Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

KỸ THUẬT GIEO CẤY VÀ CHĂM SÓC GIỐNG LÚA ĐS pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.97 KB, 5 trang )


KỸ THUẬT GIEO CẤY VÀ CHĂM
SÓC GIỐNG LÚA ĐS 1




Kỹ thuật gieo cấy và chăm sóc
Là một giống lúa thuần nên các biện pháp gieo cấy, chăm sóc như các
giống lúa thuần khác, tuy nhiên với giống lúa ĐS-ĐL cũng có những điểm
cần lưu ý khi gieo cấy và chăm sóc.
* Thời vụ gieo cấy:
Vụ xuân chính vụ: Gieo 10-25/12; Cấy 5-10/2 khi mạ 4-5 lá
Vụ mùa: có thể gieo từ 5/7 đến 15/8 tuy nhiên tốt nhất nên gieo muộn
từ 30/7 đến 15/8, cấy mạ 10-12 ngày tuổi
Ngoài việc gieo mạ được có thể gieo mạ sân hoặc mạ khay (mạ ném).
Chú ý gieo thưa để cho mạ cứng cây, to gan, đanh dảnh, khi cấy nếu gặp
thời tiết bất thuận sẽ ít bị chết cây và đảm bảo mật độ.
* Chuẩn bị ruộng cấy:
Trước khi cấy ruộng phải được làm đất kỹ, sạch cỏ dại và các nguồn
bệnh tàng trữ trong đất, làm sạch hạt hoặc gốc rạ của lúa vụ trước. Bón đầy
đủ phân lót theo yêu cầu và san phẳng mặt ruộng để sau khi cấy thuận lợi
cho tưới và tiêu nước.
* Mật độ cấy: 50-55 khóm/m
2
tùy thuộc vào độ phì của đất (đất tốt
cấy thưa và ngược lại) cấy 2-3 dảnh, cấy nông tay. Nếu sản xuất giống thì
bắt buộc phải cấy một dảnh.
* Phân bón cho 1 ha: Phân chuồng 10 tấn; N:80-100 kg; K
2
0: 100


kg; P
2
0
5
: 90kg. Tốt nhất nên dùng phân hỗn hợp như NPK hoặc phân vi sinh
như vậy hạn chế nhiễm sâu bệnh và đảm bảo chất lượng gạo cao.
* Cách bón:
- Bón lót toàn bộ phân chuồng và phân lân cộng với 20% N và 20%
K
2
0
- Bón thúc lần 1 (khi lúa hồi xanh hoặc bắt đầu đẻ nhánh kết hợp với
làm cỏ) 40% N và 20% K
2
0
- Bón thúc lần 2 (sau lần 1 từ 7-10 ngày): 40% N và 20% K
2
0 kết hợp
với làm cỏ sục bùn.
- Bón đón đòng (khi lúa kết thúc đẻ nhánh hoặc bắt đầu phân hóa
đòng): 40% K
2
0
* Chế độ nước: đảm bảo đủ nước trong quá trình gieo cấy: Giữ mức
nước khi cấy là 3-5cm, sau cấy 3-5 ngày giữ liên tục trong thời kỳ đẻ nhánh
là 2-3cm và không được để thiếu nước trong giai đoạn này. Cần phải rút
nước phơi ruộng 5-7 ngày khi lúa kết thúc đẻ nhánh sau đó giữ mức 5-7cm
cho lúa làm đòng và trỗ bông. Rút hết nước khi lúa đã vào chắc (lúa đỏ đuôi).
Cần theo dõi phát hiện sâu bệnh và phòng trừ kịp thời như các giống lúa
khác.

* Khử lẫn: ĐS-1 là giống lúa chất lượng cao, hạt tròn, gạo trong,
không bạc bụng, tỷ lệ gạo cao trên 82% phù hợp với thị hiếu của người Nhật,
Đài Loan, Hàn Quốc, Bắc Trung Quốc do vậy cần phải lưu ý khử lẫn để
nâng cao giá trị hàng hóa của giống.
THU HOẠCH:
Là giống thuộc loài phụ japonica nên thời gian trỗ đến chín dài hơn
các loại giống thuộc lòai phụ indica. Phải thu hoạch khi lúa đã chín hòan
toàn. Thời điểm thu hoạch nên hơn các giống lúa indica từ 5-7 ngày. Như
vậy sẽ đảm bảo độ mềm của cơm và độ trong của hạt. Sau khi tuốt thóc phải
được phơi dưới nắng nhẹ và nên phơi từ 2-3 lần để đạt độ ẩm <=14%.
Không được phơi lâu dưới nắng gắt và làm khô trong thời gian ngắn.
NGÂM Ủ GIỐNG:
ĐS-ĐL có đặc tính ngủ nghỉ sau thu hoạch. Nếu dùng hạt giống mới
thu hoạch làm giống phải phá ngủ bằng axits Nitơric 2% ngâm trong 24 giờ
sau đó đãi sạch axít rồi ngâm trong nước 48 giờ. Sau khi vớt thóc phải đãi
sạch nước chua, để ráo nước mới được ủ giống.

×