Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

BỆNH HỌC THỰC HÀNH - ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA ĐÔNG Y ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.08 KB, 21 trang )









BỆNH HỌC THỰC HÀNH - ĐIỀU TRỊ
NGOẠI KHOA ĐÔNG Y

BỆNH HỌC THỰC HÀNH
ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA ĐÔNG Y
Gồm 2 phần: trị bên trong và trị bên ngoài.
Thường thì cả hai phương pháp cùng dùng kết hợp nhưng có nhưng
trường hợp bệnh nhẹ chỉ cần trị bên ngoài là đủ.
A. Phép Trị Bên Trong:
Phép trị bên trong tức cho uống thuốc thì cùng biện chứng luận trị như
nội khoa nhưng theo sự phát triển thành giai đoạn của bệnh ngoại khoa nên
tuỳ giai đoạn bệnh mà có 3 phương pháp khác nhau là Tiêu, Thác và Bổ.
Phép Tiêu dùng trị mụn nhọt chưa có mủ, làm cho nó tiêu đi một cách
vô hình. Phép Thác dùng khi mụn nhọt đã mưng mủ và khi mới vỡ để thác
độc ra ngoài và phòng ngừa khi độc vào sâu, lan rộng. Phép bổ dùng sau khi
nhọt đã vỡ, khi mủ đã ra, độc khí thoát ra, khí huyết đã hư, cần dùng phép bổ
để giúp phục hồi chính khí. Đây là ba phép chữa chủ yếu để trị mụn nhọt.
Tuy nhiên, nguyên nhân gây bệnh khác nhau, biểu lý, hàn nhiệt, hư thực, âm
dương của từng bệnh khác nhau, do đó ba cách chữa này lại có thể chia
thành các cách chữa khác.
1. Phép Tiêu: là phép điều trị cho tất cả các loại bệnh ngoài da ở giai
đoạn mới bắt đầu, bao gồm các chứng mụn nhọt có làm mủ và các chúng
không có mủ, mục đích để làm cho tiêu viêm. Trên lâm sàng thường tùy


theo trạng thái bệnh lý của người bệnh mà dùng phép trị cho phù hợp. Thí
dụ, bệnh nhọt có chứng biểu thì dùng phép giải biểu, lý thực thì thông lý;
Nhiệt độc thịnh thì phải thanh nhiệt, tiêu độc; Hàn ngưng phải ôn thông;
Đờm ngưng phải khu đờm; Thấp ứ trở phải trừ thấp; Khí trệ phải hành khí;
Huyết ứ phải hoạt huyết, hóa ứ, v.v
Vì vậy, phép tiêu gồm nhiều phương pháp sau đây:
a- Phép Giải Biểu: cũng là phép phát hãn làm ra mồ hôi.
Giải Biểu Tán Tà: Mụn nhọt khi mới phát có những chứng ở biểu như
sợ lạnh, sốt, đầu đau, mạch Phù, phải dùng phép giải biểu, tán tà để trị. Hơn
nữa, mụn nhọt do lục dâm gây nên, khi mới phát đều có biểu chứng xuất
hiện, vì vậy, dùng phương pháp giải biểu, tán tà có thể làm cho độc khí theo
mồ hôi mà ra.
Bài thuốc thường dùng để giải biểu là bài Kinh Phòng Bại Độc Tán.
Nếu nhiệt nặng nên dùng bài Ngưu bàng Giải Cơ Thang để trừ phong
khí, tiết nhiệt, nhất là ung nhọt ở phần trên, đa số do phong nhiệt gây nên,
dùng phương pháp này rất thích hợp.
Nếu do phong hàn gây nên, dùng bài Bảo An Vạn Linh Đơn để phát
tán phong hàn và thông hành kinh lạc.
Trên lâm sàng thường dùng 2 cách:
+ Tân Lương Giải Biểu, dùng trị chứng ngoại cảm phong nhiệt có
triệu chứng khát nước, không có hoặc ít mồ hôi, nhọt sưng nóng đỏ, đau, rêu
lười trắng, mạch Phù Sác. Thuốc thường dùng có Ngân Kiều Tán (Kim ngân
hoa, Liên kiều, Cát cánh, Trúc diệp, Kinh giới tuệ, Đạm đậu xị, Ngưu bàng
tử, Bạc hà, Cam thảo), Ngưu Bàng Giải Cơ Thang (Ngưu bàng tử, Bạc hà,
Kinh giới, Liên kiều, Sơn chi, Đơn bì, Thạch hộc, Huyền sâm, Hạ khô thảo).
+ Tân Ôn Giải Biểu dùng cho chứng ngoại cảm phong hàn, sốt ít, lạnh
nhiệt, nhọt sưng đau, kèm theo đau đầu, đau toàn thân, rêu lưỡi mỏng, mạch
Phù Khẩn. Thường dùng bài Kinh Phòng Bại Độc Tán (Sài hồ, Xuyên
khung, Khương hoạt, Phục linh, Tiền hồ, Chỉ xác, Độc hoạt, Cát cánh, Kinh
giới, Phòng phong, Cam thảo).

