Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

BỆNH HỌC THỰC HÀNH - LIỆT MẶT doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.93 KB, 18 trang )

BỆNH HỌC THỰC HÀNH
LIỆT MẶT
Diện Thần Kinh Ma Tý - Paralysico Facialeo - Facial Nerve Paralysis.
Đại Cương
- Theo “Triệu Chứng Học Nội khoa”: Liệt mặt là hiện tượng mất hoặc
giảm vận độc nửa mặt của những cơ bản da ở mặt do dây TK VII chi phối.
- Là một loại bịnh thường gặp nhất của dây TK sọ não số VII.
- Tuổi nào cũng có thể phát bịnh nhưng thường gặp ở thanh và tráng
niên.
- YHCT gọi là khẩu nhãn Oa Tả, Khẩu tịch, Diên nan (Than), Phong
điếu tuyến.
- Đa số các trường hợp liệt mặt (liệt dây TK VII) do lạnh, do xung
huyết, điều trị bằng châm cứu đem lại kết quả tốt. Các trường hợp liệt do
nhiễm khuẩn hồi phục chậm hơn.
Phân Loại
a- Theo YHCT: (Sách Triệu Chứng Học Nội Khoa)
Dựa vào cấu tạo giải phẫu học của dây VII, chia làm 2 loại:
1- Liệt mặt thể trung ương: do tổn thương phía trên nhân của dây VII,
thường kèm liệt nửa người. Không có dấu hiệu Charles Bell, không bao giờ
tiến triển sang thể co cứng.
2- Liệt mặt thể Ngoại biên: do tổn thương hoặc ở ngay nhân nằm
trong cầu não hoặc ở đoạn tận cùng phía ngoài. Thường liệt cả mặt trên lẫn
mặt dưới, có dấu hiệu Charles Bell, có thể tiến triển thành thể cứng.
b- Theo YHCT:
YHCT dựa theo nguyên nhân gây bịnh, chia làm 3 loại:
1- Liệt mặt do phong hàn (liệt dây TK VII ngoại biên do lạnh).
2- Liệt mặt do phong nhiệt (liệt dây TK VII ngoại biên do nhiễm
khuẩn).
3- Liệt mặt do huyết ứ ở kinh lạc (liệt dây TK VII ngoại biên do sang
chẩn).
Nguyên Nhân


a- Theo- YHHĐ:
1- Liệt dây TK VII thể trung ương.
Thường do tất cả mọi tổn thương ở 1 bên bán cầu não: nhũn não, chảy
máu não, khối u não
(Cần nhớ là trong hội chứng Millard-Guoler tuy liệt mặt thể ngoại
biên nhưng vẫn kèo theo liệt nửa người với dấu hiệu Babinski bên đối diện
của mặt liệt).
2- Liệt dây TK VII thể ngoại biên
Dựa theo vị trí từ nhân ra đến chỗ tận cùng của dây TK VII, có thể do:
- Viêm màng não dầy dính, làm tổn thương TK từ rãnh hành tủy- cầu
não đến ống tai trong.
- Các nguyên nhân ở tai: Viêm tai giữa cấp hoặc mạn.
- Chấn thương vùng xương đá: ở ngoài lớn do vỡ xương đá, ở trẻ sơ
sinh do can thiệp sản khoa (do kẹp Foxcep, khung chậu người mẹ hẹp ).
- Do giang mai, viêm nhiễm dây TK, bịnh bại liệt trẻ em (Polye),
Zona vùng nhân gối, uốn ván mặt của Rase các thể này hiện nay rất ít gặp.
- Do nguyên nhân không rõ thường được quy là do lạnh (loại này lại
gặp rất nhiều trên lâm sàng).
Tóm lại, 2 nguyên nhân chính gây liệt mặt là:
- Nếu có liệt nửa người là do các tổn thương ở não.
- Nếu không liệt nửa người và là thể liệt ngoại biên: thường là do lạnh.
b- Nguyên nhân theo YHCT:
- Do tà khí vào lạc mạch của 3 kinh Dương (Thủ dương minh Đại
trường, Túc dương, minh Vị, và Túc thái dương Bàng quang) làm cho sự lưu
thông của kinh khí mất bình thường gây ra bịnh.
- Do sang chấn (chấn thương) làm huyết bị ứ trở kinh lạc, khí huyết
không điều hòa, kinh cân thiếu dinh dưỡng không co lại được gây ra bịnh.
Triệu Chứng
a- Theo YHHĐ (Sách Triệu Chứng Học Nội khoa):
1- Trường hợp liệt hoàn toàn:

