Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

KỸ THUẬT THÂM CANH CÂY NGÔ ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.41 KB, 7 trang )

KỸ THUẬT THÂM CANH CÂY NGÔ





1. Chọn giống:
Gồm ba nhóm giống ngô sau:
- Nhóm chín sớm: Thời gian sinh trưởng dưới 105 ngày.
- Nhóm chín trung bình: Thời gian sinh trưởng từ 105 đến 120 ngày.
- Nhóm chín muộn: Thời gian sinh trưởng trên 120 ngày.
2. Thời vụ gieo trồng:
- Vụ xuân hè: gieo tháng 4 – 5, thu hoạch trong tháng 7 - 8.
- Vụ hè thu: gieo tháng 7 - 8 thu hoạch tháng 10 - 11.
3. Đất trồng:
Cây ngô có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Đất trồng ngô cần
cày sâu, bừa kỹ, sạch cỏ dại. Làm đất kịp thời, đảm bảo tơi ải, thoáng cho
lớp đất mặt, giữ nước và thoát nước tốt.
- Trồng theo đường đồng mức trên nương đất dốc.
- Trồng tăng vụ: gieo hạt ngô gối vào nương ngô, đậu từ 15 - 20 ngày
trước khi thu hoạch vụ trước. Cần tỉa bỏ lá già, lá vàng dưới gốc để tạo ánh
sáng cho ngô mới mọc.
4. Khoảng cách, mật độ gieo:
- Đất xấu, thời gian chiếu sáng ít và nhiệt độ thấp cần gieo thưa. Các
giống ngắn ngày, giống thấp cây trồng dày hơn giống dài ngày và các giống cao
cây. Các giống lai cần gieo trồng đúng mật độ mới phát huy được ưu thế lai.
- Gieo theo hàng, hàng cách hàng 70 cm, cây cách cây 25-30 cm.
- Lượng hạt giống cho 1 ha: đối với các giống ngô lai 13 - 15 kg.
- Gieo 1 hạt/hốc, cách 7-10 hốc thì gieo 1 hốc 2 hạt để lấy cây trồng
dặm sau này.
5. Phân bón:


- Lượng phân bón cho 1 ha như sau:
+ Phân chuồng: 5 - 10 tấn (hoặc 1 - 5 tấn hữu cơ vi sinh)
+ Đạm urê: 200 - 250 kg
+ Lân Supe: 250 - 300 kg
+ Kali clorua: 120 - 150 kg
Hoặc sử dụng phân bón NPK hiệu Đầu Trâu chuyên dùng cho ngô:
bón lót 300 kg/ha phân Ngô 1, bón thúc 250-300 kg/ha phân Ngô 2 sau khi
gieo hạt 35 ngày.
- Phương pháp bón:
+ Bón lót toàn bộ lượng phân chuồng, phân lân
+ Bón thúc: Chia 3 lần
Lần 1:ngô 3 - 4 lá, bón 1/3 đạm + 1/2 kali, rạch rãnh 2 bên cách gốc 5
- 7 cm, rải đều phân, dùng đất bột lấp lại kết hợp vun nhẹ quanh gốc ngô.
Lần 2: ngô 9 - 10 lá, bón 1/3 đạm + 1/2 kali, trộn đều phân bón vào
rãnh rạch sâu 5 - 7 cm hai bên hàng ngô cách gốc 10 - 15 cm, lấp đất vun
vào gốc.
Lần 3: 10 - 15 ngày trước trỗ, bón lượng phân còn lại.
6. Chăm sóc:
6.1. Làm cỏ, bón phân:
- Tỉa cây khi 3 - 4 lá, ổn định mật độ cây khi ngô 6 - 7 lá kết hợp bón
thúc lần 1, xới nhẹ, xới đá chân để đất tơi xốp giữ ẩm.
- Vun gốc kết hợp làm cỏ, bón thúc lần 2 khi ngô 9-10 lá.
- Vun cao gốc, kết hợp bón phân lần 3 trước trỗ 10 - 15 ngày.
- Tưới nước: độ ẩm đất thích hợp đối với ngô là 70 - 80%. Khi đất khô
nếu không mưa phải tưới nước cho ngô, đặc biệt là trước và sau khi trỗ cờ
10-15 ngày.
6.2. Phòng trừ sâu bệnh:
* Sâu xám: vệ sinh đồng ruộng, nương rẫy, gieo trồng đúng thời vụ,
gieo tập trung, khi sâu mới xuất hiện có thể bắt bằng tay hoặc bẫy bả diệt
ngài sâu xám, dùng Basudin 10G với lượng 15 - 20 kg/ ha rắc đều trên mặt

đất rồi bừa nhẹ cho thuốc trộn vào lớp đất mặt (sâu 3 - 5 cm), sau đó mới
cày rạch hoặc bổ hốc tra hạt ngô.
* Sâu đục thân, đục bắp: gieo đúng thời vụ, xử lý đất hoặc đốt thân lá
ngô vụ trước, diệt sạch cỏ dại , phòng trừ bằng cách rắc Furadan hoặc Basudin
bột vào ngọn.
* Rệp cờ: vệ sinh đồng ruộng sạch cỏ dại, trồng đúng mật độ, tỉa cây
sớm và chăm bón ngô kịp thời trong giai đoạn ngô non. Trồng xen ngô với
đậu tương tăng cường hoạt động của thiên địch, đặc biệt là nhóm bắt mồi ăn
thịt như: bọ rùa, ruồi ăn rệp Trường hợp cần thiết phun thuốc Bi 58 pha tỷ
lệ 0,1 - 0,2 % vào thời kỳ ngô trước trỗ cờ ở những nơi rệp thường xuyên
gây hại nặng.
* Bệnh khô vằn: biện pháp phòng trừ tốt nhất là luân canh, tăng cường
bón vôi và kali, tiêu huỷ tàn dư vụ trước, dùng giống chống bệnh, phun
boocđô để trừ bệnh.
* Bệnh đốm lá và bệnh phấn đen: Áp dụng các biện pháp phòng trừ
tổng hợp. Gieo trồng bằng các giống chống bệnh.
7. Thu hoạch
Thu hoạch khi lá bi đã chuyển sang khô hoàn toàn, nên thu hoạch khi
trời khô ráo.
Ngô thu xong cần phơi sấy đến độ ẩm dưới 13%, làm sạch trước khi
đưa vào bảo quản trong kho.
Lưu ý: Các giống ngô lai không để giống được cho vụ sau.

×