Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Rụng tóc khi còn trẻ potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.62 KB, 5 trang )

Rụng tóc khi còn trẻ


+ Em là nam, 28 tuổi, cách đây 03 năm em bi rụng tóc cho đến nay, số
lượng tóc rụng ngày càng nhiều (khoảng 40-70 sợi/ngày - làm nhiều đợt). Thường
rụng nhiều khi ngủ, khi tắm, khi chải tóc…
Đổ mồ hôi trên đầu nhiều (vùng trán, vùng đỉnh đầu) có phải nguyên nhân
không? Để tóc bị ướt có gây rụng tóc không?
Tóc và da đầu của em là da đầu nhờn. Em có đi khám và sử dụng thuốc
nước để xức nhằm làm giảm lượng tóc rụng và mọc tóc. Khi sử dụng em thấy
lượng tóc rụng giảm đáng kể nhưng khi ngưng không sử dụng thì tóc lại rụng dẫn
đến hói đầu, làm tóc ít đi. Tóc em rất mềm và chân tóc mỏng, hiện nay có xuất
hiện gàu đây có phải là nguyên nhân hay không, hay còn nguyên nhân khác là
bệnh lý? (Duc Duy)
- Theo bạn kể, đó là bệnh rụng tóc tăng tiết nhờn có các đặc điểm cụ thể
như sau:
+ Có tiền sử gia đình tăng tiết bã nhờn, rất hay gặp, đặc biệt ở nam giới
+ Các giai đoạn chính xác của rụng tóc: lúc đầu đơn thuần là vẩy phấn khô,
sau đó nhờn với vẩy bong dầy dính vào da đầu bã nhờn nhiều với rụng tóc vùng
thái dương như hình vịnh biển. Nặng hơn thì rụng tóc hầu như toàn bộ chỉ chừa lại
một vòng đỉnh chẩm (gọi là rụng tóc kiểu Hippocrat)
+ Sự hiện diện đồng thời của tiết bã nhờn ở mặt và vùng trước xương ức rất
hay gặp.
Việc điều trị gồm có:
Điều trị tại chỗ bằng sản phẩm và thuốc gội chống gầu bằng thuốc gội
chống nấm. Bằng thuốc bong vẩy (axit salicylic) bằng corticoide tại chỗ. Trường
hợp tiết bã nhờn nhiều có thể dùng nội tiết tố tại chỗ: Progestosol, Đelipoderan
Điều trị toàn thể: ít hiệu quả rõ rệt: Vitamine H, Axit amin có lưu huỳnh:
Gelucystine
Điều trị phẫu thuật: khi rụng tóc quá nặng thắt động mạch thái dương
phòng chống tăng tiết bã nhờn. Ghép chuyển vạt do yêu cầu thẩm mỹ. Người ta


lấy da đầu vùng chẩm đỉnh (chỗ còn tóc) để ghép lên vùng thái dương (bị hói)
Bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để được theo dõi và điều trị
chu đáo.
Rối loạn tâm thần
+ Tôi có một người bạn mắc các rối loạn tâm thần đã lâu (hơn 7 năm) đến
nay mới dám đi khám bệnh. Vì không có điều kiện đi khám ở BV Tâm thần trung
ương ở TP.HCM nên đến khám ở BV đa khoa tỉnh. Bạn tôi được chẩn đoán là rối
loạn khí sắc lưỡng cực (hưng trầm cảm) kết hợp nhiều rối loạn khác như: rối loạn
lo âu, rối loạn uất ức, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn sợ xã hội.
BS ra 2 loại thuốc : Zoloft 100mg/ngày, vitamin 3B ngày 2 viên. Bạn tôi rất
lo lắng về bệnh của mình nên chia sẻ với tôi. Tôi đã đọc rất nhiều tài liệu y học
nhằm giúp đỡ bạn tôi. Nay tôi xin TS tư vấn giúp tôi những câu hỏi sau: Thuốc
Zoloft có thể điều trị đa rối loạn như thế không? Trong đơn thuốc kèm theo thuốc,
nhà sản xuất ghi rất nhiều phản ứng phụ, nếu khi sử dụng gặp phải thì có tiếp tục
dùng thuốc không? Có thể dùng kèm thuốc khác để trị theo triệu chứng các phản
ứng phụ không? Tôi đọc trên trang web của Tổng hội Y Dược học VN thì thấy có
thông báo thuốc Zoloft (hoạt chất sertraline) có 219 trường hợp ghi nhận ở
Australia gây mất trí nhớ nhưng không thấy nói đến trong đơn thuốc kèm theo của
nhà sản xuất, xin cho biết thông báo này có xác thực không? Xin chân thành cảm
ơn quý báo! (Nguyễn Hữu Duy)
- Bệnh nhân mắc các rối loạn tâm thần đã 7 năm, nhưng đi khám ở BV đa
khoa tỉnh và được chẩn đoán có nhiều rối loạn thuộc về triệu chứng chứ chưa có
chẩn đoán xác định bệnh tâm thần. Vì vậy cần đi khám lại chuyên khoa tâm thần
để có chẩn đoán xác định.
Riêng về thuốc điều trị Sextraline hydrochlorida, xin trả lời như sau:
Sextraline hydrochlorida có công thức hóa học C17H27Cl2_Hcl = 342,7 là dẫn
xuất của naphtalene amine, có tác dụng ức chế chọn lọc trên serotorine nên có tác
dụng giống như fluoxetine. Đây là thuốc chống trầm cảm, uống làm một lần trong
ngày, bắt đầu bằng liều 50mg hàng ngày, nếu cần tăng dần cứ mỗi tuần tăng thêm
50mg, liều tối đa không quá 200mg và không dùng quá 8 tuần.

Không dùng cho trẻ dưới 16 tuổi, mẫn cảm với thuốc, phụ nữ có thai hoặc
cho con bú. Không có bằng chứng bản thân thuốc gây mất trí nhớ.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×