b- Công Lý Tiết Nhiệt: dùng thuốc tả hạ để bài tiết độc tà ra ngoài.
Thường các bệnh mụn nhọt thấy có những chứng thuộc về phần lý như sốt,
khát, phiền táo, tiểu bí, táo bón, mạch Trầm Thực, có lực, phải dùng phương
pháp công lý. Lý chứng phần nhiều thuộc thực nhiệt, thường xuất hiện sau
biểu chứng. Thường dùng Lương Cách Tán, Nội Sơ Hoàng Liên Thang.
Bị mụn nhọt kèm chứng ở phần lý, lại kèm chứng ở biểu như sốt, sợ
lạnh, đầu đau thì phải giải cả biểu lẫn lý, dùng phép phát hãn và phép hạ.
Thường dùng bài Thần Thụ Vệ Sinh Thang.
Trên lâm sàng thường dùng 2 phương pháp công hạ và nhuận hạ.
Phương pháp công hạ dùng cho chứng lý có thực nhiệt (nhọt kèm theo bứt
rứt, khát nước, bụng đầy, táo bón, mạch Trầm Sác có lực, lưỡi đỏ, rêu vàng
khô). Thường dùng bài Đại Thừa Khí Thang. Phương pháp nhuận hạ dùng
cho chứng âm hư hoả vượng, trường vị tân dịch khô, táo bón, bụng đầy, lười
khô, lưỡi đỏ, mạch Tế Sác. Bài thuốc thường dùng là Nhuận Trường Thang
(Đương quy, Sinh địa, Cam thảo, Hoả ma nhân, Đào nhân).
c- Thanh Nhiệt: dùng thuốc hàn lương để thanh giải nhiệt độc bên
trong. Vì nhiệt tà hóa độc là nguyên nhân gây bệnh phổ biến trong ngoại
khoa đông y, cho nên phép thanh nhiệt dùng khá nhiều trong ngoại khoa bất
kỳ ở giai đoạn nào của bệnh.
Thường dùng 3 cách chính để thanh lý thực nhiệt:
. Thanh Nhiệt Giải Độc, thường dùng bài Hoàng Liên Giải Độc Thang
(Hoàng liên, Hoàng bá, Hoàng cầm, Chi tử).
. Thanh Nhiệt Tả Hỏa (thanh nhiệt tại phần khí), thường dùng bài
Bạch Hổ Thang (Thạch cao, Tri mẫu, Cam thảo, Ngạnh mễ).
. Thanh Nhiệt Lương Huyết (thanh nhiệt tại phần huyết), thường dùng
bài Tê Giác Địa Hoàng Thang (Tê giác có thể thay bằng Sừng trâu), Sinh địa
hoàng, Xích thược, Đơn bì).
Tùy tình hình bệnh lý phát triển, 3 phương pháp trên có thể phối hợp
cùng dùng.
. Thanh Tâm Giải Độc: ung nhọt mà nhiệt độc nung nấu dữ dội, độc

