Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

BỆNH HỌC THỰC HÀNH - GIUN MÓC CÂU (Ankylostome) pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.03 KB, 4 trang )

BỆNH HỌC THỰC HÀNH
GIUN MÓC CÂU (Ankylostome)
Là một loại ký sinh trùng đường ruột.
Được gọi là Vưu trùng.
Sách ‘Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận’ viết: “Cửu trùng (9 loại trùng),
thứ nhất gọi là Phục trùng, dài 4 phân”, “Phục trùng là vua trong các loại
trùng”.
Sách ‘Chứng Trị Yếu Quyết’ cho rằng loại này giống như ‘Hoàng
thủng bệnh’.
Cũng gọi là Cam Hoàng, Hoàng Bàn, Lại Hoàng Bệnh, Tang Diệp
Hoàng, Câu Trùng Bệnh.
Triệu Chứng
Giun móc thể hiện theo 3 thời kỳ tiến triển: Triệu chứng ngoài da lúc
giun mới xâm nhập vào cơ thể, triệu chứng khi giun vào qua bộ máy hô hấp
và thời kỳ toàn phát khi giun đã vào đến ruột và cư trú luôn tại đấy.
a- Giai đoạn xâm nhiễm: nơi ấu trùng nhập vào (kẽ ngón chân, tay) bị
phát ban, phù, giống như dạng đơn độc, rất ngứa, rồi lặn ngay, không đẻ lại
dấu tích gì, tuy nhiên vì ngứa gãi nên có thể thành bội nhiễm, thành các vết
phỏng, có mủ, loét ra. Sau đó nổi mẩn lan dần mỗi ngày một ít trong vài
ngày.
b- Giai đoạn lưu hành trong cơ thể: Khi qua phổi, không có một phản
ứng gì của nhu mô phổi mà chỉ thấy viêm đỏ ở khí quản, thanh hầu, cổ họng,
giống như người bị viêm họng, cảm cúm. Ấu trùng có thể gây ra viêm phổi,
sốt, ho khan, ho cơn, ho không đờm, khan tiếng. Nếu ấu trìng qua phổi nhiều
có thể gây ra những vết thâm nhiễm nhất thời, sốt thất thường và khó thở.
Chứng trạng trên chỉ xuất hiện vài ngày rồi hết.
c- Giai đoạn định cư: vào ruột, gây đau bụng, nôn, tiêu chảy, đau vùng
thượng vị không có giờ giấc nhất định, tăng bạch cầu đa nhân ưa acid trong
máu. Bệnh nhân gầy đi, hay nôn oẹ rồi tiêu chảy, lúc đầu lỏng sau có lẫn
máu, tiến triển trong 2-3 tuần. Giun sống bằng máu hút của bệnh nhân nên
tạo ra thiếu máu trầm trọng. Khi hút máu, giun móc còn tiết ra chất chống


đông máu nên máu chảy nhiều. Ngoài ra, tuỷ xương còn bị ức chế bởi các
chất độc của giun móc, vì vậy, giun móc gây ra thiếu máu nặng, nhất là khi
số lượng giun móc ký sinh nhiều. Nhiều trường hợp bị giun móc nặng, hồng
cầu chỉ còn dưới 1 triệu.
Giun móc sống hơn 4 năm, bệnh có thể khỏi tự nhiên nhưng cũng hay
bị tái nhiễm kéo dài, có thể dẫn đến phù toàn thân, liệt tim và tử vong.
Nguyên Nhân
Do hai loại Ankylostoma Duodenal và Necator Americanus gây nên.
Giun móc ký sinh chủ yếu ở tá tràng, ngoài ra có thể ở phần đầu ruột
non. Giun móc cắn sâu răng móc vào niêm mạc ruột để hút máu và để khỏi
bị tống ra ngoài. Giun cái để trứng, trứng theo phân ra ngoài, gặp điều kiện
nhiệt độ 15 ~300C, ẩm độ cao, trứng giun phát triển rất nhanh, sau 24 giờ
trứng nở thành ấu trùng. Ấu trùng phát triển thích hợp ở những nơi đất xốp,
ẩm, đất pha cát, than, đất mùn. Khi ấu trùng đã phát triển đến giai đoạn có
khả năng gây nhiễm, ấu trùng thường tìm đến những vị trí cao nhất, chỗ có
giọt nước, nơi nhiệt độ 35 ~370C. Trứng và ấu trùng dễ chết trong môi
trường nước, ánh sáng mặt trời, trong điều kiện khô, độ mặn cao.
Điều Trị: Kiện vận Tỳ Vị, bổ ích khí huyết. Trước hết bổ sau đó mới
khu trùng.
+ Châm Phàn Hoàn (Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng): Châm sa
15g, Thương truật 9gg, Phục linh, Thanh phàn (nung) đều 15g, Sinh địa,
Thục địa đều 6g. Tán nhuyễn, trộn với rượu cho thành keo dính , cho vào
nồi đất cửu chưng, cửu sái, cửu lộ, rồi chế thành viên to bằng hột đậu tương.
Ngày uống hai lần, sáng và tối, với nước cháo, mỗi lần 9-15 viên. Sau 7
ngày uống thì giảm liều.
(Phương pháp cửu chưng, cửu sái, cửu lộ: Quấy đều thuốc với rượu
ngọt, cho vào nồi đất. Sáng sớm cho vào nồi gang, đậy nắp lại để chưng
khoảng 1 giờ, lấy nồi đất ra, dùng vải gạc đậy lại rồi phơi qua đêm. Sáng
hôm sau lại chưng như trên, làm như vậy 9 lần là được).


×