. Bảo người bệnh dương 2 lông mày lên, bên liệt lông mày không
dương lên được.
. Bảo người bịnh nhăn trán lên, trong trường hợp liệt dây VII ngoại
biên ta thấy mắt bên liệt không nhắm kín trong khi đó nhãn cầu vẫn đi lên
phía trên và ra ngoài: mắt bên liệt chỉ nhìn thấy lòng trắng và một phần lòng
đen ở phía trên ngoài. Đó là dấu hiệu của Charles Bell.
. Bảo người bịnh há miệng, thè lưỡi, ta thấy hình như lưỡi lệch hướng
về bên liệt (Thực ra lưỡi không lệch đi mà chính là do miệng bị méo kéo về
bên lành.)
. Yêu cầu người bịnh huýt sáo, nếu liệt mặt nhẹ sẽ thấy miệng méo,
nếu liệt cơ vòng môi, không huýt sáo được.
2- Trường hợp liệt nhẹ.
Thường khó thấy sự không cân đối mặt, cần phải thăm khám tỉ mỉ,
kiên trì mới phát hiện được.
. Yêu cầu người bịnh nhắm thật chặt 2 mắt, ta thấy 2 lông mi bên liệt
có vẻ dài hơn, do mắt bên liệt không co được chặt.
b. Theo YHCT:
1- Liệt Dây VII Ngoại Biên Do Lạnh: sau khi gặp mưa gió lạnh, tự
nhiên mắt không nhắm được, miệng méo cùng bên với mắt, uống nước bị
trào ra, không huýt sáo được, toàn thân có hiện tượng sợ lạnh, rêu lưỡi trắng
mạch Phù.
- Lý do trúng phong hàn ở kinh lạc.
Điều trị: Khu phong, tán hàn, hoạt lạc.
. Sách NKHT Đô dùng bài Đại Tần Giao Thang: Khương hoạt, Độc
hoạt, Tần giao, Bạch chỉ, Xuyên khung, Đương quy, Bạch thược, Xuyên
khung, Phục linh, Hoàng cầm đều 8g, Ngưu tất, Thục địa, Đảng sâm, Bạch
truật đều 12g- Sắc uống.
. Sách YHCT Dân Tộc Việt Nam dùng: Tang ký sinh, Thương nhĩ tử,
Kê huyết đằng đều 12g, Quế chi, Bạch chỉ, Uất kim, Trần bì đều 8g- sắc
uống.

. Sách TGD Phương dùng bài Ngọc Kinh Tán (Đương quy 8g, Nhục
quế 10g, Nguyên hồ 8g, Toàn trùng 4g- sắc uống.
Và bài Thục Phụ Ô Tán: Thục phụ tử 90g, Xuyên ô (chế) 90g, Nhũ
hương 60g. Tán bột chia thành 8-10 gói. Mỗi ngày làm 1 lần, mỗi lần 1 gói.
Trước khi dùng thêm 4g bột gừng trộn vào thuốc, cho nước vào khuấy đều
thành hồ sệt. Trước khi đắp thuốc, dặn người bịnh dùng lát gừng mỏng xát
vào vùng bịnh cho đỏ ửng da, rồi bôi thuốc lên, trên đến huyệt Thái dương,
dưới đến huyệt Địa thương, rộng chừng 3cm, lấy vải gạc cố định, rồi dùng
túi nước nóng chườm ở ngoài một lát. Mỗi ngày thay thuốc một lần cho đến
khi khỏi.
2- Liệt Dây VI Do Phong Nhiệt: Tự nhiên mắt không nhắm được,
miệng méo cùng bên với mắt, ăn uống nhai khó, uống nước thường bị trào ra,
không huýt sáo được, toàn thân có sốt, sợ gió, rêu lưỡi trắng dầy, mạch Phù,
Sác.
Lý: do phong nhiệt (nhiễm khuẩn) xâm nhập vào kinh lạc.
Điều trị: Khư phong, thanh nhiệt, hoạt huyết (lúc có sốt). Khư phong
bổ huyết, hoạt lạc (khi hết sốt).
- NKHT Hải: dùng bài Khiên Chính Tán Gia Vị: Bạch phụ tử, Cương
tằm, Toàn yết, lượng bằng nhau, thêm Kinh giới, Phòng phong, Bạch chỉ,
Hồng hoa, tán bột, mỗi lần dùng 4g uống với rượu nóng, ngày 2 lần.
(Bạch phụ tử để tán phong tà ở vùng đầu mặt; Cương tằm khử phong
đờm; Toàn yết tức phong, trấn kinh. 2 vị này hợp lại có tác dụng sưu phong,
thông lạc, dùng rượu để dẫn thuốc đi lên thẳng đầu mặt. Thêm Kinh giới,
Phòng phong, Bạch chỉ để tán phong, khử tà, Hồng hoa để hoạt huyết, hóa
ứ).
- Sách YHCT Dân Tộc VN dùng: Kim ngân hoa, Bồ công anh đều
16g, Thổ phục linh, Thương nhĩ tử, Xuyên khung, Đan sâm, Ngưu tất đều
12g - sắc uống.
- Sách LSDKTHTL Học dùng bài: Trị Chư Phong Tý Tà Phương:
Phòng phong, Cam thảo, Hoàng cầm, Quế chi, Đương quy, Phục linh, Tần