khí hãm vào Tâm bào biểu hiện bằng sốt cao, phiền táo, hôn mê, nói xàm, co
giật, quyết nghịch, nên dùng phép thanh Tâm giải độc. Nếu chứng đinh
chuyển thành ‘tẩu hoàng’ và chứng nhọt biến thành ‘nội hãm’ tức là độc khí
hãm vào Tâm bào gây ra. Thường dùng Tử Tuyết Đơn, Ngưu Hoàng Thanh
Tâm Hoàn. Nếu nhiệt độc chưa thanh giải được lâu ngày gây tổn thương âm
dịch sinh chứng hư nhiệt (hư hỏa), cần tư âm thanh nhiệt dùng bài Tri bá địa
hoàng hoàn (Sinh địa, Hoài sơn, Sơn thù, Đơn bì, Bạch linh, Trạch tả, Tri
mẫu, Hoàng bá), hoặc bài Thanh Cốt Tán (Ngân Sài hồ, Miết giáp, Chích
cam thảo, Tần giao, Thanh hao, Địa cốt bì, Hồ hoàng liên, Tri mẫu).
+ Sơ Phong Giải Nhiệt: Khi phong nhiệt uất kết ở ngoài da, mọc nốt
như nốt sởi, ngứa gãi không dứt, đỏ quầng thành từng đám, sốt, rét, nặng
hơn thì chảy mủ dầm dề. Nên dùng phép sơ phong giải nhiệt làm chính, khư
thấp hoạt huyết làm phụ. Dùng bài Tiêu Phong Tán, Đương Quy Ẩm Tử.
+ Ôn Thông: là phép dùng các loại thuốc có tác dụng ôn kinh, thông
lạc, tán hàn hóa đờm, theo nguyên tắc điều trị "hàn giả nhiệt chi". Mụn nhọt
thuộc loại hư hàn thì chỗ nhọt bằng đầu nhưng sưng lan ra, mầu da không
đổi, không đỏ, không nóng, đau ê ẩm, mạch Trì Tế, như là chứng Phụ cốt
thư, chứng nhọt di chuyển Nên dùng phương pháp ôn kinh thông lạc.
Trên lâm sàng thường phân ra hai loại là Ôn Kinh Thông Dương và
Ôn Kinh Tán Hàn.
. Ôn Kinh Thông Dương dùng cho các chứng cơ thể hư hàn, đờm làm
tắc ở cân cốt, vùng bệnh đau nhức âm ỉ, sưng không rõ, không nóng, không
đỏ, miệng không khát, cơ thể mát, sợ lạnh, tiểu nhiều, nước tiểu trong, rêu
lưỡi trắng, mạch Trầm, gặp trong chứng lao xướng khớp (lưu đờm), viêm tắc
động mạch (thoát thư) lúc mới phát. Bài thuốc thường dùng là Dương Hòa
Thang (Thục địa, Bạch giới tử, Bào khương, Cam thảo, Lộc giác giao, Nhục
quế, Ma hoàng).
. Ôn Kinh Tán Hàn dùng cho chứng cơ thể hư, cảm phong hàn thấp ở
kinh lạc; vùng bệnh đau nhức tê dại, không nóng, không đỏ, gặp lạnh đau
tăng, rêu lưỡi trắng nhầy, mạch Trì Khẩn, thường gặp ở bệnh phong lúc bắt

đầu, chứng hàn thấp tý, thường dùng bài Quế Chi Gia Đương Quy Thang
(Quế chi, Bạch thược, Chích thảo, Sinh khtơng, Đại táo, Đương quy).
+ Khư Đờm: phép dùng thuốc tính hàn, vị mặn để hóa đờm, nhuyễn
kiên, làm tiêu tan khối u do đờm ngưng tụ. Vì đờm không phải là nguyên
nhân chính gây bệnh u nhọt nên khư đờm thường là phương pháp phối hợp,
cho nên có nhiều phép khư đờm như sơ phong hóa đờm, giải uất hóa đờm,
dưỡng vinh hóa đờm, v.v Bài thuốc thường dùng có Ngưu Bàng Giải Cơ
Thang (Ngưu bàng tử, Bạc hà, Kinh giới, Liên kiều, Chi tử, Đơn bì, Thạch
hộc, Huyền sâm, Hạ khô thảo), Hương Bối Dường Vinh Thang (Hương phụ,
Bối mẫu, Bạch truật, Đảng sâm, Phục linh, Trần bì, Xuyên khung, Thục địa,
Đương quy, Cát cánh, Cam thảo, Sinh khương, Đại táo), Tiêu Dao Tán hợp
Nhị Trần Thang.
+ Lý Thấp: là phép dùng thuốc táo thấp hoặc thấm thấp để trừ thấp tà.
Chứng ung nhọt do thấp tà gây nên thường kèm nhiệt, phong, thấp hoặc hàn
cho nên phép lý thấp thường cũng không dùng đơn độc mà thường dùng kết
hợp với các phép thanh nhiệt, trừ phong, tán hàn. Cho nên thường dùng các
phép thanh nhiệt lợi thấp, tán hàn hóa tháp, trừ thấp khu phong trong các
trường hợp ung nhọt do thấp nhiệt hoặc hàn thấp, phong thấp. Bài thuốc
thường dùng có Tỳ Giải Thấm Thấp Thang (Tỳ giải, Ý dĩ, Hoàng bá, Phục
linh, Đơn bì, Trạch tả, Hoạt thạch, Thông thảo), Ngũ Thần Thang (Phục
linh, Kim ngân hoa, Ngưu tất, Xa tiền, Tử hoa địa đinh), Long Đởm Tả Can
Thang (Long đởm thảo, Chi tử, Sài hồ, Hoàng cầm, Sinh địa, Trạch tả,
Đương quy, Xa tiền tử, Mộc thông, Cam thảo), Độc Hoạt Ký Sinh Thang.
+ Sơ Can Giải Uất: Vì lo nghĩ, uất giận, tình chí không được thoải
mái, thất tình uất kết gây nên. Thí dụ như vú sưng, thạch thư (hạch cứng ở
cổ gáy), thất vinh (hạch mọc trước và sau tai, trong gáy), tràng nhạc (lao
hạch), chỗ sưng cứng khác thường, mầu da không thay đổi, khó tiêu cũng
như khó vỡ. Phải dùng phương pháp sơ Can giải uất. Thường dùng bài Thư
Can Hội Kiên Thang.
+ Lý Khí: là phép dùng thuốc lý khí để thông lợi khí cơ, điều hòa khí

