ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II (1)
Câu 1: Hiện tượng thoái hóa là gì ? Nêu nguyên nhân và vai trò của hiện
tượng thoái hóa
Câu 2: khái niệm ưu thế lai ? Nguyên nhân và các phương pháp tạo ưu thế
lai ?
Câu 3: Nêu khái niệm môi trường sống ? Nhân tố sinh thái và giới hạn sinh
thái ?
Câu 4: Trình bày ảnh hưởng của ánh sáng , nhiệt độ , độ ẩm lên đời sống
sinh vật ?
Câu 5: Trình bày các mối quan hệ cùng loài và khác loài ?
Câu 6: Khái niệm quần thể sinh vật ? Đặc trưng cơ bản của quần thể , ảnh
hưởng của môi trường đến quần thể
Câu 7: Sự khác nhau giữa quần thể người với quần thể sinh vật khác ? Tăng
dân số và ý nghĩa của sự phát triển dân số hợp lí ở mỗi quốc gia ?
Câu 8: Quần xã sinh vật ? Các đặc trưng của quần xã , mối quan hệ giữa
ngoại cảnh với quần xã ?
Câu 9: Khái niệm hệ sinh thái ? phân biệt chuỗi thức ăn và lưới thức ăn ?
Câu 10:Tác động của con người đến môi trường ? Vai trò của con người
trong việc cải tạo và bảo vệ môi trường ?
Câu 11: Ô nhiễm môi trường là gì? Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường?
Câu 12: Trình bày các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường ?
Câu 13: Các dạng tài nguyên thiên nhiên ? Cách sử dụng hợp lí tài nguyên
thiên nhiên
Câu 14: Các biện pháp bảo vệ thiên nhiên hoang dã ? Ý nghĩa của khôi
phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã
Câu 15: Các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng , biển , nông nghiệp ?
Câu 16: Sự cần thiết ban hành luật bảo vệ môi trường? Nội dung cơ bản của
luật bảo vệ môi trường Trách nhiệm của mỗi người trong việc chấp hành
luật bảo vệ môi trường ?
Câu 17: Quần thể người có những đặc điểm sinh học nào? Những đặc điểm
nào chỉ có ở quần thể người mà các quần thể sinh vật khác không có. Do đâu
có sự khác nhau đó?
Câu 18: Giới hạn sinh thái là gì? Vẽ sơ đồ mô tả giới hạn sinh thái của loài
xương rồng sa mạc có giới hạn nhiệt độ từ O
o
C đến +56
o
C, trong đó điểm
cực thuận là +32
o
C.
Câu 19: Nêu những điểm khác biệt về mối quan hệ cùng loài và mối quan
hệ khác loài ?
Câu 20: Trình bày những hoạt động tích cực và tiêu cực của con người đối
với môi trường ?
____________
Can 19: Cùng loài: Hỗ trợ: Tìm thức ăn – Chống kẻ thù
Cạnh tranh: Thức ăn, nơi ở - Đực cái
Khác loài: Hỗ trợ: Cộng sinh - Hội sinh
Đối địch: Cạnh tranh – Kí sinh, nửa kí sinh
- Sinh vật này ăn sinh vật khác
Câu 20: Hoạt động tiêu cực:
-Đốt cháy nhiên liệu (củi, than, xăng, dầu, khí đốt )
-Hoạt động sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải.
-Khai thác quặng mỏ.
-Rác thải, nước thải (sinh hoạt, công nghiệp)
-Sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật.
-Chặt phá rừng (lấy đất sản xuất, xây dựng khu dân cư, khu công nghiệp )
2.Hoạt động tích cực:
-Cải tạo đất (trồng rừng, đào kênh, ngăn mặn, bón phân hữu cơ )
-Xử lí rác thải, nước thải, khí thải.
-Sử dụng năng lượng sạch (nước, gió, mặt trời, )
-Cải tiến công nghệ ít gây ô nhiễm
`_______________________________________________________
1. Ưu thế lai là gì? Vì sao ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở F1, sau đó
giảm dần?
2. Nêu sự phân chia các nhóm sinh vật trên trái đất dựa trên khả
năng thích nghi của chúng với điều kiện chiếu sáng của môi trường.
Có ví dụ minh họa.
3. Cho biết sự khác nhau giữa tháp dân số già và tháp dân số trẻ?
Ý nghĩa của tháp dân số?
4. Trong địa điểm thực hành quan sát có các quần thể sau: Thực vật;
Thỏ; Chuột; Sâu hại thực vật; Cáo; Cú; Ếch nhái; Rắn; Vi sinh vật.
a. Hãy lập thành lưới thức ăn.
b. Loại trừ quần thể nào ra khỏi lưới thức ăn thì gây biến
động lớn nhất?
