Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tâm sự của kẻ thất bại vì quá chủ quan! pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.71 KB, 6 trang )

Tâm sự của kẻ thất bại vì quá chủ quan!


Chẳng dại gì nói cái ngu của mình. Nhưng tôi (xin được giấu tên), vốn dại
sẵn, muốn những người khởi nghiệp tránh dấu chân thất bại như mình.
Tôi từng nghênh mặt với những ý tưởng kinh doanh mới lạ, "tư vấn" cho
nhiều người làm ăn thành công. Cùng chút vốn liếng học lỏm ở trường Đại học
kinh tế và những bí quyết kinh doanh từ sách vở, tôi mang trong mình tham vọng
thành tỷ phú, một tham vọng đầy thách thức, khát khao.

Người ta nói: "Nếu bạn sợ thất bại, thì hãy đừng làm gì". Nhưng nếu không
làm thì chắc chắn bạn sẽ không bao giờ thành công. Vì vậy bạn sẽ chọn "ngồi im"
hay "đứng dậy"
Viễn cảnh màu hồng
Tôi tập hợp những người bạn thân, có máu kinh doanh, tất nhiên, có cả tiền
nữa. Bản vẽ kinh doanh bất đầu được phác họa: chụp ảnh, thiết kế quảng cáo, in ấn
và tham vọng tiến tới một công ty PR, tổ chức sự kiện Phần thiết kế, chúng tôi
đảm trách. Phần in ấn chuyển sang một nhà in để kiếm thêm phần trăm.
"Những bước đi ban đầu của các "đại gia" trong ngành quảng cáo như Đất
Việt Golden, Stormeyc chắc cũng chỉ “bắt đầu như thế", tôi nghĩ.
Đích thân tôi nghĩ thương thuyết với một nhà in off-set, bao bì ở tp. HCM.
Và OK! Hàng in của chúng tôi mang đến được ưu tiên, được coi như người nhà.
Những người nằm trong HĐQT được chính tôi tuyển chọn với tiêu chuẩn là phải
có tâm, nhiệt tình và có khách hàng sẵn cũng như những mối quan hệ tốt trong xã
hội.
Có rất nhiều sách dạy cách để "thành công" nhưng lại chẳng thấy ai dạy
mình học cách thất bại. Từ đó mọi người nghĩ rằng thất bại là một điều gì rất đáng
"xấu hổ". Mọi người xung quanh thì chê trách, phê phán. Nhưng mọi người đâu biết
Chúng tôi không ngại vung tiền vào việc trang trí nội thất, trang thiết bị.
Tiền thuê mặt bằng cộng với các khoản điện, nước, điện thoại, đồ dùng văn phòng
tôi định vào khoảng vài chục triệu đồng/tháng. Số tiền ấy chẳng nhiều nếu so với


tất cả những gì chúng tôi đang sở hữu: khách hàng, những người tài có tiền và đặc
biệt là tương lai màu đỏ chói.
Tôi tập trung vào việc tuyển chọn những nhân viên kinh doanh, tiếp thị có
kinh nghiệm mà tôi cho rằng họ là những người sẽ nuôi sống Công ty.
Mọi chuyện đúng như kế hoạch. Tôi khâm phục tôi quá!
Sai lầm nối tiếp sai lầm
Song, hiện thực nằm xa ý tưởng táo bạo nhất của tôi. Các nhân viên tiếp thị
chỉ giỏi nói (chính họ đã thuyết phục được tôi mà)! Ở những sản phẩm thiết kế và
in ấn, họ không biết cách tư vấn cho khách hàng. Đúng hơn, họ không biết nói gì
về sản phẩm của mình ngoài những lời chung chung.
rằng những người đạt được thành công điều phải trải qua thất bại. Không có người
nào thành công, mà chưa "nếm" trải cảm giác thất bại. Họ chỉ khác những người
thất bại ở chỗ họ biết đứng dậy và tiếp tục đi theo con đường mà họ đã chọn
Thế là tôi, Chủ tịch HĐQT, phải làm “trợ lý” cho nhân viên của mình khi
gặp khách hàng khi có hợp đồng lớn, chúng tôi tự xoay xở, tuyển thêm nhân viên,
không "outsourcing”(thuê bên ngoài).
Kết quả là một số nhân viên mới không đáp ứng được công việc ngay tức
khắc. Điều này dẫn đến sản phẩm thiếu cả chất lẫn lượng.
Kỳ vọng nhiêu, thất vọng càng lớn. Khách hàng đến và đi quá dễ. Hơn thế,
chẳng dễ lấy được tiền với những sản phẩm đã hoàn tất. Vì nể và sợ mất khách
hàng, chúng tôi buộc để cho họ nợ.
Không thuê kế toán, tất cả sổ sách, thu chi của Công ty, tôi chỉ dám giao
người nhà quản lý. Sai lầm! Người nhà không chuyên sâu về toán. Tôi lại quá
nhiều việc để có thể kiểm soát tình hình hoạt động tài chính của Công ty.
Sau một năm, những khoản nợ của chúng tôi đối với nhà in tăng vọt, trong
khi khoản thu từ khách hàng lại bị "tắc nghẽn". Chúng tôi phải mượn tiền của
người thân để duy trì hoạt động của Công ty. Nhưng càng đổ tiền vào nhiều thì nợ
lại càng chồng chất.
Mệt mỏi vì công việc, tôi chẳng có nhiều thời gian cho người vợ mới cưới.
Chúng tôi càng ít nói chuyện với nhau khi những khoản nợ của tôi chồng chất.

Những cuộc tranh cãi bùng nổ, liên lụy đến họ hàng bạn bè
Cái tiếng "kẻ thất bại" cứ bám víu lấy tôi trong cả giấc ngủ, như một sự trả
thù ghê gớm nhất: ít ăn, mất ngủ, kẻ thất bại tôi sụt cân và biến thành bộ xương
biết đi từ lúc nào không hay.
Sa
u thời
gian dài
đấu tranh
tư tưởng
tôi quyết
kh
ông tham gia vào HĐQT, bán hết số cổ phần lên đến hàng trăm triệu đồng để đổi
lấy sự "bình yên" - không dính líu đến những món nợ của Công ty.
Thất bại của tôi đã quá rõ: Tôi còn chưa biết quản lý. Tôi không có một kế
hoạch kinh doanh rõ ràng, kinh doanh cái mình thích chỉ là do tôi có thể tự làm ra
cái đó. Tôi không biết phân chia kế hoạch theo từng thời điểm cụ thể, lượng sức
hợp năng lực. Tôi không tham khảo kinh nghiệm những người đi trước. Họ đã trả
giá, đã giải quyết chuyện kinh doanh như thế nào. Tôi cũng không có kinh nghiệm
khi có linh cảm dự báo tình hình, không nhìn nhận tổng hợp về tính rủi ro dài hạn.
Tôi quá tham lam.
Và còn nhiều thứ nữa
Sự "thất bại" đó là bài học quý giá mà không phải ai cũng nhận
ra và học được. Nếu bạn suy nghĩ tích cực bạn sẽ thấy nó giúp ích cho
bạn rất nhiều. Người ta sẽ học và nhớ rất lâu khi gặp thất bại, nhiều
hơn là khi gặp "thành công". Thành công sớm sẽ chẳng cho bạn được
bài học gì. Nhưng thất bại sẽ cho bạn những bài học quý giá.


×