huyết, tiêu sưng, nhuyễn kiên, chỉ thống. Bệnh ngoại khoa phát sinh thường
do khí huyết ứ trệ. Khí và huyết là có quan hệ mật thiết cho nên phép hành
khí thường dùng kết hợp với thuốc hoạt huyết. Phép hành khí dùng cho các
chứng ngoại khoa do khí trệ, khí uất như các loại khối u cứng không đỏ,
không nóng, hoặc các khối u da căng mà bên trong mềm, thay đổi theo tình
chí tức giận, buồn phiền, như chứng Khí anh (bướu giáp thường), Nhũ tích
Bài thuốc thường dùng có Tiêu Dao Tán (Đương quy, Bạch thược, Sài hồ,
Bạch truật, Bạch linh, Cam thảo, Táo, Gừng), Kim Linh Tử Tán (Kim linh
tử, Huyền hồ).
+ Hòa Vinh: dùng thuốc có tác dụng điều hòa vinh huyết làm cho kinh
mạch lưu thông để cho ung nhọt tiêu sưng, giảm đau. Phép hòa vinh dùng
trong ngoại khoa tương đối rộng rãi, như dùng cho các chứng kinh lạc bị tắc,
huyết ứ ngưng trệ, chứng u nhọt sau khi sờ vẫn cứng, đau không giảm, các
nốt cục đỏ nhạt hoặc không đỏ hoặc xanh tím, các chứng ngoài da có huyết
ứ, có khối u, chứng dãn mao mạch, xơ cứng mạch… Bài thuốc thường dùng
có Đào Hồng Tứ Vật Thang (Đương quy, Thục địa, Bạch thược. Xuyên
khung, Đào nhân, Hồng hoa), Hoạt Huyết Tán Ứ Thang ( Đương quy, Xích
thược, Đào nhân, Đại hoàng, Xuyên khung, Tô mộc, Đơn bì, Chỉ xác, Qua
lâu nhân, Binh lang).
+ Thác: là phương pháp dùng các loại thuốc vừa có tác dụng bổ ích
khí huyết vừa làm thoát mủ ra ngoài để hỗ trợ cho chính khí tăng khả năng
tháo độc. Phép thác cũng gọi là phép Nội thác, phép Thác độc, phép Thác lý,
dùng cho chứng ung nhọt và thời kỳ làm mủ. Do sự thay đổi của chính khí
và tà khí trong quá trình diễn biến bệnh nên có 2 phép khác nhau:
a- Thấu Thác: Dùng cho chứng nhọt độc tà thịnh nhưng chính khí
khỏe, nhọt chưa vỡ hoặc đã vỡ nhưng mủ ra không thông lợi, trị chứng thực
như bài Thấu Nùng Tán (Đương quy, Sinh hoàng kỳ, Xuyên sơn giáp (sao),
Xuyên khung, Tạo giác thích).
b- Bổ Thác: Dùng cho chứng nhọt tà độc thịnh mà chính khí suy
không bài được độc ra ngoài, đầu nhọt không nhô lên mà chân nhọt tán ra

