Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

BỆNH HỌC THỰC HÀNH - HẦU TIÊN potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.62 KB, 5 trang )

BỆNH HỌC THỰC HÀNH
HẦU TIÊN
Trong họng có những vết loét như mang cá tươi (tiên) vì vậy gọi là
Hầu Tiên.
Trên lâm sàng thường gặp hai loại sau:
1- Vị Hỏa Thượng Chưng
Chứng: Họng lở loét, hôi thối, táo bón, nước tiểu vàng, rêu lưỡi vàng,
mạch Sác, có lực.
Nguyên nhân: Do ăn thức ăn cay nóng, uống nhiều rượu, nhiệt tụ lại ở
Vị, bốc lên nung nấu họng gây nên.
Điều trị: Thanh Vị, tả hỏa, lợi yết.
Dùng bài Thanh Vị Tán Gia Giảm (44).
Hoặc Ngọc Nữ Tiễn Gia Giảm (32).
(Thạch cao, Tri mẫu thanh dư hỏa ở dương minh, làm quân; Thục địa
bổ thủy ở thiếu âm bất túc, làm thần; Mạch môn tư âm, sinh tân, làm tá;
Ngưu tất dẫn nhiệt ở phần huyết đi xuống, làm sứ).
2- Can Thận Âm Hư
Chứng: Trong họng và vòm họng có những mạch máu đỏ chằng chịt
hết các chỗ, giống như những nốt nhỏ mà ngứa, đau, khô. Thức ăn thì may
ra có thể nuốt xuống được nhưng nước hoặc thuốc thì một giọt cũng khó
xuống được. Họng khô, nháp mà ngứa, về đêm bệnh càng nặng.
Không chữa kịp thì dần dần khan tiếng, mất tiếng, nghẹn mà chết.
Nguyên nhân: Do Can Thận âm hư tổn, hư hỏa bốc lên, tân dịch
không nhuận lên trên họng được, Phế nhiệt nung nấu gây nên bệnh. Thường
gặp nơi người bị lao.
Điều trị: Không nên dùng thuốc có vị đắng, tính hàn, vì có thể làm
cho Vị bị tổn thương. Có thể chọn dùng:
Lục Vị Địa Hoàng Hoàn (27), Dưỡng Âm Thanh Phế Thang (06), Tri
Bá Địa Hoàng Hoàn Gia Giảm (55), Đại Bổ Âm Hoàn Gia Giảm (09).
Thuốc thổi: Nên dùng Phàn Tinh Tán (76) để thổi vào.
HẬU MÔN RÒ


Hậu môn rò là di chứng của các loại viêm nhiễm quanh vùng hậu môn.
Nguyên Nhân:
Do thấp nhiệt khiến cho khí huyết ở vùng hậu môn bị ứ trệ, hóa thành
mủ, khi vỡ mủ loét không liền miệng, lâu ngày hóa thành lỗ rò.
Triệu Chứng: Thường không thấy triệu chứng toàn thân, chủ yếu chỉ
có các triệu chứng tại chỗ: Lỗ dò chảy mủ lỏng, ngứa đau, lúc nhẹ lúc nặng.
Thăm hậu môn thấy có lỗ rò ra ngoài, mặt ngoài lỗ rò có chất ba đậu, ấn
chung quanh có mủ chảy ra, quanh lỗ rò có các tổ chức xơ hóa, ấn đau, dùng
que thông rò thấy lỗ rò thông từ hậu môn đến mặt trong của trực tràng.
Điều trị:
+ Phẫu thuật làm mất lỗ rò.
+ Dùng thuốc loại tiêu viêm để giảm nhẹ triệu chứng nhưng kết quả
không hoàn toàn.
Căn cứ vào những triệu chứng bệnh, có thể phân ra:
1- Thể Thấp Nhiệt Ở Đại Trường: Gặp ở thời kỳ lỗ rò đang viêm
nhiễm hoặc lỗ rò kín miệng nhưng bên trong đang bị bội nhiễm.
Chứng: Sốt, có lúc sốt lạnh, miệng khô, thích uống lạnh, táo bón,
nước tiểu ngắn, đỏ, tại chỗ sưng nóng đỏ, đau tức vùng hậu môn, ấn vết rò
thấy lõm, có khi ra mủ mầu vàng loãng, lưỡi đỏ, rêu vàng dầy, mạch nhanh.
Điều trị: Thanh nhiệt hóa thấp. Dùng bài Long Đởm Tả Can Thang
gia giảm: Long đởm thảo, Mộc thông, Đương quy, Sinh địa, Trạch tả đều
12g, Xa tiền tử, Sài hồ, Hoàng cầm đều 16g, Chi tử 8g, Cam thảo 4g (Tân
Biên Trung Y Học Khái Yếu).
2- Thể Âm Hư: Gặp ở các trường hợp rò hậu môn trực tràng do lao.
Chứng: Sốt hâm hấp, bệnh kéo dài, nhức trong xương, mồ hôi trộm,
mạch Tế Sác.
Điều trị: Dưỡng âm thanh nhiệt. Dùng bài Thanh Cốt Tán: Tần giao,
Miết giáp đều 12g, Thanh hao 16g, Địa cốt bì, Tri mẫu, Hồ hoàng liên, Ngân
sài hồ đều 8g, Cam thảo 4g. Sắc uống (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu).
3- Khí Huyết Đều Hư: Gặp ở các trường hợp bệnh kéo dài gây suy

nhược toàn thân: Sắc mặt trắng bệch, người gầy, hoa mắt, mêtyj mỏi, chỗ rò
không sưng, mầu tía, mủ loãng, đau nhẹ, rêu lưỡi trắng, mạch Nhu Hoãn.
Điều trị: Bổ khí huyết. Dùng bài Bát Trân Thang gia giảm: Thục địa,
Đảng sâm, Kê huyết đằng đều 16g, Phục linh, Xuyên khung đều 8g, Đương
quy, Bạch truật, Hạ khô thảo, Liên kiều đều 12g, Cam thảo 4g. Sắc uống
(Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu).

×