Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Trồng xen và tạo bồn cho cây cà phê docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.82 KB, 6 trang )

Trồng xen và tạo bồn cho cây cà phê
1. Trồng xen
Cây trồng xen vừa có ý nghĩa cho thu nhập phụ, hạn chế sự phát triển
của cỏ dại, vừa có tác dụng bảo vệ và cải tạo độ phì đất, nhất là khi cây trồng
xen là các cây họ đậu.
Thường để có thêm thu nhập phụ người ta trồng xen các loại đậu đỗ
như đậu tương, đậu lạc, đậu xanh, đậu đen, đậu hồng đáo, đậu đỏ. Ở các
vùng đất xấu, đậu khó phát triển có thể trồng các loại cây phân xanh che phủ
đất như muồng hoa vàng, muồng dùi đục v v Các cây trồng xen này còn
là nguyên liệu có giá trị dinh dưỡng cao để tủ gốc cho cà phê trong mùa khô.
Khoảng cách giữa các hàng cà phê chè thường hẹp, từ 1,5-2m, do vậy
chỉ trồng xen được 1-2 năm kiến thiết cơ bản thì cà phê bắt đầu giao tán. Các
hàng đậu phải cách mép tán cà phê 20 cm để tránh sự cạnh tranh ánh sáng,
dinh dưỡng với cà phê.


2. Tạo bồn
Trong các vườn cà phê áp dụng kỹ thuật tưới gốc thì tạo bồn là
1 kỹ thuật quan trọng nhằm giúp cây cà phê giữ nước khi tưới trong mùa
khô. Đối với các vườn cà phê trồng trên đất dốc thì tạo bồn còn lài biện pháp
hữu hiệu chống xói mòn, rửa trôi. Kỹ thuật trồng âm cây cà phê giúp cho
công tác tạo bồn được thuận lợi. Sau khi trồng mới cà phê ổn định, mở rộng
bồn ngay trong năm đầu tiên với chiều rộng bồn từ 80cm-100cm, sâu 25-
30cm. Công việc mở bồn được tiếp tục ở các năm sau vào đầu mùa mưa.
Bồn được đào mở rộng ra bên ngoài tán cà phê 30cm ở độ sâu 30cm. Rãnh
mới đào thêm chung quanh bồn cũ là vị trí để bón phân chuồng và cào cỏ rác
trên lô tủ xuống ép xanh. Làm bồn đúng kỹ thuật sẽ giúp cho đất xung quanh
tán cà phê tơi xốp, thục hoá, giàu chất mùn, tạo điều kiện cho bộ rễ cà phê
phát triển tốt và hấp thu dinh dưỡng tốt.






Đặc tính thực vật học cây cà phê
- Hệ thống rễ:
Hệ thống rễ cây gồm hệ rễ trụ, rễ ngang và hệ rễ tơ. Rễ trụ đâm sâu
khoảng 30-45cm kể từ mặt đất và từ chóp rễ trụ có 4-5 rễ chính đâm thẳng,
sâu xuống đất. Các rễ này có nhiệm vụ giúp cây đứng vững và hút nước ở
tầng sâu. Trong điều kiện đất tơi xốp hệ rễ trụ có thể đâm sâu tới 2 m.
Các rễ ngang mọc ra từ các rễ trụ, các rễ này ăn ngang trong đất ở
phạm vi cách thân từ 1,2-1,8m. Các rễ này có thể mọc ngang song song mặt
đất và cũng có thể mọc sâu xuống. Hệ rễ trụ và rễ ngang hình thành nên bộ
khung chính của rễ.
Trên các rễ ngang mang rất nhiều rễ tơ. Các rễ tơ tập trung ở tầng đất
từ 0-30cm, làm nhiệm vụ hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Có tới 90% trọng
lượng rễ tơ tập trung ở tầng đất mặt này.
- Hệ thống thân, cành:
+ Thân chính: cây cà phê mọc tự nhiên có một thân chính thẳng đứng,
là trục trung tâm. Các cặp lá mọc đối nhau trên cây còn non. Cây trưởng
thành có thể cao tới 5-6m.
+ Cành ngang: ở mỗi nách lá trên thân có nhiều mầm ngủ, chỉ có 2
mầm ngủ trên cùng có khả năng phát triển thành cành ngang hay còn gọi là
cành cơ bản, các mầm khác phát triển thành chồi vượt. Cây cà phê bắt đầu
phân cành ngang ở cặp lá thứ năm, sáu. Từ thân chính các cặp cành mọc
ngang mọc đối với nhau từng cặp một. Từ các cành cơ bản này phát sinh ra
các cành cấp 2, cấp 3 và cả cấp 4 gọi là cành thứ cấp cũng nằm ngang.
Cành cơ bản không được thay thế, chỉ xuất hiện 1 lần trong suốt đời
sống của cây. Nếu cành cơ bản bị chết hoặc bị cắt sát mắt đầu tiên ở thân cây
thì tại vị trí này sẽ không còn khả năng phát sinh cành cơ bản khác thay thế.
Ngược lại, từ các nách lá của cành cơ bản có rất nhiều mầm ngủ và các mầm