cửu, Cát căn, Sinh khương, Đại táo, Hạnh nhân), sắc uống.
b- Liệt Dây VII Do Huyết Ứ:
Chúng: Sau khi té ngã, đánh đập, thương tích, sau khi mổ vùng hàm,
mặt, xương chũm tự nhiên mắt không nhắm được, miệng méo cùng bên với
mắt, ăn uống khó, không huýt sáo được.
Điều trị: Hoạt huyết, hành khí.
- Sách: TGD Phương dùng bài Hóa Ứ Chỉ Thống Thang gia giảm:
Sinh địa, Đương quy đều 16g, Xích thược, Đào nhân, Hồng hoa, Đan sâm
đều 12g, Xuyên khung 8g, Điền thất (bột) 4-6g uống với nước thuốc.
- Sách YHCTDT Việt Nam dùng: Đan sâm, Xuyên khung, Ngưu tất
đều 12g, Tô mộc, Uất kim đều 8g, Xích thược 16g, Hồng hoa 8-20g, Quế chi
6-10g, Quất lạc 8-10g, Địa long 10-16g, Cam thảo 4-6g- sắc uống.
Thuốc Đắp Trị Liệt Mặt
- Tỳ ma tử 40g bỏ vỏ, Băng phiến 1 ít, giã nát như cao. Liệt bên trái
dán bên phải và ngược lại (Đinh Nghiêu Thần, Hà Bắc-TQ).
- Tỳ ma nhân (tử) 20 hột, Niêm (Nam) hương 8g. Giã nát Tỳ ma nhân,
cho Niêm hương vào quậy đều. Đổ rượu vào hâm nóng, lúc còn ấm đem dán
vào má. Bên trái liệt thì dán bên phải và ngược lại (Trang Thế Đức, Phước
Kiến - TQ).
- Thương nhục chế (giã nát), rắc trên thuốc cao thường dán ở khóe
miệng. Bên trái liệt dán bên phải và ngược lại (Nhiếp Hàm Trí, Hà Bắc- TQ).
- Bạch phụ tử 12g, Cương tằm 12g, Toàn yết 12g, nghiền nát, cho dầu
thơm (Hương du) vào quậy đều dùng để dán. Liệt bên trái dán bên phải và
ngược lại (Đương Truyền Tuy, Sơn Đông, TQ).
- Nam tinh 12g, Chi tử (sống) 20 trái, giã nát trộn với dấm, dùng để
bôi, liệt bên trái bôi vào vùng h. Giáp xa bên phải và ngược lại (Quách Đức
Hưng, Sơn đông).
- Tỳ ma tử 7 hột, Ba đậu 7 cái, giã nát, dán vào huyệt Thái dương,
Đau bên phải dán bên trái và ngược lại (Cung Tôn Tính, Sơn Đông, TQ).
- Tỳ ma tử 8g (bỏ vỏ), Nhũ hương 4g, giã nát. Liệt bên phải dán bên