_________________
1.b. Giải thích:
- Khi lai hai dòng thuần có kiểu gen khác nhau, ở F1 hầu hết các cặp
gen đều tồn tại ở trạng thái dị hợp nên biểu hiện nhiều tính trạng tốt
- Qua các thế hệ tự thụ, tỉ lệ dị hợp giảm, đồng hợp tăng nên ưu thế
lai cũng giảm theo
3. Tháp dân số thể hiện đặc điểm dân số của mỗi nước.
Tháp dân số già: Tháp dân số trẻ:
- Đáy hẹp do số lượng trẻ
em sinh ra hàng năm ít
- Cạnh tháp gần như
thẳng đứng thể hiện tỉ lệ
tử vong ở người trẻ tuổi
thấp
- Đỉnh không nhọn biểu
hiện tuổi thọ trung bình
cao
- Đáy rộng do số lượng trẻ em
sinh ra hàng năm nhiều
- Cạnh tháp xiên thể hiện tỉ lệ tử
vong cao
- Đỉnh nhọn biểu hiện tuổi thọ
trung bình thấp
4.b. Loại trừ quần thể thực vật ra khỏi lưới thức ăn thì gây biến động
lớn nhất cỏ là sinh vật sản xuất. Nếu loại cỏ ra khỏi quần xã thì các
sinh vật tiêu thụ bậc I, bậc II … không có nguồn dinh dưỡng, một số
chết, một số phát tán đi nơi khác.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II (2)
1. Thế nào là môi trường sống của sinh vật ? Có các nhóm nhân tố
sinh thái nào và vì sao nhân tố con người lại được tách thành các
nhân tố sinh thái riêng?
2. Nêu ảnh hưởng của ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm lên đời sống sinh
vật? Dựa vào khả năng thích nghi với các yếu tố trên của môi
trường, sinh vật được chia thành những nhóm nào?
3. Nêu các mối quan hệ cùng loài và khác loài giữa các sinh vật?
4. Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa ở thực vật là
mối quan hệ gì? Trong điều kiện nào thì hiện tượng tự tỉa diễn ra
mạnh mẽ? Trong thực tiễn sản xuất, cần phải làm gì để tránh sự cạnh
tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật, làm giảm năng suất vật nuôi,
cây trồng?
5. Thế nào là một quần thể sinh vật? Vì sao quần thể người lại có
một số đặc trưng mà quần thể sinh vật khác không có?
6. Thế nào là một quần xã sinh vật ? Khống chế sinh học là gì? Ý
nghĩa của hiện tượng này?
7. Thế nào là một hệ sinh thái? Một hệ sinh thái hoàn chỉnh gồm
các thành phần nào? Nêu ví dụ.
8. Chuỗi thức ăn và lưới thức ăn là gì? Vẽ sơ đồ lưới thức ăn của
một hệ sinh thái.
9. Ô nhiễm môi trường là gì? Những hoạt động nào của con người
gây ô nhiễm môi trường?
10. Nêu các biện pháp hạn chế ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn
nước, do thuốc bảo vệ thực vật, do chất thải rắn.
11. Phân biệt các dạng tài nguyên thiên nghiên chủ yếu? Vì sao
phải sử dụng tiết kiệm và hợp lí nguồn tài nguyên thiên nghiên? Nêu
vai trò và cách sử dụng tiết kiệm và hợp lí các nguồn tài nguyên đất,
nước và rừng?
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II (3)
Câu 1: Nhiệt độ của môi trường ảnh hưởng tới đặc điểm hình
thái và sinh lí của sinh vật như thế nào?
Câu 2: Việc phát triển dân số hợp lí của mỗi quốc gia có ý nghĩa
như thé nào?
Câu 3:a. Thế nào là hiện tượng khống chế sinh học? Em hãy giải
thích hiện tượng khống chế sinh học qua mối quan hệ giữa chim ăn
sâu và số lượng sâu.
b. Phân tích mối liên quan giữa khống chế sinh học và cân
bằng sinh học.
Câu 4: Thế nào là ô nhiễm môi trường? Để hạn chế ô nhiễm
không khí cần có những biện pháp nào?
___________
Câu 1:*Mổi loài sinh vật chỉ sống được trong một giới hạn nhiệt độ
nhất định:
- Nhiệt độ ảnh hưởng đến đặc điểm hình thái như ở thực vật: mặt
lá có tầng cu tin dày, chồi cây có vảy mỏng bao bọc, thân và rễ cây
có các lớp bần dày động vật có lông dày, dài, kích thước cơ thể
lớn
- Nhiệt độ ảnh hưởng tới hoạt động sinh lí của sinh vật như Cây
có hiện tượng rụng lá, cây Quang hợp tốt ở nhiệt độ 20 - 30
o
C, ở 0
o
C cây nhiệt đới ngừng quang hợp, nhiều cây ngừng quang hợp ở 0
o
C
và trên 40
o
C. Nhiệt độ ảnh hưởng đến tập tính của động vật như tập
tính tránh nóng ngủ hè, ngủ đông, tập tính di cư…
Câu 2:
Câu 3:
Câu 4: * Ô nhiểm môi trường là hiện môi trường tự nhiên bị nhiễm bẩn,
đồng thời các tính chất vật lí, hoá học, sinh học của môi trường bị thay đổi
gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác.