ngủ này có thể phát triển thành hoa hoặc thành cành thứ cấp tùy theo điều
kiện ngoại cảnh và giai đoạn sinh lý của cây, do vậy các cành thứ cấp luôn
được thay thế bằng các cành thứ cấp mới với tốc độ nhanh chóng.
+ Chồi vượt: Ở các vị trí trên nách lá khi thân cây còn nhỏ và dưới
cành cơ bản khi cây đã lớn có rất nhiều mầm ngủ có thể phát triển thành chồi
vượt. Chồi vượt mọc thẳng đứng, song song với thân chính của cây cà phê.
Đặc điểm của chồi vượt là sinh trưởng rất khỏe và không ra hoa, quả. Chồi
vượt có thể phát sinh thành các cành ngang và trên các cành ngang này mới
mang hoa, quả. Trong kỹ thuật tạo hình đơn thân, chồi vượt thường được mô
tả như là một bộ phận tiêu hao nhiều nước, dinh dưỡng của cây và không có
giá trị tăng sức sản xuất của cây cà phê, do vậy cần loại bỏ sớm. Tuy vậy,
chồi vượt cũng rất cần thiết trong các trường hợp cần nuôi thân mới, bổ sung
tán.
Mầm chồi có thể phát triển thành cành ngang; g. Hoa, quả phát triển
từ các mầm chồi ở nách lá cành ngang
- Hoa và quả cà phê
Khi gặp điều kiện thích hợp, các mầm ngủ ở nách lá các cành ngang
phát triển thành hoa, rồi quả.
+ Cà phê vối có tính tự bất hợp, tức là không có khả năng tự thự
phấn mà bắt bưộc thụ phấn chéo. Do vậy cà phê vối trồng bằng hạt thường
có nhiều dạng hình khác nhau. Do thụ phấn chéo nên nếu vào lúc cây ra hoa
gặp sương mù, mưa phùn thì ảnh hưởng xấu đến sự thụ phấn của cà phê dẫn
đến năng suất thấp. Cà phê vối không lại hoa trên các mắt củ, nghĩa là chỉ ra
hoa quả một lần trên một đoạn cành, ở vụ kế tiếp, đoạn cành này không có
khả năng mang hoa quả nữa. Thời gian từ lúc ra hoa cho tới lúc quả chín kéo
dài 9-10 tháng. Quả tròn hình trứng, cuống quả ngắn, khá dai, khi chín quả
có màu đỏ.
+ Cà phê chè thuộc loại thụ phấn ngậm, nhụy thường được thụ phấn
trước khi hoa nở 1-2 giờ. Thời gian từ khi ra hoa cho đến khi quả chín kéo
dài 6-8 tháng. Quả cà phê chè có dạng hình trứng, thon dài hay hơi tròn,

cuống quả dài hơn cà phê vối, dễ rụng, khi chín có màu đỏ tươi hoặc vàng.
Thịt vỏ dày, mọng nước và có nhiều đường, vị rất ngọt. Tuy cà phê chè có
thể lại hoa trên các mắt cũ nhưng số hoa quả trên các đoạn cành cũ đã mang
hoa quả không đáng kể so với lượng hoa quả trên các đoạn cành dự trữ mới.

×