Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư đối với người phải qua khóa đào tạo nghề luật sư và đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư (thời gian tập sự đủ 18 tháng) doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.87 KB, 6 trang )

Cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư đối với người
phải qua khóa đào tạo nghề luật sư và đạt yêu cầu
kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư (thời
gian tập sự đủ 18 tháng)
Thông tin
Lĩnh vực thống kê:
Bổ trợ tư pháp
Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Bộ Tư pháp.
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:
Vụ Bổ trợ tư pháp.
Cơ quan phối hợp (nếu có):
Đoàn luật sư địa phương.
Cách thức thực hiện:
Qua Bưu điện Trụ sở cơ quan hành chính
Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ban Chủ nhiệm Đoàn
luật sư phải có văn bản đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư kèm theo hồ sơ
gửi Bộ Tư pháp; Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ cấp Chứng chỉ
hành nghề luật sư, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư.
Đối tượng thực hiện:
Cá nhân
TTHC yêu cầu trả phí, lệ phí:
Không
Kết quả của việc thực hiện TTHC:

Chứng chỉ hành nghề luật sư

Các bước
Tên bước Mô tả bước


1.

Nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư cho Ban
chủ nhiệm Đoàn luật sư nơi đăng ký tập sự;

2.

Đoàn luật sư xem
xét, đề nghị Bộ Tư
pháp cấp chứng
chỉ hành nghề
Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư xem xét và có văn bản đề
nghị Bộ Tư pháp cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư kèm
theo hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư;

Tên bước Mô tả bước

3.

Xem xét và cấp
chứng chỉ hành
nghề
Bộ Tư pháp xem xét, thẩm tra hồ sơ. Trong trường hợp
hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Bộ Tư pháp tiến hành cấp Chứng
chỉ hành nghề luật sư. Trong trường hợp hồ sơ chưa đầy
đủ, Bộ Tư pháp có thông báo bằng văn bản cho người
đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề luật sư. Trong trường
hợp từ chối cấp chứng chỉ hành nghề luật sư, Bộ Tư
pháp có văn bản thông báo và nêu rõ lý do cho Ban Chủ

nhiệm Đoàn luật sư và người đề nghị cấp chứng chỉ
hành nghề luật sư.


Hồ sơ
Thành phần hồ sơ

1.

Giấy đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư (có mẫu gửi kèm theo);

2.

Sơ yếu lý lịch (có mẫu gửi kèm theo);

3.

Phiếu lý lịch tư pháp (do Sở Tư pháp địa phương nơi đăng ký hộ khẩu

Thành phần hồ sơ

thường trú cấp);
4.

Bản sao Bằng cử nhân luật hoặc bản sao Bằng thạc sỹ luật (bản sao có chứng
thực);
Trong trường hợp, người có bằng tốt nghiệp đại học (hoặc bằng thạc sỹ)
chuyên ngành luật do cơ sở giáo dục đại học của nước ngoài cấp thì làm thủ
tục công nhận theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.


5.

Bản sao Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư (bản sao có chứng
thực);

6.

Bản sao Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư hoặc
thông báo kết quả kiểm tra hết tập sự hành nghề luật sư (bản sao có chứng
thực);

7.

Giấy chứng nhận sức khoẻ (được cấp tại cơ sở y tế cấp quận, huyện, thị xã,
thành phố trực thuộc tỉnh trở lên).

Số bộ hồ sơ:
Không có quy định cụ thể (thực tế là 02 bộ)
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Văn bản qui định

1.

Mẫu TP-LS-01 - Giấy đề nghị cấp Chứng chỉ
hành nghề luật sư.
Thông tư 02/2007/TT-BTP
ngày

2.

Mẫu TP-LS-02 - Sơ yếu lý lịch.

Thông tư 02/2007/TT-BTP
ngày

Yêu cầu
Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC:
Nội dung Văn bản qui định


1.

Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 của Luật
Luật sư:
- Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc;
- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật;
- Có phẩm chất đạo đức tốt;
- Có bằng cử nhân luật;
- Đã được đào tạo nghề luật sư;
- Đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư;
- Có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư.
Luật Luật Sư

Nội dung Văn bản qui định


2.

Người thuộc một trong những trường hợp sau đây thì
không được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư:
a) Đang là cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân
nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ

quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ
quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật
trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
b) Không thường trú tại Việt Nam;
c) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà
chưa được xoá án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội
phạm ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm
nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc
biệt nghiêm trọng do cố ý;
d) Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào
cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục hoặc quản chế hành
chính;
đ) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực
hành vi dân sự;
e) Những người quy định tại điểm a khoản 4 Điều 17
của Luật Luật sư bị buộc thôi việc mà chưa hết thời hạn
ba năm, kể từ ngày quyết định buộc thôi việc có hiệu
lực.
Luật Luật Sư


×