khó vỡ, khó làm mủ, hoặc sau khi vỡ rồi nước mủ loãng, nhọt cứng không
tiêu kèm theo tinh thần bệnh nhân lơ mơ, sắc mặt kém tươi nhuận, mạch Sác
vô lực. Thường dùng bài Thác Lý Tiêu Độc Tán (Nhân sâm, Hoàng kỳ,
Bạch truật, Bạch linh, Cam thảo, Xuyên khung, Đương quy, Bạch thược,
Bạch chỉ, Kim ngân hoa, Tạo giác thích, Cát cánh).
3. Phép Bổ: Dùng các loại thuốc có tác dụng bổo dưỡng cơ thể, giúp
cho chính khí mau hồi phục, ung nhọt chóng lành miệng. Thường đùng
trong giai đoạn cuối của chứng ung nhọt, nhiệt độc đã hết nhung tinh thần
còn mệt mỏi, nguyên khí suy yếu, nước mủ loãng, nhọt khó liền miệng. Tùy
tình hình hư nhược của cơ thể mà dùng phép bổ khác nhau. Nếu khí huyết
hư thì bổ khí huyết, nếu tỳ vị hư thì bổ tỳ hòa vị, can thận bất túc thì bổ ích
can thận. Trường hợp độc tà chưa hết thì phải thận trọng khi dùng phép bổ vì
sẽø làm cho tà khí bị lưu giữ lại và bệnh nặng hơn.
Phép bổ dùng trong ngoại khoa thường có mấy loại:
+ Bổ khí dưỡng huyết: Dùng trong các trường hợp nhọt đã vỡ hoặc lở
loét lâu ngày, nước mủ trong, loãng, miệng nhọt khó liền, mạch Hư, mệt
mỏi, hoặc các bệnh ngoại khoa khác có chứng khí huyết hư. Thường dùng
bài Bát Trân Thang.
+ Bổ Âm: dùng cho chứng âm hư như các chứng ung nhọt đã vỡ hoặc
chưa vỡ hoặc các chứng ngoại khoa khác. Các bệnh ngoại khoa mà có các
triệu chứng như sốt đêm, sốt về chiều, mồ hôi trộm, lòng bàn chân tay nóng,
lưng gối đau mỏi, hoa mắt, ù tai, mạch Tế Sác, lưỡi đỏ, ít rêu, thuộc chứng
thận âm hư đều có thề dùng bài Lục Vị Địa Hoàng Hoàn để tư âm, bổ thận.
+ Bổ Dương: các chứng ung nhọt lở loét khó làm mủ hoặc sau khi đã
vỡ mà xám đen hoặc khó mọc, tắc động mạch chi, co thắt động mạch đầu
chi, chân lạnh, mầu da tái nhợt, thích ấm, sợ lạnh, tiêu lỏng, tiểu nhiều lần,
lười nhợt, rêu trắng, mạch Trầm Tế Trì có triệu chứng dương hư, dùng bài
Quế Phụ Bát Vị Hoàn.
+ Dưỡng Vị: Thường dùng ở giai đoạn cuối của bệnh ung nhọt để
giúp hồi phục chức năng của tỳ vị. Trên lâm sàng thường dùng phương pháp

