Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đề đáp án văn 6 Kỳ II (09-10)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.12 KB, 5 trang )

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2009-2010
Môn: Ngữ văn - Lớp 6
Thời gian làm bài: 90 phút
(Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (2 điểm)
Thế nào là nhân hóa? Kể tên các kiểu nhân hoá thường gặp. Câu ca dao sau
được nhân hóa theo kiểu nào?
“Trâu ơi, ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.”
Câu 2: (2 điểm)
Văn bản “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới đã miêu tả cây tre với vẻ đẹp và
những phẩm chất gì? Vì sao có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc
Việt Nam?
Câu 3: (6 điểm)
Tả lại giờ chào cờ đầu tuần ở trường em đang học.
Hết
ĐÁP ÁN - BI ỂU ĐIỂM
(MÔN NGỮ VĂN 6 - KÌ II, NĂM HỌC 2009-2010)
Câu 1: (2 điểm)
- Nhân hóa: là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật…bằng những từ vốn được
dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật… trở nên gần
gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người. (1 điểm)
- Có ba kiểu nhân hoá thường gặp: (0,5 điểm)
+ Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.
+ Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính
chất của vật.
+ Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.
- Kiểu nhân hóa trong câu ca dao: Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với
người. (0,5 điểm)
Câu 2: (2 điểm)


- Vẻ đẹp và phẩm chất của tre.
+ Mọc thẳng hàng, dáng vươn mộc mạc, màu tươi nhũn nhặn. (0,5 điểm)
+ Vào đâu cũng sống, ở đâu cũng xanh tốt, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. (0,5
điểm)
- Cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam:
+ Gần gũi, thân thuộc, gắn bó với người dân Việt Nam. (0,5 điểm)
+ Tre mang những phẩm chất cao quý của dân tộc Việt Nam. (0,5 điểm)
Câu 3: (6 điểm)
Bài viết phải đạt các yêu cầu sau:
1. Nội dung: (5 điểm)
a) Mở bài: (0,5 điểm)
- Thứ hai em và các bạn đi sớm để làm lễ chào cờ.
b) Thân bài: (4 điểm)
- Trước lúc chào cờ:
+ Các bạn tụ thành nhóm và chơi.
+ Lớp trực ban kê bàn ghế để chuẩn bị.
+ Quốc kỳ và chân dung Bác.
- Lúc chào cờ:
+ Tập hợp (xếp hàng, báo cáo sĩ số )
+ Các nghi thức (đội trống đánh trống chào cờ, các lớp và các thầy cô giáo
đứng nghiêm, hát quốc ca, đội ca )
+ Giáo viên trực ban lên nhận xét ưu nhược điểm các hoạt động của các lớp
trong tuần
+ Phát biểu của cô (thầy) tổng phụ trách (nhận xét các hoạt động của Đội, kế
hoạch hoạt động trong tuần), của cô (thầy) hiệu trưởng (đánh giá chung, nhắc nhở ,
phổ biến kế hoạch trong tuần).
c) Kết bài: (0,5 điểm)
- Vào lớp học nhưng dư âm buổi lễ chào cờ vẫn chưa hết.
- Quyết thi đua lập thành tích.
2. Hình thức: (1 điểm)

- Bài viết đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
- Lời văn trong sáng, mạch lạc, trôi chảy.
- Bài văn sạch sẽ, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả.
* Chú ý: Tuỳ nội dung và cách diễn đạt của học sinh, giáo viên linh hoạt ghi điểm
phù hợp, lưu ý khích lệ những bài thể hiện khả năng quan sát và tưởng tượng tốt,
trình bày hay, có cảm xúc.
Hết

THI HỌC KỲ II
******
Lớp: 6./…… Môn: NGỮ VĂN 6
Tên:……………………………. Thời gian: 90 phút
Điểm Lời phê
ĐỀ:
I. Lý thuyết:
1. Ẩn dụ là gì? ( 1 đ )
2. Tìm ẩn dụ trong câu sau và cho biết nó thuộc kiểu ẩn dụ nào? ( 1 đ )
“ Cha lại dắt con đi trên cát mịn
Ánh nắng chảy đầy vai.”
( Hoàng Trung Thông)
II. Tự luận: ( 8 đ )
1. Hãy tả lại một loại cây trong vườn mà em thích nhất.

S 1ĐỀ Ố
ĐÁP ÁN: (ĐỀ SỐ 1)
I. Lý thuyết:
1. Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét
tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. (1đ)
2 .Ẩn dụ trong câu thơ là : Anh nắng chảy đầy vai. (0,5 đ)
Nó thuộc kiểu ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. (0,5 đ)

II.Tự luận:(8đ)
* Mở bài : Giới thiệu chung về loài cây mà em yêu thích .(1đ)
* Thân bài : Tả chi tiết .(5đ)
-Thân cây : chiều cao ,màu sắc ,….
- Lá cây, hoa , quả ,…
- Cảnh vật xung quanh .
-Cảm xúc của em .
* Kết bài : Nêu cảm nghĩ của em về loài cây đó (1đ)
* Yêu cầu : trình bày sạch đẹp, khong sai lỗi chính tả , bố cục rõ ràng , đúng phương
pháp , có sử dụng biện pháp nghệ thuật (1đ)


×