trái và ngược lại (Trưng Kinh Võ, Hà Bắc, TQ).
- Băng phiến 1 ít, hòa với máu đuôi lươn, bôi. Liệt bên phải dán bên
trái và ngược lại (293 Bài Thuốc Gia Truyền).
Ghi Chú: Các bài thuốc dùng để đắp, bôi, cần theo dõi cẩn thận, khi
thấy hết méo, bỏ thuốc ra ngay.
CHÂM CỨU TRỊ LIỆT MẶT
- Sơ thông kinh khí ở vùng mặt, má. Châm Phong trì, Dương bạch
thấu Ngư yêu, Tứ bạch (châm thẳng hoặc xiên từ trên xuống), Địa thương
thấu Giáp xa, Hợp cốc.
Nếu rãnh nhân trung lệch, chảy nước miếng, thêm Nhân trung, Hoà
liêu, Thái dương thấu Giáp xa. Thêm Hiệp thừa tương, Hạ quan, Túc tam lý.
Chọn huyệt phối hợp trên dưới để hiệu quả tốt hơn. Châm nông, kích
thích vừa. Mỗi ngày hoặc 2 ngày châm 1 lần, trừ Hợp Cốc, Nội đình, Túc
tam lý để sơ thông kinh khí ở Dương minh, theo cách chọn huyệt ở xa;
- Thính hội, Giáp xa, Địa thương, Bịnh bên phải cứu bên trái và ngược
lại, mỗi huyệt cứu 27 tráng. Hoặc Giáp xa, Thủy câu, Liệt khuyết, Tái uyên,
Hiệp cốc, Nhị gian, Địa thương, Ty trúc không (Tư Sinh Kinh).
- Ôn lưu, Thiên lịch, Nhị gian, Nội đình Giáp xa, Thủy câu, Liệt
khuyết, Tái uyên, Hiệp cốc, Nhị gian, Địa thương, Ty trúc không (Phổ Tế
Phương).
- Địa thương, Giáp xa, Nhân trung, Hợp cốc. Nếu đã khỏi sau nửa
hoặc 1 tháng mà tái phát, châm Thính hội, Thừa tương, Ế phong (Châm Cứu
Đại Thành).
- Giáp xa, Địa thương (Bách Chứng Phú).
- Giáp xa, Địa thương, Thủy câu, Thừa tương, Thính hội, Hợp cốc
(:oại Kinh Đồ Dực).
- Dương bạch, Ty trúc không, Tứ bạch, Địa thương, Hợp cốc. Phối
hợp với Nghinh hương, Nhân trung, Thừa tương, Ế phong, Hội tông. Tất cả
đều châm xiên, trừ Hợp cốc, Thừa tương, Ế phong và Hội tông (Trung Quốc
Châm Cứu Học Khái Yếu).

- Ế phong, Thiên dung, Thính hội Cự liêu, Tứ bạch, Toàn trúc, Ty trúc
không, Khúc mấn, Giáp xa, Đồng tử liêu, Địa thương, Hòa liêu (Tân Châm
Cứu Học).
- Ế phong, Giáp xa, Hạ quan, Tứ bạch, Nghinh hương, Hợp cốc
(Châm Cứu Học Giản Biên).
- Thừa tương, Liệt khuyết, Nhị gian, Hợp cốc, Thiên lịch, Hòa liêu,
Nghinh hương, Ế phong, Ty trúc không, Quyềàn liêu, Tứ bạch, Cự liêu, Địa
thương, Đại nghinh, Giáp xa, Hạ quan (Châm Cứu HongKong).
- Thủy câu, Địa thương, Giáp xa, Hợp cốc (Trung Hoa Châm Cứu
Học).
- Địa thương, Giáp xa, Hợp cốc, Nội đình, Thái xung (Tứ Bản Giáo
Tài Châm Cứu Học).
- Giáp xa, Đại thương, Quyên liêu, Đồng tử liêu, Dương bạch, Hợp
cốc (2 bên), Nội đình. Đều tả (Châm Cứu Trị Liệu Học).
- Dương bạch, Đầu duy, Ế phong, Giáp xa, Địa thương, Hạ quan,
Quyền liêu, Đại nghinh, Thừa tương, Phong trì, Đại chùy, Hoàn cốt, Kiên
trung, Kiên ngoại, Thủ tam lý, Hợäp cốc. Hoặc: Địa thương, Giáp xa, Gian
sử, Đồng tử liêu, Ty trúc không, Thủy câu, Ế phong, Tứ bạch, Nhĩ môn, Liệt
khuyết, Thái uyên (Lâm Sàng Đa Khoa Tổng Hợp Trị Liệu Học).
- Hạ quan, Giáp xa, Tứ bạch, Dương bạch, Địa thương, A thị huyệt,
Hợp cốc.
Hoặc Khiên chính, Địa thương, Nghinh hương, Toàn trúc, Thừa khấp,
Phong trì, Hợp cốc. 1-15 ngày đầu dùng tả pháp, lưu kim 15-20 phút. 15
ngày sau, dùng phép Bình bổ bình tả, lưu kim 20-30 phút (Tứ Xuyên Trung
Y số 1985, 43).
- Ấn đường, Thừa tương, Phong trì, Đại nghinh, hợp với Tứ bạch, Hạ
quan, Túc tam lý. Hoặc Thượng tinh, Quyền liêu, Giáp xa, Hợp cốc, hợp với
Lâm khấp, Nghinh hương, Địa thương, Châm trước bổ sau tả (bổ nhiều hơn
tả) (Tứ Xuyên Trung Y 1985, 25).
- Hợp cốc (2 bên), Hạ quan (bên liệt), Địa thương (bên liệt), Ty trúc