lý tỳ, hòa vị và thanh dưỡng vị âm.
Lý tỳ hòa vị dùng cho chứng tỳ vị hư nhược như chứng ung nhọt ăn
uống kém, tiêu lỏng, rêu lưỡi mỏng, chất lưỡi nhạt, dùng bài Hương Sa Lục
Quân Tử Thang. Phép thanh dưỡng vị âm dùng cho chứng vị âm bất túc như
như chứng ung nhọt nhiễm trùng huyết (Tẩu hoàng), đinh nhọt đầu lõm,
bỏng diện tích rộng miệng họng khô, chất lưỡi thon đỏ, mạch Tế Sác, dùng
bài Ích Vị Thang.
Nếu mụn nhọt trước khi chưa vỡ mà vì đau làm cho Tỳ Vị bị tổn
thương, người bệnh không muốn ăn uống, khi mủ vỡ thì bớt đau, khí của Tỳ
Vị dần dần phục hồi thì muốn ăn uống trở lại ngay, không cần dùng thuốc
bổ. Nếu bệnh nặng, thời gian bệnh kéo dài, khí của Tỳ Vị khó khôi phục
ngay thì cần dùng thuốc để điều lý. Tỳ Vị là nguồn gốc để sinh hóa khí
huyết, Tỳ Vị bình thường thì ăn uống được tốt, khí huyết cũng tự nhiên
mạnh lên. Thuốc thường dùng để điều bổ Tỳ Vị là: Hương Sa Lục Quân Tử
Thang, Ích Khí Dưỡng Vinh Thang Sau khi mụn nhọt đã vỡ mà Thận thủy
bị hư yếu, nên uống bài Lục Vị Địa Hoàng Hoàn. Thận dương hư, nên dùng
bài Kim Quỹ Thận Khí Hoàn.
B. Phép Trị Bên Ngoài
Phép trị bên ngoài là phép dùng thuốc và thủ thuật hoặc phối hợp một
số dụng cụ trực tiếp tác động lên vùng bị bệnh hoặc nơi nào đó bên ngoài cơ
thề để đạt mục đích điều trị.
Trong điều trị ngoại khoa thì phép trị bên ngoài kháquan trọng. Phép
trị bên ngoài không những là phép trị không thể thiếu được để phối hợp với
phép trị bên trong, giúp việc trị bệnh có hiệu quả cao mà đối với nhiều
trường hợp ung nhọt nhẹ chỉ cần dùng phép trị bên ngoài cũng đạt hiệu quả
tốt. Đối với bệnh ngoài da, chọn đúng thuốc không những giảm nhẹ đau khổ
cho người bệnh mà còn làm cho bệnh chóng lành, chứng trĩ nội, dò hậu môn
có thể dùng phép trị bên ngoài chữa khỏi bệnh. Trị bệnh bên ngoài cũng cần
biện chứng luận trị để chọn phương trị thích hợp. Phép trị bên ngoài có thể
chia làm 3 loại: phép trị dùng thuốc, phép trị bằng thủ thuật và trị bằng các

phương pháp khác.
1. Phép trị dùng thuốc: Có nhiều cách dùng thuốc bên ngoài.
+ Thuốc Đắp: Đắp thuốc tươi như hái lá tươi Bồ công anh, lá cây
Sống đời, v.v giã nát đắp lên vùng bệnh; dùng cho bệnh ung nhọt thuộc
chứng dương, chứng nhiệt.
+ Thuốc Dán: Là loại thuốc cao dùng để tiêu thủng, hút độc, trừ thịt
họa tử, giảm đau, sinh da non, thu miệng có nhiều loại cao khác nhau cho
nên khi áp dụng, cần hiểu rõ tính chất của từng loại. Thí dụ: Gia Vị Thái Ất
Cao dùng để thanh hỏa, tiêu thủng, hút mủ, sinh cơ, vì vậy đây là phương
thuốc cao thông dụng để trị khi nhọt mưng và vỡ. Thích hợp với chứng
dương và chứng nửa âm nửa dương. Bài Dương Hòa Giải Ngưng Cao thiên
về ôn nhiệt, bất kể nhọt đã vỡ hoặc chưa vỡ đều dùng được, nhưng chỉ hợp
với chứng âm hàn. Bài Hoàng Liên Cao có tác dụng thanh hỏa, nhuận táo, vì
vậy, mụn nhọt đã vỡ rồi mà lại sưng lên đau nhức thì rất hợp. Bài Sinh Cơ
Ngọc Hồng Cao chuyên trị thịt hoại tử, sinh cơ, là phương thuốc có có tác
dụng thu liễm rất hay của Ngoại khoa.
+ Thuốc Bao Vây: Mụn nhọt khi mới phát, sưng cứng thì dán cao cho
tiêu là đúng nhưng nếu mụn lan tỏa, không có chân, không thành khối u,
cứng, thì phải dùng thuốc bao vây. Vì tác dụng của thuốc bao vây có thể làm
cho ung độc thu lại, không lan rộng ra; Chứng nhẹ có thể tiêu đi, rồi khỏi.
Nếu độc khí đã kết tụ cũng có thể làm cho mụn nhọt thu nhỏ lại, sưng lên, dễ
mưng mủ, dễ vỡ ra. Vì vậy không chỉ dùng loại thuốc này khi mới phát mà
dù sau khi đã vỡ mủ mà chỗ sưng còn sót lại cũng cần dùng nó để làm tiêu
sưng. Tuy nhiên, cần dựa vào hàn nhiệt mà lựa chọn thuốc cho phù hợp.
Dương chứng: dùng bài Như Ý Kim Hoàng Tán.
Âm chứng: dùng bài Hồi Dương Ngọc Long Cao.
+ Cao Mềm: cũng gọi là cao dầu. Dùng cho chứng đinh nhọt loét,
bệnh ngoài da, loét xuất tiết, bệnh hậu môn. Các ung nhọt dương chứng
dùng Kim Hoàng Cao, Tam Hoàng Cao, Ngọc Lộ Cao, Hoàng Liên Cao.
Nhọt ung thuộc âm chứng dùng Hồi Dương Ngọc Long Cao; Lở loét dùng