* Để hạn chế ô nhiễm không khí cần có những biện pháp sau:
- Lắp đặt các thiết bị lọc khí cho các nhà máy.
- Sử dụng nhiều nguồn năng lượng mới không sinh ra khí thải( năng lượng
gió, mặt trời ).
- Xây dựng nhà máy xử lí rác, chôn lấp và đốt cháy rác một cách khoa học.
- Xây dựng công viên cây xanh, trồng cây.
- Xây dựng nơi quản lí thật chặt chẽ các chất gây nguy hiểm cao.
- Kết hợp ủ phân động vật trước khi sử dụng để sản xuất khí sinh học.
- Xây dựng các nhà máy, xí nghiệp ở xa khu dân cư.
- Giáo dục để nâng cao ý thức cho mọi người về ô nhiễm và cách phòng
chống.
- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học để dự báo và tìm biện pháp phòng tránh
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II (4)
Câu 1: Tự thụ phấn bắt buộc ở TV và giao phối gần ở ĐV vẫn
được sử dụng trong chọn giống nhằm mục đích gì?
Câu 2: Trình bày nội dung của luật bảo vệ môi trường? mục đích,
ý nghĩa của luật bảo vệ môi trường?
Câu 3: Theo em nguồn năng lượng chủ yếu của con người trong
tương lai là gì? Vì sao?
Câu 4: Tại sao phải bảo vệ hệ sinh thái rừng?
Câu 5: Thế nào là quần thể sinh vật? Vì sao quần thể người lại có
một số đặc trưng mà quần thể sinh vật khác không có?
___________
Câu 1: Mục đích của tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần:
- Tạo dòng thuần.
- Đánh giá kiểu gen của từng dòng và phát hiện gen xấu để loại bỏ
khỏi quần thể.
- Củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn.
Câu 2: Nội dung của luật bảo vệ môi trường:
Luật bảo vệ môi trường bao gồm lời nói đầu, 7 chương , 55 điều.
Nội dung chính của chương III và IV là:
- Chương III: bao gồm các quy định về phòng chống suy thoái môi
trường và ô nhiễm sự cố môi trường đến sử dụng các thành phần môi
trường như đất, nước, không khí, các nguồn lợi sinh vật … Chương
nay cũng quy định cấm nhập khẩu chất thải vào Việt Nam.
- Chương IV: Khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường
và sự cố môi trường. Các cơ sở sản xuất kinh doanh có trách nhiệm
xử lý chất thải cộng nghiệp hợp lý.
Mục đích và ý nghĩa:
- Cấu trúc và nội dung của luật bảo vệ môi trường quy định việc bảo
vệ môi trường nhằm bảo vệ sức khoẻ của nhân dân, phục vụ sự
nghiệp phát triển lâu bền của đất nước, góp phần bảo vệ môi trường
sống trong khu vực và toàn cầu.
- Luật bảo vệ môi trường ban hành nhằm ngăn chặn, khắc phục các
hậu quả xấu do hoạt động của con người và tự nhiên tạo gây ra.
- Luật bảo vệ môi trường quy định các tổ chức, cá nhân phải có trách
nhiệm giữ gìn cho môi trường sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm
bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do
con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng
hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
Câu 3:
- Nguồn năng lượng chủ yếu của con người trong tương lai là nguồn
năng lượng sạch ( dạng tài nguyên năng lượng vĩnh cửu) như: năng
lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng thủy triều, . . .
- Bởi vì chúng hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường đồng
thời thay thế dần các dạng năng lượng đang bị cạn kiệt dần.
Câu 4: Bảo vệ rừng là :+ Góp phần bảo vệ các loài sinh vật.
+ Giữ cân bằng sinh thái.
+ Bảo vệ đất, chống xói mòn.
+ Bảo vệ nguồn nước.
Câu 5 :
* Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, cùng sinh
sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất
định, có khả năng giao phối với nhau để sinh sản.Ví dụ: Rừng cọ,
đàn chim én
* Quần thể người có những đặc điểm sinh học giống quần thể sinh
vật khác nhưng quần thể người còn có những đặc trưng khác với
quần thể sinh vật khác như kinh tế - xã hội( hôn nhân, pháp luật,
giáo dục, văn hoá ). Vì con người có lao động và có tư duy nên có
khả năng tự điều chỉnh các đặc điểm sinh thái trong quần thể, đồng
thời cải tạo thiên nhiên.