không (bên liệt) (Thượng Hải Châm Cứu Tạp Chí 1985, 12).
- Hạ quan, Giáp xa, Địa thương, Thái dương, Quyền liêu, Tứ bạch,
Toàn trúc, Phong trì, Hợp cốc. Hoặc Nghinh hương, Dương bạch, Nhân
trung, Thừa tương, Khiên chính, Đại nghinh, Tam âm giao. Mỗi lần chọn 5-
7 huyệt, dùng phép Bình bổ Bình tả (Trung Quốc Châm Cứu 1987, 1).
- Dùng kim dài để thâu châm. Đoài đoan xuyên Cự liêu, Địa thương
thấu Giáp xa, Thừa tương thấu Đại nghinh, Ế phong, Hơp cốc. Hoặc Dương
bạch tháu Ngư yêu, Toàn trúc thấu Ty trúc không, Tứ bạch thấu Đại nghinh,
Ế phong, Hợp cốc. Chọn bên bịnh 4 huyệt, bên lành 2 huyệt. Ngày châm 1
lần dùng phép tả (Trung Quốc Châm Cứu số 1987, 13).
- Địa thương, Thủy câu, Nghinh hương, Quyền liêu, Tứ bạch, Thái
dương, Ty trúc không, Ngư yêu (Giang Tô Trung Y Tạp Chí 1986, 1).
- Dương bạch xuyên Ngư yêu, Địa thương xuyên Giáp xa, Dương
lăng tuyền, Nội đình. Hoặc Ty trúc không xuyên Thái dương, Hạ quan
xuyên Hòa liêu, Hợp cốc, Thái xung (Hồ Nam Trung Y Học Viện Học Báo
1986, 53).
- Huyệt chính: Quyền liêu, Hòa liêu, Địa thương, Đồng tử liêu, Hợp
cốc.
Ngoại cảm phong hàn thêm Ngoại quan, Phong trì. Can thận âm hư:
thêm Thái khê, Hành gian. Can đởm thấp nhiệt: Thêm Trung chử, Ế phong.
Có thể thêm Dương bạch (nếu lông mày không nhích được), thêm Địa
thương xuyên Quyền liêu (nếu miệng dưới lệch), Đoài đoan xuyên Địa
thương (nếu rãnh nhân trung lệch) (Trung Quốc Châm Cứu 1986, 40).
- Giáp xa, Địa thương, Hợp cốc, Dương bạch, Thái dương. Phối hợp
Phong trì. Ế phong, Quyền liêu, Toàn trúc, Tình minh, Nhân trung, Nghinh
hương. Mỗi lần chọn 5-6 huyệt. Ngày châm 1 lần, 10 lần là 1 liệu trình. Nghỉ
3-5 ngày lại tiếp tục. Lưu châm 20 phút (Hồ Bắc Trung Y Tạp chí 1986, 53).
- Tứ bạch, Dương bạch xuyên Ngư yêu, Địa thương xuyên Giáp xa.
Châm bình bổ bình tả (Liêu Ninh Trung Y Tạp Chí 1985, 39).
- Lấy Phong trì làm chính, hợp với Giáp xa, Địa thương, Nhân trung,

