Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Người quản lý hay nhà đầu tư? docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.33 KB, 5 trang )

Người quản lý
hay nhà đầu tư?
Những nhà đầu tư sẽ có các lập luận khác và có những thang đánh
giá thành công hoàn toàn khác với các nhà quản lý.
Việt Nam là nơi mà cơ hội kinh doanh mở ra mới mỗi ngày theo sự
phát triển của nền kinh tế đang lột xác từ tập trung quản lý để đi
theo định hướng thị trường. Những khả năng mở ra gần như vô tận
cho những người nhạy bén chứ không chỉ cho những người có tiền.

Những người ngồi trong cuộc hội thảo chiến lược này là đại diện
tiêu biểu của xu hướng thành công trong thị trường Việt Nam những
năm gần đây, chính bản thân họ, từ hai bàn tay trắng đã xây dựng
được những thành quả không thể tốt hơn. Và họ đã tự nâng mình
theo năm tháng, từ những người nhìn ra được MỘT nhu cầu của
người tiêu dùng và dùng hết sức để đáp ứng nhu cầu đó, khi thành
công thì hết sức mở rộng và trở thành một người quản lý và bây giờ
thì trở thành một nhà đầu tư.
Chặng đường thành công của các chủ doanh nghiệp Việt Nam
Bức tranh phát triển có thể mô tả như sau:
Giai đoạn khởi thuỷ, hầu hết là các nhà kỹ thuật hoặc những người
làm kinh doanh trực tiếp hàng ngày nhìn thấy nhu cầu và nhận ra
mình có thể đáp ứng được nhu cầu đó. Họ nắm rất rõ những chi tiết
của bộ máy cũng như các điều kiện quyết định thành công. Nhưng
người chủ trở nên quá yêu mến những điều kiện tạo nên thành công
(con người, kỹ thuật, công nghệ…) và khi các điều kiện mới phát
sinh thì sẽ khó đổi mới.
Giai đoạn phát triển: khi sản phẩm làm ra đáp ứng được nhu cầu của
người tiêu dùng thì công việc làm ăn càng ngày càng phát triển, tuy
nhiên người chủ vẫn tự mình điều hành toàn bộ công việc cho đến
khi thực sự quá tải. Sức sáng tạo và niềm vui trong thành công mang
lại cho người chủ doanh nghiệp một sức làm việc không ngừng nghỉ


và luôn nghĩ về phát triển.
Giai đoạn tích luỹ: khi công ty bắt đầu có tích luỹ, khi mức độ tích
luỹ vốn thông qua thị trường chứng khoán tăng mạnh hơn rất nhiều
lần sẽ phát sinh một nhu cầu là phải sử dụng nguồn vốn đó một cách
hiệu quả.
Phân biệt vai trò của nhà quản lý và nhà đầu tư
Việc mở rộng phạm vi kinh doanh sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp có
thể phát triển bền vững theo mục tiêu lợi nhuận phát sinh trên đồng
vốn của các nhà đầu tư. Nhưng sự quá đa dạng của định hướng đầu
tư làm cho các quyết định kinh doanh của công ty gốc sẽ không còn
có thể được chăm chút như xưa.
Mâu thuẫn là việc kiếm tiền từ đầu tư sang các lĩnh vực khác và
kiếm tiền từ chính công việc kinh doanh mà mình từ đó trưởng
thành. Các ý kiến của những chuyên gia từ khắp nơi gửi về đều thể
hiện rõ một mong muốn nhắc nhở các CEO là đừng nhầm lẫn giữa
hai cách kiếm tiền này.
Cách nền tảng vẫn chính là lợi nhuận phải được tích luỹ từ từng sản
phẩm bán ra, và khi đó thì năng lực lõi phải được thể hiện và thường
xuyên mài sắc khả năng cạnh tranh trên thị trường thông qua việc
xây dựng (các) năng lực lõi luôn đảm bảo có lợi thế cạnh tranh cao
nhất.
Việc đầu tư sang các lĩnh vực khác sẽ đòi hỏi phải có những nhân sự
có khả năng tạo lợi thế cạnh tranh của các hàng hoá/dịch vụ trong
lĩnh vực đó chứ không thể mang những kiến thức và phương pháp
cạnh tranh từ những thói quen tiêu dùng của khách hàng cũ sang áp
dụng tại thị trường mới .
Điều quan trọng hiện nay là các CEO phải nên tự phân biệt vai trò
của mình là CEO – nhà quản lý hay là Investor – nhà đầu tư để có
thể phân định được thời gian cũng như phương pháp làm việc cho
chính mình để chính mình đừng trở thành vật cản của các công ty do

mình đầu tư.
Theo Doanhnhan360

×