Sinh Cơ Ngọc Hồng Cao…
+ Thuốc Tán Dạng Hồ: dùng bôi nhọt lúc sơ khởi, lúc làm mủ và lúc
vỡ mủ. Dương chứng dùng Kim Hoàng Tán, Tam Hoàng Tán Và Ngọc Lộ
Tán; Âm chứng dùng Hồi Dương Ngọc Long Tán; Bán âm bán dương dùng
Xung Hòa Tán. Lúc dùng lấy thuốc bột hòa với thuốc nước thành dạng hồ để
bôi. Trường hợp dương chứng, trộn với nước Cúc hoa, Ngân hoa lộ, nước
sôi để nguội Chứng bán âm bán dương dùng nước cốt của hành, gừng,
nước lá hẹ hoặc mật ong… Âm chứng thì dùng dấm hoặc rượu.
+ Thuốc Bột: lúc dùng có thể trộn với thuốc cao hoặc trực tiếp bôi lên
nhọt. Thuốc bột có nhiều loại, chỉ định điều trị rất rộng, bất cứ loại nhọt hay
loét cần dùng phương pháp tiêu tán, bài nùng, sinh cơ, thu miệng, cầm máu
đều có thể dùng loại thuốc bột. Tùy theo tác dụng, thuốc bột có các loại sau:
. Thuốc Tiêu Tán: có tác dụng thấm thấu và tiêu tán. Thuốc có thể rắc
lên cao dán, dán vào nhọt, có tác dụng hút độc từ sâu lên nông để tiêu độc.
Dùng cho chứng nhọt mới mọc, độ sưng gom nhỏ. Dương chứng dùng
Dương Độc Nội Tiêu Tán; Âm chứng dùng Âm Độc Nội Tiêu Tán, Quế Xạ
Tán.
. Thuốc Bài Nùng Khứ Hủ: có tác dụng làm thoát mủ và sạch chỗ loét.
Dùng cho chứng loét lúc mới phát, cùi mủ chưa rụng hoặc chưa đâỷ hết mủ
ra, chưa sinh cơ. Thường dùng Tiểu Thăng Đơn, Cửu Nhất Đơn, Bát Nhị
Đơn, Ngũ Ngũ Đơn.
. Thuốc Hủ Thực, Bình Nô: có tác dụng làm sạch các chất thối rữa,
làm cho đầy các cục thịt lồi, giúp cho các nhọt đã có mủ mà chưa vỡ hoặc
các chứng trĩ, lao hạch, mụn cóc, thịt lồi hoặc chứng nhọt đã vỡ nhưng
miệng quá nhỏ, miệng cứng, có thịt lồi làm trở ngại việc liền miệng. Thường
dùng Bạch Giáng Đơn, Bình Nô Đơn.
+ Thuốc Sinh Cơ, Thu Miệng: có tác dụng giải độc, thu liễm, giúp da
sinh trưởng nhanh, bôi thuốc giúp nhọt nhanh lành miệng, dùng trong trường
hợp nhọt đã hết mủ. Thường dùng Sinh Cơ Tán, Bát Bảo Đơn.
+ Thuốc Cầm Máu: có tác dụng thu sáp, cầm máu. Dùng bôi rắc vào

