quyết việc làm: 8.053 triệu đồng, tăng 1.921triệu đồng so với đầu năm, với 623
khách hàng còn dư nợ, trong năm đã thu hút được hơn 280 lao động. Trong năm đã cho vay với
doanh số 2.116 triệu đồng, còn 208 dự án vay vốn và thu nợ 2.989 triệu đồng.

Bảng 2.2: Diễn biến dư nợ cho vay theo các chương trình của NHCSXH Huyện giai đoạn
2008-2010
Chương
Trình
Đơn vị
tính
Năm
2008
Năm 2009 Năm 2010
Dư nợ Dư nợ
Chênh
lệch
Tốc độ
tăng
trưởng
(%)
Dư nợ
Chênh
lệch
Tốc độ
tăng
trưởng
(%)
I.Tổng dư nợ
các chương trình
Triệu
đồng
60.484 140.115 +79.631 +131,65 185.627 +45.512 +32,48
1.Cho vay
Hộ nghèo

Triệu
đồng
59.96 54.986 -4.992 -83,2 65.709 +10.723 +19,5
2.Cho vay
Giải quyết việc
làm
Triệu
đồng
6.118 6.132 +0.014 +0,229 8.053 +1.921 +31.32
3.Cho vay
Học sinh sinh
viên
Triệu
đồng
5.649 46.927 +41.278 +730,71 73.443 +25.516 +56,5
4.Cho vay
hộ sản xuất kinh
doanh vùng khó
khăn
Triệu
đồng
3.600 14.676 +11.076 +30,76 15.403 +4.327 +29,48
5.Cho vay nước
sạch và vệ sinh
môi trường
Triệu
đồng
2.500 8.751 +6.251 +250,04 11.074 +2.503 +28,60
6.Cho vay
Xuất khẩu lao

động
Triệu
đồng
251 35 -216 -86,05
7.Cho vay dự án
WB3
Triệu
đồng
3.479 5.511 +2.032 +58,41 8.023 +2.512 +45,58
8.Cho vay hộ
nghèo về nhà ở
Triệu
đồng
40 1.000 +960 +24
II.Số hộ thoát
nghèo từng năm
Hộ 1.418 1.456 -38 -2,68 1.201 -256 -17,58
III.Số lao động
được thu hút
từng năm
Lao
động
3.950 5.834 +1.884 +47,7 5.962 +128 +2,19
IV.Dư nợ bình
quân 1 khách
hàng
Triệu
đồng
7,64 13,2 +5,56 +72,77 17,74 +4,54 +34,4
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của NHCSXH Huyện Phù Mỹ)

- Cho vay xuất khẩu lao động:35 triệu đồng, giảm 216 triệu đồng so với đầu năm. Do ảnh hưởng
suy giảm kinh tế toàn cầu, nhiều lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài không có việc làm
phải về nước trước thời hạn, nên dư nợ nguồn vốn này giảm thấp so với đầu năm, hiện có 3 hộ còn
dư nợ.
- Cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn:15.403 triệu đồng, tăng 4.327 triệu đồng so với
đầu năm, với 696 hộ còn dư nợ. Trong năm đã cho vay với doanh số 10.368 triệu đồng, có 371
lượt hộ vay vốn và thu nợ 5.593 triệu đồng.
- Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường: 11.074 triệu đồng, tăng 2.053 triệu đồng so với đầu
năm, có 2.768 khách hàng quan hệ với ngân hàng, trong năm đã xây dựng được 862 công trình vệ
sinh, với doanh số cho vay đạt 3.348 triệu đồng, thu nợ 2.198 triệu đồng.
- Cho vay học sinh sinh viên: 73.443 triệu đồng, tăng 25.516 triệu đồng so với đầu năm, với 3.833
hộ gia đình còn dư nợ. Trong năm đã cho với doanh số 21.728 triệu đồng, có 5.118 lượt hộ vay
vốn và thu nợ 226 triệu đồng.
- Cho vay dự án phát triển ngành lâm nghiệp (WB3): 8.023 triệu đồng, tăng 2.512 triệu đồng so
với đầu năm, với 578 hộ gia đình còn dư nợ. Trong năm đã cho vay với doanh số 2.631 triệu đồng,
có 214 lượt hộ vay vốn và thu nợ 119 triệu đồng.
- Cho vay hộ nghèo về nhà ở: 1.000 triệu đồng,tăng 960 triệu đồng so với đầu năm, với 5 hộ được
hỗ trợ vay vốn của chương trình.
Banăm qua, tổng số hộ được vay vốn lần lượt là:năm 2008 có 7.920 lượt hộ vay vốn với số tiền là
35.312 triệu đồng, bình quân mỗi hộ được vay 4,46 triệu đồng; năm 2008 có 7.815 lượt hộ vay
vốn với số tiền là 63.964 triệu đồng, bình quân mỗi khách hàng được vay 8,15 triệu đồng, tăng
3,51 triệu đồng so với năm trước; năm 2010 có 10.658 hộ vay vốn với số tiền là 102.584 triệu
đồng, bình quân mỗi hộ được vay 9,63 triệu đồng, tăng 1,48 triệu đồng so với năm trước. Nhìn
chung số lượt hộ vay tăng, giảm không đáng kể nhưng số tiền bình quân mỗi hộ được vay và số dư
nợ bình quân mỗi khách hàng tăng dần qua các năm. Mức đầu tư cho một hộ ngày càng tăng lên,
điều đó chứng tỏ việc cho vay ngày càng đáp ứng nhu cầu thực tế của các hộ nghèo và khẳng định
bước đi đúng đắn của NHCSXH Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng dư nợ qua các năm như sau: năm
2009 tăng 70,57%, năm 2010 tăng 35,81%.
Thông qua việc vay vốn của NHCSXH, năm 2008 đã có 1.418 hộ thoát nghèo, như vậy bình quân
cứ 5,58 hộ vay vốn có 1 hộ thoát nghèo; năm 2009 có 1.456 hộ thoát nghèo, bình quân cứ 5,37 hộ

vay vốn có 1 hộ thoát nghèo, năm 2010 có 1.201 hộ vay vốn, bình quân cứ 6,58 hộ vay vốn có 1

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×