Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

THUYẾT TRÌNH BÀI GIẢNG TIẾNG VIỆT LỚP 3_BÀI 15 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.53 KB, 3 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KRÔNG PÁCH
Trường Tiểu học Tân Tiến
THUYẾT TRÌNH BÀI GIẢNG
MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 3.
PHÂN MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU.
BÀI 15:
MỞ RỘNG VỐN TỪ:
CÁC DÂN TỘC.
LUYỆN ĐẶT CÂU CÓ HÌNH ẢNH SO SÁNH.
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Văn Huynh.
Đơn vị: Trường Tiểu học Tân Tiến.
NỘI DUNG BÀI GIẢNG
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
* Kiến thức:
- Mở rộng vốn từ về các dân tộc: biết tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta; điền
đúng từ ngữ thích hợp vào chỗ trống.
Tiếp tục học về phép so sánh: đặt được câu có hình ảnh so sánh.
* Kỹ năng:
- Biết cách làm đúng các bài tập trong vở bài tập về: rèn kĩ năng nhận biết tên,
trang phục và một số hoạt động của một số dân tộc.
- Giúp học sinh có kĩ năng đặt câu có hình ảnh so sánh.
* Thái độ:
Giáo dục học sinh tình đoàn kết giữa các dân tộc, lòng kính yêu biết ơn cha mẹ,
tình yêu quê hương đất nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
* Giáo viên:
- Hình ảnh minh họa bài tập 1, 2, 3.
- Phiếu học tập dùng cho bài tập 3 và bài tập 4, đèn chiếu.
* Học sinh:
Xem trước bài học, vở bài tập.
III. NỘI DUNG:


A.TRANG BÌA.
B. CÁC HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP:
1/ Bài cũ:
-Yêu cầu học sinh làm bài tập 2 và bài tập 3 tiết 14 (gọi học sinh trả lời miệng).
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
2/Bài mới: Hướng dẫn từng bài tập:
* Bài tập 1 :
- Học sinh nêu yêu cầu.
- Giáo viên giúp học sinh hiểu yêu cầu của bài tập.Giáo viên chú ý hướng dẫn
nhiệm vụ của các em là kể tên các dân tộc thiểu số.
-Yêu cầu học sinh trao đổi theo cặp, viết tên các dân tộc ra nháp (5 phút).
- Một số em đọc kết quả trước lớp.
- Giáo viên chốt, giới thiệu tên một số dân tộc thiểu số ở ba miền: miền Bắc,
miền Trung, miền Nam.
- Giáo viên giới thiệu nơi cư trú của một số dân tộc qua bản đồ Việt Nam. (học
sinh quan sát qua màn hình).
- Giáo viên giới thiệu tên và trang phục một số dân tộc thiểu số (học sinh quan
sát qua màn hình).
- Học sinh nghe hát bài hát Bốn phương trời.
- Giáo dục học sinh tình đoàn kết giữa các dân tộc, với các bạn học sinh dân tộc
trong lớp.
* Bài tập 2:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu, đọc nội dung bài tập.
- Giáo viên xác định lại yêu cầu. Yêu cầu học sinh làm bài vào phiếu học tập (3
phút).
- Học sinh tiếp nối nhau đọc kết quả.
- Một học sinh làm bài bằng cách kéo thả chữ ở màn hình.
- Giáo viên chốt lời giải đúng. Học sinh đọc lại các câu sau khi đã điền hoàn
chỉnh.
- Giáo viên nói thêm về nhà sàn, ruộng bậc thang, cảnh múa hát của dân tộc Ê-

đê qua hình ảnh.
* Bài tập 3:
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Cho học sinh quan sát các hình, nói tên các sự vật được so sánh với nhau qua
từng hình (học sinh trả lời miệng).
- Cho học sinh quan sát từng hình, đặt câu (học sinh trả lời miệng).
- Qua mỗi hình giáo viên chốt chọn câu đúng cho học sinh rõ. Học sinh đọc câu
đó (lần lượt qua 4 hình).
- Giáo dục học tình yêu quê hương đất nước (qua hình 4).
* Bài tập 4:
- Học sinh đọc yêu cầu, nội dung.
- Yêu cầu học sinh làm bài cá nhân vào phiếu học tập (3 phút).
- Học sinh tiếp nối nhau đọc kết quả.
- Một học sinh làm bài bằng cách kéo thả chữ ở màn hình.
- Giáo viên chốt lời giải đúng. Học sinh đọc lại các câu sau khi đã điền hoàn
chỉnh.
- Giáo dục học sinh lòng kính trọng biết ơn cha mẹ.
3/ Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu học sinh nhắc lại tên một số dân tộc thiểu số, liên hệ ở địa phương có
dân tộc Ê- đê , Tày, Mường, Hoa sinh sống.
- Yêu cầu học sinh về xem lại bài tập 3 và 4 để ghi nhớ các hình ảnh so sánh
đẹp.
4 / Nhận xét giờ học:
C. TRANG KẾT: Học sinh nghe hát .

×