Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đáp án đề thi thử tôt nghiệp môn Địa 09-10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.81 KB, 4 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRÀ VINH
KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2010
Môn thi: ĐỊA LÝ – Trung học phổ thông
HƯỚNG DẪN CHẤM THI MÔN ĐỊA LÝ
A. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8,0 điểm)
Câu I . (3,0 điểm)
1. Đặc điểm chung của địa hình nước ta (2,0 điểm)
a. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp (0,5đ)
- Đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ , đồng bằng chiếm ¼ diện tích
- Điạ hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000 m ) chiếm tới 85% diện tích.
Địa hình cao (trên 2000 m) chỉ chiếm 1% diện tích .
b. Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng (0,75 đ)
- Điạ hình được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại và có tính phân bậc rõ
- Điạ hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam
- Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính :
+ Hướng Tây Bắc – Đông Nam
+ Hướng vòng cung
c. Địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa : (0,5 đ)
- Xâm thực mạnh ở vùng đồi núi
- Bồi tụ nhanh ở vùng đồng bằng hạ lưu sông
d. Địa hình chịu tác động của con người (0,25 đ)
2. Phương hướng giải quyết việc làm (1,0 điểm)
- Phân bố lại dân cư và lao động
- Thực hiện chính sách dân số , kế hoạch hóa gia đình
- Đa dạng hóa hoạt động sản xuất
- Tăng cường hợp tác quốc tế , thu hút vốn đầu tư , mở rộng sản xuất hàng hóa
xuất khẩu
- Xuất khẩu lao động , đa dạng hóa loại hình đào tạo
( Học sinh làm được 4/5 ý đạt điểm tối đa)
Câu II. Tính năng suất, vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích (2,0 đ )


1.Tính năng suất (0,5 đ)
Năm 1990 1995 1999 2003 2006 2007
Năng suất lúa (tấn/ha) 3,18 3,68 4,10 4,63 4,89 4,98
(Học sinh có thể tính năng suất theo đơn vị tạ/ha)
2 . Vẽ biểu đồ cột: 1,0 đ)
Yêu cầu: chính xác, có tên biểu đồ, số liệu đầu cột (1,0 đ). Mỗi trường hợp sai
hoặc thiếu trừ 0,25 đ
3. Nhận xét và giải thích (0,5 đ)
- Năng suất lúa nước ta tăng liên tục (DC)
- Năng suất lúa tăng do: áp dụng khoa học kĩ thuật trong sản xuất….
Câu III . (3,0 đ)
1. Tại sao trong khai thác rừng ở Tây Nguyên cần hết sức chú trọng khai thác
đi đôi với tu bổ và bảo vệ vốn rừng. Cho biết những biện pháp nhằm bảo vệ
rừng ở đây. (2,0 điểm)
a. Khai thác rừng ở Tây Nguyên chú ý khai thác đi đôi với tu bổ và bảo vệ vốn
rừng. (1,25đ)
- Là vùng có tài nguyên rừng giàu nhất cả nước: chiếm tới 36% diện tích đất có
rừng, 52% sản lượng gỗ khai thác, độ che phủ rừng là 60% diện tích lãnh thổ; trong
rừng có nhiều gỗ quí và chim thú quí (0,5 đ)
- Rừng còn có vai trò quan trọng về mặt sinh thái: bảo vệ nguồn nước, chống xói
mòn, lũ lụt (0,25 đ)
- Nạn phá rừng đang gia tăng làm giảm sút nhanh lớp phủ rừng và trữ lượng gỗ
quý,hạ mực nước ngầm vào mùa khô,môi trường sống của chim thú bị đe dọa (0,5).
b. Cho biết những biện pháp nhằm bảo vệ rừng ở đây. (0,75 đ)
- Khai thác hợp lí đi đôi với khoanh nuôi và trồng rừng mới (0.25 đ)
- Đẩy mạnh công tác giao đất giao rừng (0.25 đ)
- Phát triển công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản, hạn chế xuất gỗ tròn(0.25 đ)
2. So sánh cơ cấu sử dụng đất giữa Đồng bằng sông Hồng với Đồng bằng sông
Cửu Long. (1,0 điểm)
- Đồng bằng sông Cửu Long lớn hơn Đồng bằng sông Hồng về tỉ trọng các loại

đất: đất nông nghiệp (dẫn chứng), đất lâm nghiệp (dẫn chứng), đất chưa sử dụng và
đất khác (dẫn chứng)
- Đồng bằng sông Hồng lớn hơn Đồng bằng sông Cửu Long về tỉ trọng các loại
đất: đất chuyên dùng (dẫn chứng), đất ở (dẫn chứng)
B. PHẦN RIÊNG (2,0 đ)
Câu IVa. Sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp và quy mô sản
xuất giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên (2,0 điểm )
a. Khác nhau về sản xuất (1,0 đ )
- Tây Nguyên:
+ Trồng trọt: chủ yếu là cây công nghiệp lâu năm của vùng cận xích đạo (cà phê ,
cao su , hồ tiêu)…
+ Chăn nuôi: bò thịt, bò sữa
- Trung du và miền núi Bắc Bộ:
+ Trồng trọt: chủ yếu trồng cây công nghiệp có nguồn gốc ôn đới và cận nhiệt
(chè,…)…
+ Chăn nuôi: trâu, bò sữa, lợn
b. Khác nhau về qui mô (1,0 đ )
- Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ 2 của cả nước
- Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ 3 của
cả nước
Câu IVb. Khả năng và thực trạng phát triển sản xuất lương thực ở Đồng bằng
sông Cửu Long. (2, 0 điểm)
Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất nước ta, có nhiều điều kiện thuận
lợi để sản xuất lúa
- Khả năng: (0,75 đ)
+ Diện tích đất tự nhiên trên 4 triệu ha. Đặc biệt đất phù sa được bồi đắp thường
xuyên rất màu mỡ thích hợp với cây lúa
+ Khí hậu cận xích đạo, mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt thuận lợi cho
trồng lúa
+ Trở ngại lớn nhất của vùng là sự nhiễm phèn, nhiễm mặn trong lúc nước ngọt

không đủ vào mùa khô.
- Thực trạng (1,25 đ )
+ Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt gần 4 triệu ha…
+ Có 2 vụ lúa chính: vụ hè thu và vụ đông xuân
+ Năng suất lúa trung bình cả năm đạt 50,4 tạ/ha (2005)
+ Sản lượng lúa trung bình cả năm đạt 17 – 19 triệu tấn /năm(chiếm 50% sản
lượng lúa cả nước)
+ Bình quân sản lượng lúa theo đầu người trên 1000 kg (gấp 2 lần mức bình quân
trung bình cả nước)
Hết.

×