nơi chảy máu rồi băng lại. Thường dùng Ddaò Hoa Tán, Điền Thất Tán, Vân
Nam Bạch Dược…
+ Thuốc Rửa: Là các dùng thuốc nấu lấy nước, khi nước còn ấm
nóng, dùng để rửa, ngâm, bôi, đắp chỗ đau.
. Mụn nhọt mới sưng và khi sắp vỡ mủ: dùng bài Song Quy Tháp
Thủng Thang.
. Nhọt thuộc loại âm chứng không nổi lên được: dùng bài Ngải Nhung
Phu Pháp.
. Mụn nhọt đã vỡ dùng Trư Đề Thang, có khả năng làm cho đỡ đau.
. Các chứng lở loét, hắc lào, ngứa có thể dùng Khổ Sâm Thang để
rửa.
Cách chung:
. Bệnh ở chân tay: có thể dùng nước thuốc để ngâm.
. Bệnh ở lưng, bụng nên thấm rửa nhiều lần.
. Bệnh ở hạ bộ có thể dùng cách ngồi tắm.
+ Thuốc Cứu: Dùng phép cứu để trị bệnh ngoại khoa đã được mô tả
rất sớm trong sách Nội Kinh. Có cách chỉ dùng mồi ngải để cứu. Có thể
cuốn thành điếu ngải cứu, có khi cứu cách Gừng, Tỏi, Đậu xị dùng khi
mụn nhọt mới phát, có tác dụng sơ thông khí huyết, khai kết, tán độc, tạo
được tác dụng tiêu tan.
. Phụ Tử Bính Cứu thích hợp với mụn nhọt đã vỡ do hư hàn, vì khí
huyết hư hàn không thủ thu miệng nhọt lại được.
. Lôi Hỏa Thần Châm thích hợp với phong, hàn, thấp xâm nhập vào
kinh lạc.
. Tang mộc cứu (cứu bằng càng Dâu): hợp với những chứng âm, cứng
mà không vỡ được, không sinh da non, đau nhức không khỏi đều có thể
dùng được.
Tuy nhiên trường hợp dương chứng không nên cứu, sợ rằng dùng lửa
sẽ giúp nhiệt tăng. Đầu là nơi dương khí hội tụ, cổ gáy gần với họng cho nên
trên đầu và cổ gáy không nên dùng phép cứu.

+ Thủ Thuật Trị Liệu: Sử dụng các dụng cụ và thủ thuật để trị bệnh.
Thường có mấy loại sau:
. Rạch Da: Dùng dao nhọn, sắc, rạch nhọt để tháo mủ, độc ra ngoài,
hết đau và liền miệng là khỏi. Bất cứ loại nhọt nào, hễ xác định có mủ là đều
có thể dùng phương pháp này.
. Đốt: Dùng kim và dụng cụ đốt. Có thể dùng kim to, nung lửa rồi
chọc vào nhọt để cho mủ chảy ra. Thường dùng trong trường hợp viêm
xương tuỷ có mủ, lao xương khớp thuộc âm chứng, mủ ở sâu lớp cơ dầy
hoặc lỗ dò quá nhỏ, mủ không tháo ra. Hiện nay có nhiều loại dụng cụ đốt
điện, đốt bằng Laser… dùng trong trường hợp đứt mạch chảy máu, mụn cóc,
chứng pô líp, chứng loét có mộng thịt lồi khó lành.
. Chích Lể: dùng kim tam lăng chích cho máu chảy ra để giải độc.
Dùng cho các dương chứng cấp tính như Đơn độc, Hồng ty đinh (viêm mạch
bạch huyết cấp tính)
. Xâu Chỉ: dùng sợi chỉ tơ hoặc chỉ có thấm thuốc cho vào lỗ dò để
làm rộng hoặc cắt đứt thành lỗ dò giúp tháo mủ làm sạch mủ, dùng cho
chứng nhọt lâu ngày sinh lỗ dò.
. Thắt Chỉ: mục đích thắt chỉ là làm cho tổ chức bệnh lý không còn khí
huyết nuôi dưỡng sẽ chết và rụng đi và còn có tác dụng cầm máu, dùng cho
các chứng mụn cóc, trĩ, u lành Không nên dùng trong bệnh u máu, các loại
ung thư.
Ngoài 2 phương pháp chính trị bên ngoài trên đây, trong ngoại khoa
đông y còn dùng nhiều phương pháp khác như dẫn lưu tháo mủ, giác hút mủ,
xông hơi, ngâm rửa, châm cứu, y dùng trị bệnh tại chỗ có kết quả tốt, tùy
điều kiện mà chúng ta có thể dùng.

×