DUỢC VỊ - ÁC TI SÔ
Tên khoa học: Cynara Scolymus L.
Thuộc họ Cúc (Compositae).
Phần dùng làm thuốc: Thân, lá bắc, đế hoa và rễ.
Thành phần hóa học: Trong Ác ti sô chứa 1 chất đắng có phản ứng
Acid gọi là Cynarin (Acid 1 - 4 Dicafein Quinic). Còn có Inulin, Tanin, các
muối kim loại K (tỉ lệ rất cao), Ca, Mg, Natri.
Lá Ác ti sô chứa:
1. Acid hữu cơ bao gồm:
- Acid Phenol: Cynarin (acid 1 - 3 Dicafeyl Quinic) và các sản
phẩm của sự thủy phân (Acid Cafeic, acid Clorogenic, acid Neoclorogenic).
- Acid Alcol.
- Acid Succinic.
2. Hợp chất Flavonoid (dẫn chất của Luteolin), bao gồm:
Cynarozid (Luteolin - 7 - D Glucpyranozid), Scolymozid
(Luteolin - 7 - Rutinozid - 3’ - Glucozid).
3. Thành phần khác: Cynaopicrin là chất có vị đắng , thuộc nhóm
Guaianolid.
Dược điển Rumani VIII qui định dược liệu phải chứa trên 1%
Polyphenol toàn phần và 0,2% hợp chất Flavonoid.
Theo R.Paris, hoạt chất (Polyphenol) tập trung ở lá, có nhiều nhất ở
phiến lá (7,2%) rồi đến ho (3,48%), đến cụm hoa, rễ, cuống lá.
Lá chứa nhiều hoạt chất nhất, 1,23% Polyphenol, cho,4% hợp
chầtlavonoid, sau đó đến thân (0,75%), rễ (0,54%).
Lá non chứa nhiều hoạt chất (0,84%) hơn lá mọc thành hình hoa thị ở
mặt đất (0,38). Nếu sấy ở nhiệt độ cao thì lá mau khô nhưng lại mau mất
hoạt chất. Ở nhiệt độ thấp, việc làm khô sẽ lâu hơn. Lá cần được ổn định
trước rồi mới chuyển thành dạng bào chế. Ngọn có hoa chứa Inulin, Protein
(3,6%), dầu béo (0,1%), Carbon Hydrat (16%), chất vô cơ (1,8%0, Ca
(0,12%), P (0,10%), Fe (2,3mg/100g), Caroten (60 Unit/100g tính ra
Vitamin A).
Thân và lá còn chứa muối hữu cơ của các kim loại K, Ca, Mg, Na.
Hàm lượng Kali rất cao.
Tác dụng dược lý:
+ Dùng dung dịch Artichaud tiêm tĩnh mạch , sau 2-3 giờ, lượng mật
bài tiết tăng gấp 4 lần (M.Charbol, Charonnat Maxim và Watz, 1929) .
+ Uống và tiêm Artichaud đều có tác dụng tăng lượng nước tiểu,
lượng Urê trong nước tiểu cũng tăng lên , hằng số Ambard hạ xuống, lượng
Cholesterin và Urê trong máu cũng hạ xuống . Tuy nhiên, lúc mới uống có
khi thấy lượng Urê trong máu tăng lên do Artichaud làm tăng sự phát sinh
Urê trong máu. (Tixier, De Sèze M.Erk và Picard. 1934 - 1935).
+ Ác ti sô không gây độc.
Liều dùng: Thuốc sắc 5-10%, cao lỏng 2-10g.
Công dụng: Thông mật, lợi tiểu, giảm Urê máu, hạ sốt, nhuận trường .
Chủ trị:
- Cụm hoa được dùng trong chế độ ăn kiêng của người bệnh đái
tháo nhạt vì nó chỉ chứa lượng nhỏ tinh bột, phần Carbon Hydrat gồm phần
lớn là Inlin.
- Lá Ác ti sô vị đắng, có tác dụng lợi tiểu và được dùng trong điều
trị bệnh phù và thấp khớp.
- Lá tươi hoặc khô sắc hoặc nấu thành cao chữa bệnh về Gan (gan
viêm mạn, da vàng), thận viêm cấp và mạn, sưng khớp xương. Thuốc có tác
dụng nhuận trường và lọc máu nhẹ đối với trẻ em.
- Thân và rễ Ác ti sô thái mỏng, phơi khô, công dụng giống lá.
- Đơn thuốc kinh nghiệm:
* Viên Bao Cynaraphytol: mỗi viên chứa 0,2g hoạt chất toàn phần lá
tươi Ác ti sô (tương đương 20mg Cynarin).
Người lớn dùng 2-4 viên trước bữa ăn. Trẻ nhỏ: 1/4 - 1/2 liều người
lớn. Ngày uống 2 lần.
* Trà Ác ti sô túi lọc (Artichoke Beverage): Thân Ác ti sô 40%, Rễ
40%, Hoa 20% + hương liệu thiên nhiên vừa đủ. Mỗi túi chứa 2g trà. Số
lượng trà uống trong ngày không hạn chế.
Bào chế: Sấy hoặc phơi khô.
Bảo quản: Để nơi khô ráo.