Thừa tương, Toàn trúc, Tứ bạch, Hợp cốc, Châm bình bổ tả (Trung Quốc
Châm Cứu 1986, 3).
- Phong trì, Ế phong, Dương bạch, Thái dương, Toàn trúc, Tứ bạch,
Nghinh hương, Giáp xa, Địa thương, Hợp cốc. Bên lành châm tả, bên bịnh
châm bổ (Thực Dụng Châm cứu Đại Toàn).
Y ÁN TRỊ LIỆT MẶT
(Của Bàng Tuy Nhơn (Hà Bắc-TQ)
Có 1 cô gái 20 tuổi, bị chứng mắt lệch, miệng méo đã 7 năm, được
chữa trị bằng nhiều cách mà không bớt. Đã được châm h. Giáp xa, Địa
thương và Hơjp cốc mà vẫn không khỏi. Sau đổi dùng phương pháp: Dùng
bì châm châm h. Giáp xa rồi lấy vải băng quấn kim lại (băng dính kim theo
cách lưu châm). Lưu kim 2 ngày rồi mới châm lại. Châm theo cách này chỉ 2
lần là cô ta bớt.
* Y ÁN TRỊ LIỆT MẶT
(của Lý Hạc Minh ở Hà Bắc –TQ)
“Vương, 50 tuổi, bị trúng phong mắt, miệng méo lệch về phía trái. Đã
chạy chữa nhiều cách mà không bớt. Sau này phải dùng cách châm như sau:
Dùng kim bạc dài, châm vào h. Nghinh hương, vừa châm vừa vê, châm sâu
0,1-0,3 thốn. Rồi dùng 1 mảnh giấy dầy, cắt một lỗ tròn để lòi chuôi và thân
kim ra (mục đích để bảo vệ mặt của người bịnh), rồi lấy rượu cồn (AlcooL)
đốt chuôi kim, đốt thấy kim đỏ thì ngừng. Bỏ lửa đi, chờ 1 lát khi kim nguội
thì rút kim ra. Chỗ kim châm tự nhiên có thứ nước trắng chảy ra. Trong khi
đốt kim, người bệnh có cảm giác mặt hơi nhẹ. Sau khi rút kim miệng mắt
đều trở lại ngay thẳng. Mười ngày sau, theo phương pháp trên, trị 1 lần nữa,
bịnh tình hoàn toàn thuyên giảm”.
Y ÁN LIỆT MẶT DO KINH MẠCH BỊ Ứ TRỆ
(Trích trong Thiên Gia Diệu Phương)
“Trương X nam, 25 tuổi, Xã viên. Nửa tháng trước thấy mắt to, sau đó
thấy mặt lệch sang trái, nói phều phào, khi ăn uống thì chảy ra ngoài qua
mép, tinh thần căng thẳng. Tự tìm thuốc vườn, bôi máu lươn không bớt.

Chữa Đông Tây Y cũng không bớt, đến xin chẩn trị.
Chẩn đoán: Khí của cơ thể hư nhược, lại thêm phong đờm, kinh mạch
bị ứ trệ làm ảnh hưởng đến vùng đầu mặt.
Điều trị: bổ khí, hoạt huyết, khư phong, hóa đờm, khử ứ, thông lạc.
Cho dùng bài Khiên Chính Tán (Toàn yết 10g, Bạch phụ tử 6g,
Cương tằm 6g) sắc uống. Uống 1 tuần thì mặt đỡ méo. Uống thêm 5 thang
nữa không thấy tiến triển hơn. Chuyển sang cho uống bài “Bổ Dương Hoàn
Ngũ Thang hợp với Khiên Chính Tán (Hoàng kỳ 100g (sống) Quy vĩ 60g,
Xích thược 6g, Địa long (khô) 4g, Xuyên khung 4g, Đào nhân 4g, Hồng hoa
4g, Bạch phụ tử 6g, Toàn yết 10g, Cương tằm 6g. Uống 5 thang mặt cơ bản
đã hết liệt. Uống tiếp 5 thang nữa, mặt trở lại bình thường, bịnh khỏi.

×