Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

CÁC CHẤT Ô NHIỄM KHÁC TRONG NƯỚC THẢI pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.95 KB, 6 trang )

CÁC CHẤT Ô NHIỄM KHÁC TRONG NƯỚC THẢI
pH của nước thải
pH của nước thải có một ý nghĩa quan trọng trong
quá trình xử lý. Các công trình xử lý nước thải áp
dụng các quá trình sinh học làm việc tốt khi pH nằm
trong giới hạn từ 7  7,6. Như chúng ta đã biết môi
trường thuận lợi nhất để vi khuẩn phát triển là môi
trường có pH từ 7  8. Các nhóm vi khuẩn khác
nhau có giới hạn pH hoạt động khác nhau. Ví dụ vi
khuẩn nitrit phát triển thuận lợi nhất với pH từ
4,8  8,8, còn vi khuẩn nitrat với pH từ 6,5  9,3. Vi
khuẩn lưu huỳnh có thể tồn tại trong môi trường có
pH từ 1  4. Ngoài ra pH còn ảnh hưởng đến quá
trình tạo bông cặn của các bể lắng bằng cách tạo
bông cặn bằng phèn nhôm.
Nước thải sinh hoạt có pH = 7,2  7,6. Nước thải
công nghiệp có pH rất khác nhau phụ thuộc từng
loại công nghiệp.
Các xí nghiệp sản xuất có thể thải ra nước thải có
tính acid hoặc kiềm rất cao chẳng những làm cho
nguồn nước không còn hữu dụng đối với các hoạt
động giải trí như bơi lội, chèo thuyền mà còn làm
ảnh hưởng đến hệ thủy sinh vật. Nồng độ acid
sulfuric cao làm ảnh hưởng đến mắt của những
người bơi lội ở nguồn nước này, ăn mòn thân tàu
thuyền, hư hại lưới đánh cá nhanh hơn. Nguồn
nước lân cận một số xí nghiệp có thể có pH thấp
đến 2 hoặc cao đến 11; trong khi cá chỉ có thể tồn
tại trong môi trường có 4,5 < pH < 9,5. Hàm lượng
NaOH cao thường phát hiện trong nước thải ở các
xí nghiệp sản xuất bột giặt, thuộc da, nhuộm vải


sợi NaOH ở nồng độ 25 ppm đã có thể làm chết

Các loại muối
Nhiều loại xí nghiệp có nước thải chứa hàm lượng
muối khá cao; ngoài ra ở các nước ôn đới người ta
còn dùng muối để rãi lên mặt đường vào mùa đông
và muối bị rửa trôi vào hệ thống cống rãnh. Hàm
lượng muối cao sẽ làm cho nguồn nước không còn
hữu dụng cho mục đích cấp nước hay tưới tiêu,
làm hoa màu bị thiệt hại và đất bị ô nhiễm.
Các loại muối khóang Ca, Mg còn làm cho nguồn
nước bị "cứng", đóng cặn trong các đường ống gây
thất thoát áp lực trên đường ống. Nước cứng làm
ảnh hưởng đến việc nhuộm vải sợi, sản xuất bia và
chất lượng của các sản phẩm đóng hộp. Nước
cứng còn gây đóng vẩy trong các đường ống của lò
hơi làm giảm khả năng truyền nhiệt. Magnesium
sulfate gây xổ nhẹ ở người, ion chloride làm tăng
độ dẫn điện của giấy cách điện, ion sắt gây các vết
bẩn trên vải sợi và giấy, carbonat tạo vẩy cứng
đóng trên đậu Hà Lan trong quá trình chế biến và
đóng hộp chúng.
Các loại muối có chứa Nitrogen và phosphorus làm
cho tảo phát triển nhanh gây hiện tượng tảo nở
hoa, làm ảnh hưởng đến hệ thủy sinh vật và mất
mỹ quan.

Các kim loại độc và các chất hữu cơ độc
Nước chảy tràn ở khu vực sản xuất nông nghiệp có
chứa dư lượng thuốc trừ sâu và thuốc trừ cỏ, trong

khi nước chảy tràn ở các khu đô thị chứa chì và
kẽm (chì từ khói xe ô tô, kẽm từ việc bào mòn các
lớp xe). Nhiều ngành công nghiệp thải ra các loại
kim loại và chất hữu cơ độc khác. Các chất này có
khả năng tích tụ và khuếch đại trong chuỗi thức ăn,
do đó cần phải được quản lý tốt.
Hàm lượng chloride 4000 ppm gây độc cho cá
nước ngọt, Cr
6+
gây độc cho cá ở nồng độ 5 ppm.
Đồng ở hàm lượng 0,1  0,5% đã gây độc cho vi
khuẩn và một số sinh vật khác. P
2
O
5
ở nồng độ 0,5
ppm gây trở ngại cho quá trình tạo bông cặn và
lắng trong các nhà máy nước. Phenol ở nồng độ 1
ppb đã gây nên vấn đề cho các nguồn nước.

Nhiệt
Các nước thải từ nhà máy nhiệt điện và lò hơi của
một số ngành công nghiệp có nhiệt độ rất cao. Khi
thải ra môi trường, nó làm tăng nhiệt độ của các
thủy vực ảnh hưởng đến một số thủy sinh vật và
làm suy giảm oxy hòa tan trong nguồn nước (do
khả năng bão hòa oxy trong nước nóng thấp hơn
và vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ sẽ hoạt động
mạnh hơn).
Màu (color)

Các nước thải từ nhà máy dệt, giấy, thuộc da, lò
mổ có độ màu rất cao. Nó có thể làm cản trở khả
năng khuếch tán của ánh sáng vào nguồn nước
gây ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của hệ
thủy sinh thực vật. Nó còn làm mất vẽ mỹ quan của
nguồn nước nên rất dễ bị sự phản ứng của cộng
đồng lân cận.
Các chất tạo bọt (foam-producing matter)

 Các nước thải từ nhà máy dệt, giấy, các nhà
máy hóa chất có chưá các chất tạo bọt, đây là
một dạng ô nhiễm dễ phát hiện và gây phản
ứng mạnh của cộng đồng lân cận.
Các chất gây trở ngại cho quá trình xử lý
 Lông vũ làm tắt nghẽn đường ống, dầu
bơm.
 Các mảnh mỡ nhỏ làm nghẹt các đầu
bơm.
 Cỏ rác làm nghẹt các đầu bơm.
 Các chất khí độc gây nguy hại trực tiếp
đến công nhân vận hành.
 Các chất có khả năng gây cháy nổ.

×